clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH ICI

Một nền tảng vững bền và tin cậy!

ICI là đối tác giúp bạn cải thiện doanh nghiệp. Với chuyên môn của mình, chúng tôi chuyển giao kiến thức thông qua các công cụ nâng cao hiệu suất, cung cấp thông tin và đào tạo liên tục; chúng tôi giúp khách hàng tuân thủ quy định; đánh giá các quy trình, thủ tục và sản phẩm của khách hàng; đồng thời hỗ trợ cho khách hàng biện pháp đối phó với thách thức hiệu quả nhất.

Giới thiệu

ICI là Tổ chức chứng nhận được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép đăng ký hoạt động chứng nhận trong lĩnh vực chứng nhận hệ thống quản lý theo TCVN ISO 22000/ISO 22000, HACCP/TCVN 5603 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định ICI là Tổ chức chứng nhận VietGAP Trồng trọt ICI được Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT chỉ định chứng nhận hữu cơ - Organic: Chè hữu cơ; Gạo hữu cơ; Các sản phẩm trồng trọt hữu cơ khác ICI được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN chỉ định được phép chứng nhận ISO 9001, ISO 14001

CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN

  • Bước chân vào thị trường mới
  • Phát triển bền vững
  • Tăng độ tin cậy
  • Đơn giản hóa hoạt động kinh doanh
  • Nâng cao hiệu quả
  • Quản lý rủi ro

99+ KHÁCH HÀNG ĐÃ THÀNH CÔNG CÙNG ICI

CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH TẠI ICI CÓ GÌ TỐT VÀ UY TÍN?

Nhân sự của chúng tôi

Thế mạnh của chúng tôi được xây dựng trên kinh nghiệm, kỹ năng và sự nhiệt tình của đội ngũ chuyên gia và nhà lãnh đạo cấp cao. Qua mỗi dự án chúng tôi học hỏi, trau dồi và tìm kiếm tri thức mới để vững vàng hơn, trưởng thành hơn, trở thành những chuyên gia hàng đầu.

Sự công nhận của chúng tôi

ICI là tổ chức chứng nhận hợp pháp được chỉ định bởi Bộ Khoa học Công nghệ. Chúng tôi đã được đánh giá theo các tiêu chuẩn quốc tế công nhận và hoạt động ở mức tối đa về chất lượng dịch vụ - cung cấp sự đảm bảo chứng nhận một cách đáng tin cậy và khách quan.

Bài bản trong quy trình

ICI thực hiện quy trình hóa kế hoạch đánh giá cho từng giai đoạn, chuyên gia đánh giá, thời gian, thông tin chi tiết về chương trình đánh giá khi thực hiện đánh giá.

Dịch vụ uy tín

Toàn bộ đội ngũ nhân viên của chúng tôi thấu hiểu một điều rằng thành công của chúng tôi nằm trong những giá trị mà chúng tôi đem lại cho khách hàng. Chính vì lẽ đó chúng tôi luôn cam kết mang lại cho khách hàng những giá trị nhiều hơn sự mong đợi.

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN TẠI ICI

Quy trình là một trong những yếu tố tạo nên sự uy tín và chất lượng dịch vụ tại ICI, hiểu được điều này, ICI tối ưu quy trình hằng ngày để chuyên nghiệp hóa hơn trong cách làm việc.

Tiếp nhận yêu cầu đăng ký chứng nhận
Xem xét hồ sơ/ phạm vi chứng nhận
Ký kết hợp đồng đăng ký chứng nhận
Xây dựng kế hoạch đánh giá
Tiến hành đánh giá hồ sơ (giai đoạn 1)
Tiến hành đánh giá thực địa (giai đoạn 2)
Thẩm xét hồ sơ đánh giá
Quyết định cấp chứng nhận
Giám sát sau chứng nhận

Đăng ký chứng nhận

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Nhi Tran | 12/10/2024

ICI đánh giá và cấp chứng nhận ISO 22000 cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nhà Yến Việt Nam

