clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
Chứng nhận hệ thống , ISO 22000:2018 ,

Đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018

Đăng ngày 18/11/2021

ISO 22000:2018 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành để giúp các tổ chức, doanh nghiệp quy trình hóa các hoạt động trong chuỗi sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát, ngăn ngừa các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quả,… từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tạo ra thực phẩm an toàn giúp giảm giá thành, giảm sai lỗi, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm cơ sở cho phát triển bền vững.

Chứng nhận ISO 22000:2018 là gì?

Chứng nhận ISO 22000:2018 – Chứng nhận Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm là hoạt động tổ chức chứng nhận đánh giá một doanh nghiệp/tổ chức áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000. Nếu đạt yêu cầu sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực 3 năm.

Phiên bản hiện hành của tiêu chuẩn này là ISO 22000:2018 thay thế cho ISO 22000:2005 vào ngày 19/06/2018. Theo hướng dẫn của Diễn đàn công nhận quốc tế – IAF: thời hạn cuối để các doanh nghiệp chuyển đổi sang phiên bản ISO 22000:2018 là 29/06/2021.

Chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Chứng nhận ISO 22000:2018 đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp thực phẩm như thế nào?

ISO 22000:2018 chính là yếu tố quyết định đằng sau tất cả những sản phẩm thành công về chất lượng an toàn thực phẩm.

ISO 22000 không chỉ là công cụ bảo đảm an toàn thực phẩm, mà chứng nhận ISO 22000 còn được xem là bằng chứng chứng minh rằng đơn vị doanh nghiệp bạn có đủ khả năng sản xuất và kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn và đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật hiện hành.

Nếu không được chứng nhận ISO 22000, sản phẩm của bạn có thể sẽ bị “chìm nghỉm” trong đám đông những công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm. Khi đó, những khách hàng, đối tác sẽ không thể đủ tin tưởng để sử dụng sản phẩm mà bạn kinh doanh.

Áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, bạn có thể thay đổi điều đó! Có hai điều quan trọng bạn cần ghi nhớ nếu muốn thành công trong lĩnh vực thực phẩm:

Lợi ích của chứng nhận ISO 22000:2018

  • Thiết lập niềm tin với khách hàng
  • Duy trì danh tiếng cho thương hiệu

Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cũng giúp công ty bạn xác định được các rủi ro, mối nguy ảnh hưởng đến sản phẩm, đưa ra các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu hoặc loại bỏ, tạo ra hệ thống kiểm soát thống nhất, chặt chẽ ngay từ đầu, hỗ trợ việc truy xuất sản phẩm. Từ đó, công ty giảm được các chi phí do xử lý/thu hồi sản phẩm không đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật đưa ra cho sản phẩm.

Nếu không áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018, bạn đang bỏ lỡ một phần lớn thị trường cạnh tranh của mình.

Tham khảo: ISO 22000: đối tượng và các yêu cầu của ISO 22000

Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 của ICI

Chi tiết dịch vụ gồm có:

  • Đánh giá chứng nhận ISO 22000

Hoạt động đánh giá cấp chứng nhận ISO 22000 do ICI thực hiện đánh giá độc lập và trực tiếp xem xét phê duyệt cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.

  • Chứng nhận mở rộng phạm vi

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nếu có cần mở rộng phạm vi chứng nhận thì ICI sẽ tiến hành đánh giá mở rộng để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

  • Đánh giá giám sát hằng năm

Đánh giá giám sát hằng năm (không quá 12 tháng/lần) là hoạt động đánh giá trong thời gian hiệu lực của chứng nhận. Đánh giá giám sát cũng tương tự như đánh giá cấp chứng nhận lần đầu.

  • Tái chứng nhận ISO 22000

Hết hạn 3 năm hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000:2018, doanh nghiệp cần đăng ký tái chứng nhận để được đánh giá cấp chứng nhận mới.

Quy trình đánh giá chứng nhận của ICI

Đây là một trong những yếu tố tạo nên sự uy tín và chất lượng dịch vụ tại ICI, tối ưu quy trình hằng ngày để chuyên nghiệp hóa hơn trong cách làm việc.

Quy trình thực hiện chi tiết như sau:

Bước 1: Tiếp nhận, xem xét thông tin đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018

Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000:2018 với ICI.

Bước 2: Thương thảo, ký kết hợp đồng

Sau khi đăng ký, đánh giá viên của ICI sẽ thận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận.

Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận.

Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá

Đoàn đánh giá có trách nhiệm bám sát và thực hiện đánh giá yêu cầu Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018 theo kế hoạch, chương trình đánh giá đã được phê duyệt.

Báo cáo đầy đủ kết quả về trưởng đoàn đánh giá.

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 1 – đánh giá sơ bộ

Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu ISO 22000. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 22000, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh.

Bước 5: Đánh giá giai đoạn 2 – đánh giá Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào thực tế tại doanh nghiệp. Xác định các lỗ hổng có thể có trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018, phân tích những điểm không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có).

Bước 6: Đánh giá khắc phục (nếu có)

Theo các yêu cầu cần khắc phục của ICI, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. ICI sẽ theo dõi kế hoạch khắc phục các điểm không phù hợp.

Bước 7: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và ra quyết định cấp giấy

Kết thúc kiểm tra tại thực địa và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018.

Bước 8: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.

Bước 9: Đánh giá giám sát hằng năm

Tới thời hạn giám sát theo quy định, ICI thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.

Đây là tất cả những chia sẻ của chúng tôi về hoạt động đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 gửi đến bạn. Giờ bạn đã biết chứng nhận ISO 22000 là gì? Nó quan trọng đối với doanh nghiệp ra sao. Và chi tiết các bước thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018. Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể giúp ích bạn trong giai đoạn áp dụng và đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000 trong thời gian tới. Hãy liên hệ với ICI khi bạn có bất kỳ thắc mắc về chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng!

Bài viết cùng chủ đề:

Chứng nhận HACCP là gì? 8 bước cấp chứng nhận HACCP

7 nguyên tắc HACCP: Doanh nghiệp thực phẩm cần biết

Đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015

Dịch vụ liên quan