clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
Chứng nhận hệ thống , HACCP ,

Cơ quan cấp giấy chứng nhận HACCP

Đăng ngày 22/01/2022

Ngày nay, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không còn quá xa lạ với các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống. Riêng đối với lĩnh vực thực phẩm, việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm để vừa được hướng dẫn thực hành sản xuất tốt và phân tích các mối nguy nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm sẽ được hỗ trợ bởi tiêu chuẩn HACCP.

Vậy chứng nhận HACCP là gì? Lý do doanh nghiệp nên đăng ký chứng nhận HACCP ? và cơ quan cấp giấy chứng nhận HACCP là ai?

Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chứng nhận HACCP là gì?

Tiêu chuẩn HACCP là viết tắt Hazard Analysis and Critical Control Point System – Hệ thống đánh giá có tính phòng ngừa các mối đe doạ và điểm kiểm soát tới hạn. Tiêu chuẩn HACCP là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến, từ khâu ban đầu đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời xác định những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm.

Sau Hoa Kỳ nhiều nước trên thế giới như Canada, Úc, Newzeland, Nhật, Singapore đã chính thức chấp nhận hệ thống HACCP như điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp thực phẩm.

Chứng nhận HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp giấy chứng nhận HACCP (còn gọi là chứng chỉ HACCP).

Hoạt động đánh giá và cấp giấy chứng nhận HACCP sẽ được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền.

4 lý do doanh nghiệp thực phẩm nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP

Muốn áp dụng hệ thống HACCP, ở doanh nghiệp phải nắm được các kỹ năng cơ bản để xây dựng và vận hành hệ thống; muốn nắm được kỹ năng cơ bản của HACCP phải hiểu tường tận bản chất của hệ thống, điều kiện áp dụng và 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang vận hành sản xuất và kinh doanh các mặt hàng trong lĩnh vực thực phẩm thì dưới đây là 4 lý do bạn nên đăng ký chứng nhận HACCP:

  • Quản lý rủi ro cho doanh nghiệp

Mục tiêu của HACCP là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt và phân tích, kiểm soát các mối nguy. Có HACCP sẽ giúp doanh nghiệp bạn thực hiện tốt việc phòng ngừa các rủi ro và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Chất lượng sản phẩm hàng hóa ổn định.

  • Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm

Có chứng nhận HACCP, doanh nghiệp bạn sẽ được khẳng định rằng sản phẩm của mình được đảm bảo về an toàn thực phẩm. Có lợi cho quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại.

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

HACCP làm tăng tính cạnh tranh,khả năng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường hơn nhiều so với những đối thủ khác, nhất là trong ngành xuất khẩu thực phẩm.

  • Được phép sử dụng dấu chứng nhận

Doanh nghiệp bạn sẽ được phép sử dụng dấu chứng nhận để in trên bao bì nhãn hàng của mình. Là cơ sở để tạo lòng tin với khách hàng và đối tác.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận HACCP?

Sau khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Tổ chức chứng nhận sẽ đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng HACCP tại doanh nghiệp, thẩm tra kết quả nếu phù hợp Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp.

Tổ chức chứng nhận phải là các đơn vị được chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng – Bộ KH-CN trong lĩnh vực chứng nhận. Và phải là cơ quan độc lập với đơn vị tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều tổ chức chứng nhận để doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn có cả các Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Điều kiện để doanh nghiệp có thể được cấp chứng nhận HACCP

  • Lãnh đạo cơ sở có quyết tâm và đầu tư thích đáng cơ sở vật chất kỹ thuật và trực tiếp tham gia điều hành, thẩm định các bước áp dụng HACCP
  • Cơ sở có mục đích rõ ràng, có động cơ đúng đắn, không chạy theo hình thức
  • Đầu tư nguồn lực để đánh giá đầy đủ và khách quan về thực trạng của cơ sở; xây dựng chương trình HACCP đúng đắn và khả thi; tổ chức bằng được các nội dung của chương trình HACCP đã xây dựng; tổ chức thực hiện quá trình áp dụng, thẩm định, hoàn chỉnh liên tục và có hiệu quả.
  • Có hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở đủ mạnh và hoạt động có hiệu quả, có trình độ kỹ thuật phù hợp
  • Có sự ủng hộ của cấp trên, sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ của một cơ quan tư vấn có năng lực
  • Tổ chức đào tạo giáo dục tốt về HACCP
  • Khả năng triển khai chương trình vệ sinh tiên quyết tại cơ sở, tức là cơ sở đã áp dụng hoặc có khả năng áp dụng hệ thống GMP hay không. Hệ thống HACCP chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nền tảng của việc áp dụng GMP hoặc SSOP (Sanitation Standard Operating Procedues). GMP, SSOP là các chương trình vệ sinh cơ bản đảm bảo điều kiện sản xuất bao gồm nhà xưởng, kho tàng, dây chuyền sản xuất, thiết bị, dụng cụ, con người, môi trường.
Dịch vụ liên quan