clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
Chứng nhận hệ thống , ISO 9001:2015 ,

Quy trình đánh giá cấp chứng nhận ISO 9001:2015 (Update 2024)

Đăng ngày 18/12/2021

Chứng nhận ISO 9001:2015 hay Hệ thống quản lý chất lượng là những khái niệm không mấy xa lạ với các nhà quản trị doanh nghiệp.

Những gì chúng ta thường nghe về ISO 9001 là nhiệm vụ quản lý hệ thống chất lượng cho một doanh nghiệp một cách có hệ thống, giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu luật định và quy định hiện hành.

Tuy nhiên, cách thức hoạt động của ISO 9001:2015 ra sao và có tầm ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động quản lý chất lượng của doanh nghiệp không phải là điều mà ai cũng biết.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

ISO 9001:2015 là gì?

ISO 9001 (viết tắt ISO 9001:2015) Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

ISO 9001 là một hệ thống quản lý chất lượng được thừa nhận và công nhận trên toàn thế giới. Đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loại hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ.

Khái niệm ISO 9001 là gì?

Hiện nay, đối với ngành vật liệu xây dựng và sản xuất phân bón là 2 lĩnh vực có yêu cầu bắt buộc phải được cấp chứng nhận ISO 9001:2015 trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Chứng nhận ISO 9001:2015 là gì?

Đánh giá chứng nhận ISO 9001 là bước cuối cùng trước khi doanh nghiệp bạn nhận được chứng chỉ ISO 9001. Tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng mà bạn đã triển khai cùng với tài liệu liên quan để xem liệu bạn có đáp ứng tất cả các yêu cầu của ISO 9001 hay không.

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể nâng cao uy tín của tổ chức bằng cách cho khách hàng thấy rằng các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức đó đáp ứng được mong đợi.

5 lý do để bạn đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015

Trong những năm qua, đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi các tổ chức/doanh nghiệp đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cấp chứng nhận ISO 9001. Điều này cho thấy rằng lợi ích của ISO 9001 đem lại cho doanh nghiệp rất lớn.

Vậy những lợi ích đó là gì?

Lợi ích # 1: Áp dụng ISO có thể xác định rủi ro và cơ hội

  • Tiêu chuẩn ISO 9001 buộc bạn phải xem xét chi tiết các quy trình, hệ thống, con người và hoạt động kinh doanh của mình để đảm bảo rằng tất cả tuân thủ bộ tiêu chuẩn ISO 9001 mà bạn đang áp dụng.
  • Quá trình xem xét này không chỉ cho phép bạn phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn và các lỗ hổng hiện tại, mà còn cho phép bạn xác định các cơ hội để cải tiến và các lĩnh vực để phát triển.
  • Toàn bộ quá trình này chắc chắn sẽ dẫn đến việc ra quyết định tốt hơn, cải thiện hiệu suất, hoạt động hiệu quả hơn, lập kế hoạch hiệu quả hơn và mối quan hệ lành mạnh hơn với khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp.

Lợi ích # 2: Áp dụng ISO 9001 có thể ngăn chặn các vấn đề tái phát

  • Trong hầu hết các trường hợp, để vượt qua cuộc đánh giá ISO 9001, bạn sẽ cần cung cấp cho các chuyên gia đánh giá ISO hồ sơ chi tiết mà bạn xây dựng và đã ứng dụng vào thực tế.
  • Để làm được điều này, bạn cần chi tiết mọi vấn đề bạn gặp phải, nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đó là gì và giải pháp lâu dài nào bạn đã đưa ra để ngăn nó tái diễn.
  • Cách tiếp cận này sẽ dẫn đến ít lãng phí hơn, chất lượng tốt hơn và chi phí thấp hơn.

Lợi ích # 3: Áp dụng ISO 9001 sẽ thúc đẩy các nỗ lực tiếp thị và bán hàng

Nhận định của các công ty được chứng nhận ISO cho rằng doanh số bán hàng của họ tăng 65% so với các công ty không được chứng nhận. Các công ty không được chứng nhận chỉ có doanh số tăng 46%.

Tại sao lại như vậy?

  • Việc vượt qua đánh giá và được cấp chứng chỉ ISO 9001 chứng minh với khách hàng tiềm năng rằng các sản phẩm của bạn đã được tổ chức chứng nhận xác nhận đảm bảo an toàn.
  • Chứng nhận ISO 9001 mang lại lợi ích cho các công ty và bảo vệ người tiêu dùng bằng cách đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, độ tin cậy và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Lợi ích # 4: Áp dụng ISO 9001 có thể nâng cao hiệu suất của nhân viên

  • Bắt đầu quá trình áp dụng ISO 9001 bạn phải có kế hoạch thu hút sự tham gia của toàn bộ nhân viên. Cho nhân viên của bạn thấy rằng bạn cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, tạo ra cách làm việc hiệu quả nhất và sản xuất các sản phẩm chất lượng cao nhất.