ICI đã đánh giá và trao chứng nhận ISO 22000:2018 cho Công Ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Nhà Yến Việt Nam (Nhà Yến Việt Nam), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển của doanh nghiệp. Đây không chỉ là sự công nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Nhà Yến Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, mà còn là bước đệm củng cố vị thế của công ty trong ngành công nghiệp thực phẩm. Công Ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Nhà Yến Việt Nam có trụ sở tại Số 2/123 đường Phan Đăng Lưu, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Nhà Yến Việt Nam là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành yến Việt Nam, mang đến cho bạn những trải nghiệm thượng hạng với dòng sản phẩm cao cấp từ tự nhiên. Chuyên sản xuất yến (yến hũ) với công thức chưng truyền thống kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ thanh trùng. Các sản phẩm điển hình của Nhà Yến Việt Nam như: Yến chưng sẵn, Yến chưng 25%, Yến tinh chế, Yến nguyên chất,... Với tình yêu cùng lòng trân trọng đặc sản quý giá của tỉnh Ninh Thuận, những người công nhân tại Nhà Yến Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và kiên trì trong nghề yến. Họ mang đến những tổ yến tinh khiết, như món quà thiên nhiên từ chim yến dành cho cuộc sống. Các sản phẩm của Nhà Yến Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế trên thị trường và chiếm trọn niềm tin của khách hàng, luôn giữ vững cam kết về chất lượng vì sức khỏe cộng đồng. ISO 22000:2018 Tiêu chuẩn quan trọng trong ngành Công nghiệp thực phẩm Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng. Việc được cấp giấy chứng nhận ISO 22000 là một bước ngoặt quan trọng đối với Công ty Nhà Yến Việt Nam, khi doanh nghiệp đã chứng minh được khả năng duy trì một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả và minh bạch. Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm của Công ty Nhà Yến Việt Nam luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất, mang lại sự tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng và người tiêu dùng. Nhận thức được mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng chính là chất lượng sản phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như xây dựng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, Nhà Yến Việt Nam đã sớm có kế hoạch triển khai xây dựng hệ thống quản an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế hướng đến sự kiểm soát an toàn thực phẩm cao nhất hiện nay là ISO 22000:2018. Trong thời gian hợp tác cùng Nhà Yến Việt Nam, Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI đã thực hiện việc theo dõi, đánh giá khách quan qua từng giai đoạn đối với quá trình thực hiện theo các quy trình của tiêu chuẩn ISO 22000 tại Nhà Yến Việt Nam. Và vào ngày 05/10/2024 Nhà Yến Việt Nam đã xuất sắc đạt được chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018. Đại diện Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI đã trao giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cho đơn vị, đây là bước đổi mới trong quản lý hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Nhà Yến Việt Nam. [caption id="attachment_3560" align="alignnone" width="730"] ICI đánh giá và cấp chứng nhận ISO 22000:2018 cho Nhà Yến Việt Nam[/caption] Phía ICI cũng chia sẻ những cơ hội hiện nay của ngành yến, yến sào được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây chính là cơ hội rất lớn để Nhà Yến Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp Nhà Yến Việt Nam nhanh chóng được tiếp cận thị trường lớn hàng đầu thế giới. Xin gửi lời cảm ơn Công Ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Nhà Yến Việt Nam đã tin tưởng, lựa chọn ICI là đơn vị đánh giá chứng nhận và chúng tôi tin rằng với chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, sẽ ngày càng phát triển và khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường.

