clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
Chứng nhận hệ thống , HACCP ,

Chứng nhận HACCP là gì? Giấy chứng nhận HACCP do ai cấp?

Đăng ngày 01/03/2022

Ngày nay, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không còn quá xa lạ với các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống. Riêng đối với lĩnh vực thực phẩm, việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm để vừa được hướng dẫn thực hành sản xuất tốt và phân tích các mối nguy nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm sẽ được hỗ trợ bởi tiêu chuẩn HACCP.

Vậy chứng nhận HACCP là gì? Lý do doanh nghiệp nên đăng ký chứng nhận HACCP ? và Giấy chứng nhận HACCP được cấp bởi ai?

Để có đáp án cho những câu hỏi trên, chúng ta sẽ bắt đầu với những khái niệm cơ bản nhất.

Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

HACCP là gì?

HACCP là viết tắt Hazard Analysis and Critical Control Point System – Hệ thống đánh giá có tính phòng ngừa các mối đe doạ và điểm kiểm soát tới hạn. Tiêu chuẩn HACCP là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

chung-nhan-haccp-la-gi-giay-chung-nhan-haccp-do-ai-cap

HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến, từ khâu ban đầu đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời xác định những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm.

Nhiều nước trên thế giới, HACCP là bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

Chứng nhận HACCP là gì?

Chứng nhận HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp chứng nhận HACCP (còn gọi là giấy chứng nhận HACCP/ chứng chỉ HACCP).

Hoạt động đánh giá và cấp giấy chứng nhận HACCP sẽ được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền.

Vì sao doanh nghiệp thực phẩm nên đăng ký chứng nhận HACCP?

Nếu doanh nghiệp của bạn đang vận hành sản xuất và kinh doanh các mặt hàng trong lĩnh vực thực phẩm thì dưới đây là những lý do bạn nên đăng ký chứng nhận HACCP:

1. Quản lý rủi ro cho doanh nghiệp

Mục tiêu của HACCP là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt và phân tích, kiểm soát các mối nguy. Có HACCP sẽ giúp doanh nghiệp bạn thực hiện tốt việc phòng ngừa các rủi ro và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Chất lượng sản phẩm hàng hóa ổn định.

2. Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm

Có chứng nhận HACCP, doanh nghiệp bạn sẽ được khẳng định rằng sản phẩm của mình được đảm bảo về an toàn thực phẩm. Có lợi cho quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại.

chung-nhan-haccp-la-gi-giay-chung-nhan-haccp-do-ai-capĐạt chứng nhận HACCP, giúp nâng cao uy tín về sản phẩm

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

HACCP làm tăng tính cạnh tranh,khả năng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường hơn nhiều so với những đối thủ khác, nhất là trong ngành xuất khẩu thực phẩm.

4. Được phép sử dụng dấu chứng nhận

Doanh nghiệp bạn sẽ được phép sử dụng dấu chứng nhận để in trên bao bì nhãn hàng của mình. Là cơ sở để tạo lòng tin với khách hàng và đối tác.

Ngoài ra:

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Nếu cơ sở đã có các giấy chứng nhận GMP, chứng nhận HACCP, chứng nhận ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), chứng nhận BRC, chứng nhận FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực thì sẽ không cần phải đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Chứng nhận HACCP do ai cấp?

Sau khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Tổ chức chứng nhận sẽ đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng HACCP tại doanh nghiệp, thẩm tra kết quả nếu phù hợp Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp.

Tổ chức chứng nhận phải là các đơn vị được chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng – Bộ KH-CN trong lĩnh vực chứng nhận. Và phải là cơ quan độc lập với đơn vị tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều tổ chức chứng nhận để doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn có cả các Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

chung-nhan-haccp-la-gi-giay-chung-nhan-haccp-do-ai-capTổ chức chứng nhận ICI

ICI là một trong những tổ chức chứng nhận HACCP hàng đầu tại Việt Nam, ICI cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm HACCP một cách toàn diện. Cho đến nay, ICI đã có uy tín nhất định trong đánh giá chứng nhận Hệ thống HACCP.

Ngoài dịch vụ chứng nhận các hệ thống quản lý, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là mảng chính, ICI còn cung cấp các dịch vụ chứng nhận khác như Chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn, tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định trong nước quốc tế.

Chứng chỉ HACCP do ICI cấp được thừa nhận hầu hết trên toàn cầu.

Quy trình cấp giấy chứng nhận HACCP tại ICI

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng

Bước 3: Đánh giá sơ bộ

Bước 4: Đánh giá chính thức

Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có)

Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

Bước 7: Cấp giấy chứng nhận HACCP

Bước 8: Giám sát sau chứng nhận

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

  • Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận HACCP với tổ chức chứng nhận theo mẫu đơn đăng ký.

Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng

  • Sau khi đăng ký, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận.
  • Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1

  • Đánh giá giai đoạn 1 nhằm mục đích xem xét sơ bộ về tổ chức và HTQL của Tổ chức được đánh giá thông qua việc xem xét tài liệu áp dụng và cơ sở hạ tầng (nếu có).

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2

  • Đánh giá giai đoạn 2 được thực hiện tại cơ sở, đánh giá việc áp dụng, tính hiệu lực của HTQL của KH.

Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có)

  • Theo các điểm không phù hợp được nêu ra trong báo cáo đánh giá của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục và các bằng chứng liên quan. Chuyên gia đánh giá sẽ xem xét tính phù hợp của hành động khắc phục.

Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

  • Bộ phận thẩm xét hồ sơ chứng nhận có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ đánh giá, nếu phù hợp thì chuyển sang toàn bộ hồ sơ đến Phòng HC-TH để dự thảo quyết định cấp giấy chứng nhận và cho phép sử dụng dấu phù hợp cho HTQL đăng ký để trình lãnh đạo ICI ký.

Bước 7: Cấp chứng nhận HACCP

  • Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận HACCP sau khi hoàn thành việc đánh giá và khắc phục các điểm KPH (nếu có).

Bước 8: Giám sát sau chứng nhận

  • Chứng chỉ HACCP có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp).
  • Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, thông thường sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
  • Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn khi có kế hoạch thực hiện dự án chứng nhận HACCP cho sản phẩm của mình. Nếu bạn có bất cứ khó khăn gì về chứng nhận HACCP, hãy liên hệ ICI, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn của bạn và doanh nghiệp của bạn.

Dịch vụ liên quan