Lợi ích # 5: Đ Áp dụng ISO 9001 giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về doanh nghiệp của mình

  • Tiêu chuẩn ISO 9001 yêu cầu bạn theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá hiệu quả của tất cả các quy trình, con người, hệ thống và thủ tục của bạn. Mức độ giám sát này giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn và kiểm soát được hiệu suất và hướng đi của doanh nghiệp, đồng thời sẽ cho phép bạn đưa ra các quyết định tốt hơn, sáng suốt hơn.

03 Điều kiện để doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 9001:2015

Thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015

  • Để đạt được chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản lý của mình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Nói một cách đơn giản, bạn sẽ phải xây dựng một bộ hồ sơ tài liệu ISO 9001 bao những tài liệu, quy trình, hướng dẫn… đảm bảo theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO.
  • Việc xây dựng và áp dụng ISO 9001:2015 là một quá trình triển khai tương đối mất nhiều thời gian. Thông thường sẽ từ 6 – 9 tháng cùng nhiều nhân sự tham gia.
  • Để làm được thành công, doanh nghiệp có thể tự mình tìm hiểu, tự xây dựng và áp dụng ISO 9001. Phù hợp đối với doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự có hiểu biết về ISO. Đội ngũ này có thời gian và được chuyên môn về ISO 9001.
  • Nếu doanh nghiệp không có đội ngũ trên, doanh nghiệp nên tìm các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Các tổ chức tư vấn sẽ đồng hành cùng với doanh nghiệp trong việc đào tạo, xây dựng và áp dụng các quy trình, biểu mẫu.
  • Kết quả của bước này là doanh nghiệp có một bộ tài liệu hồ sơ hệ thống quản lý phù hợp theo tiêu chuẩn ISO.

Thứ hai: Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận.

  • Sau khi doanh nghiệp đã có một hệ thống quản lý tốt. Doanh nghiệp có các bằng chứng chứng minh về sự phù hợp của mình.
  • Đồng thời, doanh nghiệp đã thực hiện tự đánh giá nội bộ doanh nghiệp mình. Các hành động khắc phục và cải tiến được thực hiện.
  • Doanh nghiệp sẽ trao đổi với Tổ chức chứng nhận về việc thực hiện cuộc đánh giá chứng nhận.
  • Đây là bước quan trọng để danh nghiệp có thể đạt được chứng nhận ISO 9001. Hay chính là Giấy chứng nhận ISO 9001:2015.

Thứ ba: Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO

  • Doanh nghiệp có được giấy chứng nhận ISO 9001 là kết quả ban đầu. Một số sai lầm của doanh nghiệp sau khi đã giấy chứng nhận đã không duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của mình.
  • Điều này có thể dẫn tới việc doanh nghiệp hoạt động trì trệ và không hiệu quả. Ngoài ra, có thể doanh nghiệp sẽ không đạt được yêu cầu khi đánh giá giám sát sau 12 tháng. Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001 không còn nữa.
  • Do vậy, sau khi đạt được chứng nhận ISO 9001 doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống.
  • Trên đây là những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt được giấy chứng nhận ISO 9001. Doanh nghiệp cần thực hiện đúng và đủ các nội dung trên để chứng chỉ 9001 luôn có hiệu lực.

Quy trình đánh giá, cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015

Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015

Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký cấp chứng nhận ISO 9001:2015 với tổ chức chứng nhận.

Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng

Sau khi đăng ký, đánh giá viên của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Quá trình đánh giá có thể mất đến một tuần, tùy thuộc vào quy mô của tổ chức.

Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận.

Bước 3: Đánh giá sơ bộ – đánh giá hồ sơ

Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu ISO 9001:2015. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001:2015, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh.

Bước 4: Đánh giá chứng nhận – đánh giá thực địa

Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng vào thực tế tại doanh nghiệp. Xác định những điểm sai sót trong hệ thống quản lý  chất lượng ISO 9001:2015, phân tích những điểm không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có).

Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có)

Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục.

Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

Kết thúc đánh giá ứng dụng thực tế tại doanh nghiệp và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015.

Bước 7: Cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.

Bước 8: Giám sát sau chứng nhận

Giấy chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp).

Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.

Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.

Trên đây là bài viết chi tiết về chứng nhận ISO 9001:2015, hi vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong quá trình triễn khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong thời gian sắp tới.

Dịch vụ liên quan