Nhi Tran | 04/10/2024

Bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí với bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Hệ thống quản lý môi trường cung cấp cho tổ chức/doanh nghiệp khuôn khổ để bảo vệ môi trường và ứng phó với các thay đổi của điều kiện môi trường cân bằng với nhu cầu về kinh tế xã hội. Một cách tiếp cận có hệ thống đến quản lý môi trường có thể cung cấp cho cấp quản lý cao nhất thông tin để xây dựng thành công trong thời gian dài và tạo ra các lựa chọn để đóng góp cho sự phát triển bền vững. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015 mang đến tổ chức một khuôn khổ để bảo vệ môi trường và ứng phó với các điều kiện môi trường biến đổi cân bằng với nhu cầu về kinh tế - xã hội. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho phép một tổ chức đạt được kết quả dự kiến đặt ra đối với hệ thống quản lý môi trường của mình. Cách tiếp cận có hệ thống để quản lý môi trường có thể cung cấp cho cấp quản lý cao nhất các thông tin để xây dựng thành công trong thời gian dài và tạo ra các lựa chọn để đóng góp vào sự phát triển bền vững. Tiêu chuẩn này cũng như các tiêu chuẩn khác, không nhằm mục đích nâng cao hoặc thay đổi các yêu cầu pháp lý của tổ chức. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, loại hình, bản chất và vận dụng vào các khía cạnh môi trường nảy sinh từ các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ do một tổ chức xác định mình có thể kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng có cân nhắc đến quan điểm về vòng đời. Tiêu chuẩn không nêu ra các chuẩn mực cụ thể về kết quả hoạt động môi trường. 5 bước triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2015 như sau: Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy, chính sách cần phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Đây là giai đoạn đầu của cấu trúc Hệ thống quản lý môi trường, là nền tảng để xây dựng và thực hiện ISO 14001. Chính sách môi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ. Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường Đây là giai đoạn Lập kế hoạch trong chu trình PDCA: Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Đánh giá. Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt được sự tuân thủ các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm: Xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ, các yêu cầu này có thể bao gồm: các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương. Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần xác định các khía cạnh môi trường trong phạm vi Hệ thống quản lý môi trường của mình, có tính đến đầu vào và đầu ra. Đây là hoạt động rất quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng ISO 14001:2015. Khi xác định khía cạnh môi trường cần tính đến các hoạt động, quá trình kinh doanh có liên quan đến khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại… hay các vấn đề về ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước mặt, môi trường đất và nước ngầm… sử dụng nguyên liệu thô và nguồn tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng xung quanh. Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. Mỗi chương trình cần mô tả cách thức tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình này. Bước 3: Thực hiện và điều hành Giai đoạn thứ ba của mô hình cung cấp các công cụ, quy trình và nguồn lực cần thiết để vận hành Hệ thống quản lý môi trường một cách bền vững. Giai đoạn thực hiện và điều hành đưa ISO 14001 vào hoạt động. Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên khi hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm: Cơ cấu và trách nhiệm: Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì Hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các nguồn lực cần thiết; Năng lực, đào tạo và nhận thức: Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy; Thông tin liên lạc: Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài nhằm tiếp nhận và phản hồi các thông tin về môi trường và phổ biến thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan. Các thông tin này thường bao gồm: luật định mới, thông tin của các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh và phổ biến thông tin về hệ thống quản lý môi trường tới người lao động; Tài liệu của ISO 14001 có thể bao gồm: sổ tay, các quy trình và hướng dẫn sử dụng. Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản và các hướng dẫn công việc. Nếu tổ chức đã áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001, có thể kết hợp 6 quy trình cơ bản của ISO 9001 với ISO 14001; Kiểm soát điều hành: Thực hiện các quy trình điều hành (hướng dẫn công việc để kiểm soát các khía cạnh môi trường quan trọng của các quá trình sản xuất và hoạt động khác mà đã được tổ chức xác định. Tổ chức cần lưu ý đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến hoạt động và sản phẩm của các nhà thầu và nhà cung cấp; Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp: Thực hiện các quy trình nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và giảm thiểu tác động nếu tình trạng đó xảy ra (ví dụ: cháy nổ, rò rỉ các nguyên vật liệu nguy hại). Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục Giai đoạn thứ tư của mô hình thể hiện hoạt động vận hành của hệ thống HTQLMT, đây là giai đoạn xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai đoạn khác. Giai đoạn thể hiện bước Kiểm tra trong chu trình PDCA. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm: Giám sát và đo: Tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với tiêu chí đã đặt ra, định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của mình. Đánh giá sự tuân thủ: Tổ chức cần chứng minh rằng tổ chức đã đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật đã định rõ. Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa: Thực hiện các thủ tục nhằm đưa ra hành động khắc phục và phòng ngừa phù hợp khi xảy ra những sự không phù hợp của HTQLMT như các vấn đề về kiểm soát quá trình, không tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật, sự cố về môi trường. Hồ sơ: thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của HTQLMT, các hồ sơ có thể bao gồm: hồ sơ về giám sát quá trình; hồ sơ về nhà thầu và nhà cung cấp, hồ sơ về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường, hồ sơ pháp luật… Đánh giá HTQLMT: thực hiện thủ tục đánh giá HTQLMT và các hoạt động của tổ chức nhằm xác nhận sự tuân thủ với HTQLMT và với tiêu chuẩn ISO 14001. Cần báo cáo kết quả đánh giá tới lãnh đạo cấp cao. Thông thường chu kỳ đánh giá là một năm/1 lần nhưng tần suất có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các hoạt động. Bước 5: Xem xét của lãnh đạo Là giai đoạn thứ năm và là giai đoạn cuối của mô hình liên quan đến hoạt động xem xét của lãnh đạo về HTQLMT. Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới HTQLMT và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này gồm: Đảm bảo tính phù hợp liên tục của ISO 14001; Xác định tính đầy đủ; Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống; Tạo điều kiện cải tiến liên tục Hệ thống quản lý môi trường, các quá trình và thiết bị môi trường… Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá trình áp dụng Hệ thống quản lý môi trường cũng như kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được và cần phải thay đổi những gì. Giai đoạn này là bước Đánh giá trong chu trình PDCA.

