clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
ISO 22000:2018 , Chứng nhận hệ thống ,

ISO 22000: Đối tượng và các yêu cầu của ISO 22000

Đăng ngày 16/12/2021

ISO 22000 – Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm, đã tạo bước chuyển biến đáng kể về nhận thức trong việc nhận biết và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi cung ứng. Hiện nay, ISO 22000:2018 được biết đến như một công cụ hữu hiệu giúp các cơ sở chế biến thực phẩm đảm bảo được sản phẩm của mình an toàn đối với mọi người.

ISO 22000:2018

ISO 22000:2018 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 (gọi tắt là ISO 22000) quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đồng thời, ISO 22000 cũng tích hợp với nguyên tắc phòng ngừa mối nguy an toàn thực phẩm là HACCP. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 hiện đang được áp dụng rông rãi trên 150 nước, trong đó có Việt Nam.

Hiểu được khái niệm tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì rồi, có phải vấn đề bạn đang thắc mắc tiếp theo là: ISO 22000 áp dụng cho những đối tượng doanh nghiệp nào, tiêu chuẩn đưa ra những yêu cầu gì? và tầm quan trọng của chứng nhận ISO 22000:2018?

Hiểu được điều bạn cần, ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức về ISO 22000. Hãy cùng theo dõi nhé!

ISO 22000 áp dụng cho những đối tượng doanh nghiệp nào?

ISO 22000 là một tiêu chuẩn dành cho mọi doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi cung ứng thực phẩm. Tức là mọi doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đều có thể áp dụng ISO 22000 cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của cá nhân doanh nghiệp đó. Cụ thể:

  • Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi
  • Nông trại, trang trại, ngư trường
  • Đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm
  • Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm
  • Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ làm sạch và vệ sinh về thực phẩm
  • Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo quản và phân phối thực phẩm
  • Nhà cung cấp thiết bị, chất làm sạch, chất khử trùng, vật liệu bao gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm.

Các yêu cầu của hệ thống quản lý ISO 22000 doanh nghiệp cần đáp ứng

Trước tiên, doanh nghiệp cần tổ chức một nhóm các cá nhân đủ điều kiện để thành lập đội an toàn thực phẩm. Các thành viên phải được đào tạo và có đủ hiểu biết về những vấn đề liên quan trong công việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

Sau khi hướng dẫn doanh nghiệp lập đội an toàn thực phẩm, các đơn vị tư vấn chứng nhận ISO 22000 luôn tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với một hệ thống tài liệu tại chỗ và thủ tục cần thiết bao gồm:

  • Chính sách an toàn thực phẩm tổng thể được đưa ta cho toàn hoạt động của doanh nghiệp, được xây dựng dựng bởi lãnh đạo doanh nghiệp và truyền đạt tới các phòng ban, bộ phận, nhân viên.
  • Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khi được thiết lập sẽ thúc đẩy các nỗ lực tuân thủ chính sách.
  • Các chương trình tiên quyết hiệu quả tại chổ để tạo điều kiện ngăn ngừa và giảm chất ô nhiễm trong sản phẩm, quá trình chế biến sản phẩm và môi trường làm việc.
  • Tài liệu phân tích mối nguy và kế hoạch kiểm soát mối nguy phải được soạn thảo và phát triển để xác định, ngăn chặn và loại bỏ các mối nguy về an toàn thực phẩm.
  • Hệ thống quy trình liên quan tới quản lý an toàn thực phẩm đều được lập thành văn bản truyền đạt tới toàn tổ chức để vận hành việc kiểm soát mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.
  • Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để xác định sản phẩm.
  • Thiết lập một hệ thống hành động khắc phục và kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
  • Duy trì một thủ tục được ghi chép để xử lý việc thu hồi sản phẩm.
  • Kiểm soát các thiết bị giám sát và đo lường.
  • Thiết lập và duy trì đánh giá nội bộ.
  • Cần có kế hoạch ứng phó và xử lý các tình huống khẩn cấp.
  • Tổ chức các cuộc họp đánh giá quản lý định kỳ để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Liên tục cập nhật và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Cung cấp đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bằng các hoạt động đào tạo nhân viên, đầu tư cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc phù hợp.

Tầm quan trọng của chứng nhận ISO 22000:2018?

Chứng nhận ISO 22000 là chứng chỉ có giá trị quốc tế, nó như một lời cam kết của doanh nghiệp trong việc kiểm soát các mối nguy hiểm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng…

Giá trị của chứng nhận ISO 22000 có thể được thể hiện dưới các khía cạnh sau:

  • Chứng minh cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được triển khai nhằm chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Chứng nhận ISO 22000 như một bằng chứng về an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm.

  • Nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong quản lý thực phẩm

Doanh nghiệp sẽ bắt đầu quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn đối với các vấn đề: Quản lý nguyên vật liệu đầu vào; quản lý kế hoạch sản xuất; quản lý kho; quản lý nhân sự sản xuất; quản lý thành phẩm; quản lý về điều kiện nhà xưởng; quản lý dụng cụ sản xuất….
Từ đó, doanh nghiệp sẽ dần cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý chung cho doanh nghiệp.

  • Yêu cầu bắt buộc khi tham gia đấu thầu; cung cấp thực phẩm trường học; khu công nghiệp

Hiện nay, để chứng minh năng lực khi tham gia một số dự án đấu thầu. Doanh nghiệp cần có một số giấy tờ liên quan đến lĩnh vực mình hoạt động.

Giấy cơ sở đủ điều kiện; Giấy phép con; Giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn. Giấy chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP trong lĩnh vực thực phẩm.

Giấy chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế Giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Căn cứ theo Điều 12: Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm – Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định. Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP). Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

Bài viết cùng chủ đề:

Dịch vụ liên quan