Nhi Tran | 19/09/2024

ICI trao chứng nhận Hữu cơ cho sản phẩm Nhãn (Thanh nhãn) Liên Xương

Ngày 28/02/2024 tại thành phố Châu Đốc,  An Giang, Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI đã trao chứng nhận Hữu cơ Việt Nam cho Hộ kinh doanh Liên Xương, sản phẩm Nhãn (Thanh nhãn) phù hợp TCVN 11041-2:2017 Tiêu chuẩn Hữu cơ Việt Nam, phần 2: Trồng trọt hữu cơ. Hộ kinh doanh Liên Xương có địa chỉ tại Tổ 11, đường Lê Hồng Phong, xã Vĩnh Châu, tp. Châu Đốc, tỉnh An Giang. Thanh nhãn là một loại quả đặc sản của tỉnh An Giang, nổi bật với vị ngọt thanh, hương thơm đặt trưng và giá trị dinh dưỡng cao. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp, ở thành phố Châu Đốc, An Giang, cây thanh nhãn được trồng trên diện tích lớn. Hiện nay, Hộ kinh doanh Liên Xương có hơn 5ha nhãn sản xuất theo hướng hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ mang lại nhiều thành công đáng kể Nắm bắt xu hướng hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ mang lại nhiều thành công đáng kể, Hộ kinh doanh Liên Xương đã xây dựng và áp dụng phương pháp canh tác nhãn hữu cơ trên diện tích hơn 5 ha. Mô hình này đã giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra các thị trường khó tính. Việc cải tiến kỹ thuật trồng nhãn theo hướng hữu cơ không chỉ mang lại lợi ích cho người sản xuất, sự an toàn cho người tiêu dùng, mà chất lượng quả nhãn còn được nâng tầm, thơm ngon hơn. Xem thêm: Đạt chứng nhận hữu cơ: Mở rộng cơ hội thị trường ICI cấp chứng nhận Hữu cơ cho Hộ kinh doanh Liên Xương, phạm vi sản phẩm: Thanh nhãn Phát biểu tại buổi lễ trao chứng chỉ, ông Nguyễn Văn Chung Giám đốc Công ty ICI chúc mừng Hộ kinh doanh Liên Xương đã nỗ lực để đạt được chứng nhận Hữu cơ Việt Nam. Đồng thời, mong muốn Hộ kinh doanh Liên Xương tiếp tục áp dụng các quy trình quản lý, ứng dụng khoa học kỹ thuật để mở rộng vùng trồng, duy trì chất lượng sản phẩm cũng như các chứng nhận mà cơ sở đã đạt được.