clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

Tìm kiếm

Jeffrey | 03/01/2022

Điều kiện cấp chứng nhận ISO 9001:2015

Chứng nhận ISO 9001:2015 là chứng nhận quốc tế, phù hợp cho mọi tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực khác nhau. Tiêu chuẩn ISO 9001 là một công cụ giúp doanh nghiệp tạo ra chất lượng dịch vụ tối ưu nhất, đạt được chứng nhận ISO 9001:2015, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích: Giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao hình ảnh, uy tín của mình đối với khách hàng, đối tác. Cải thiện hiệu quả làm việc rõ rệt, tạo sức mạnh nội bộ trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp và thúc đẩy người lao động không ngừng cố gắng trong công việc. Giảm rủi ro đối với nguồn nguyên liệu đầu vào. Cải thiện uy tín của tổ chức thông qua việc làm thỏa mãn khách hàng. Đạt chứng nhận ISO 9001 còn giúp tăng lượng hàng hóa dịch vụ bán ra. Bạn muốn biết, doanh nghiệp cần những điều kiện gì để đạt chứng nhận ISO 9001 và quy trình cấp chứng nhận ISO 9001 được thực hiện như thế nào thì hãy theo dõi bài viết này nhé. Chứng nhận ISO 9001:2015 là gì? Tên đầy đủ của ISO 9001: ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. ISO 9001 là một Tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loại hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ. Đặc biệt, tiêu chuẩn có quy định bắt buộc áp dụng đối với 2 lĩnh vực là vật liệu xây dựng và sản xuất phân bón. ISO 9001 do Ủy ban Tiêu chuẩn Quốc tế ISO ban hành từ năm 1987, đã trải qua 4 lần soát xét và hoàn thiện từ phiên bản ISO 9000 năm 1987. Chứng nhận ISO 9001 là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được ISO 9001 đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO 9001 (còn gọi là chứng chỉ ISO 9001). Hoạt động đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 9001 sẽ được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền. 3 điều kiện cấp chứng nhận ISO 9001:2015 ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu cho hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận ISO 9001 phải đáp ứng 03 điều kiện sau: Điều kiện thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Để đạt được chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, xây dựng hệ thống quản lý của mình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Cụ thể hơn, doanh nghiệp sẽ phải có những hồ sơ tài liệu, quy trình, hướng dẫn… đảm bảo theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO. Việc xây dựng và áp dụng ISO 9001:2015 là một quá trình triển khai tương đối tốn nhiều thời gian, khoảng 6 – 9 tháng và nhiều nhân sự tham gia. Kết quả của bước này là doanh nghiệp có một hệ thống quản lý phù hợp theo tiêu chuẩn ISO. Điều kiện thứ hai: Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận Sau khi đã có một hệ thống quản lý tốt, có các bằng chứng, chứng minh về sự phù hợp của mình. Đồng thời, doanh nghiệp đã thực hiện tự đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Các hành động khắc phục và cải tiến được thực hiện. Doanh nghiệp sẽ trao đổi với Tổ chức chứng nhận về việc thực hiện cuộc đánh giá chứng nhận. Đây là bước quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt được chứng nhận ISO 9001 hay không (cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015). Điều kiện thứ 3: Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001 Doanh nghiệp có được giấy chứng nhận ISO 9001 là kết quả ban đầu. Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp phải duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của mình. Nếu không duy trì, điều này có thể dẫn tới việc hoạt động trì trệ và không hiệu quả. Ngoài ra, có thể doanh nghiệp sẽ không đạt được yêu cầu khi đánh giá giám sát sau 12 tháng.  Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001 không còn nữa. Do vậy, sau khi đạt được chứng nhận ISO 9001 cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống. Hiệu lực của Chứng nhận ISO 9001:2015 Hiệu lực của giấy chứng nhận có thời gian bao lâu? Hiệu lực của chứng nhận tiêu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 có thời hạn trong 3 năm. Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ. Để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn. Chu kỳ giám sát Chu ký giám sát có thể là 6-9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng. Tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Hết 3 năm vẫn muốn chứng nhận, tổ chức đó phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ tiêu chuẩn ISO cấp lại có hiệu lực trong 3 năm. Quy trình đánh giá, cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015 Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký cấp chứng nhận ISO 9001:2015 với tổ chức chứng nhận. Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng Sau khi đăng ký, đánh giá viên của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Quá trình đánh giá có thể mất đến một tuần, tùy thuộc vào quy mô của tổ chức. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 3: Đánh giá sơ bộ – đánh giá hồ sơ Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu ISO 9001:2015. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001:2015, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước 4: Đánh giá chứng nhận – đánh giá thực địa Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng vào thực tế tại doanh nghiệp. Xác định những điểm sai sót trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, phân tích những điểm không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có). Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Kết thúc đánh giá ứng dụng thực tế tại doanh nghiệp và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015. Bước 7: Cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bước 8: Giám sát sau chứng nhận Giấy chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.

Jeffrey | 29/12/2021

Hướng dẫn tích hợp, áp dụng ISO 22000 với ISO 14001

Dựa trên nền tảng nguyên lý Deming (Plan - Do - Check - Act) cùng với những điểm chung về quy trình quản lý giữa các tiêu chuẩn quản lý khác nhau, hệ thống quản lý tích hợp đang được xem là giải pháp tối ưu về hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực. Mô hình tích hợp an toàn thực phẩm, môi trường và 5S gồm có một cột trụ là HTQL an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và HTQL môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, dựa trên nền tảng chung là công cụ cải tiến 5S. Tổng quan mô hình HTQL An toàn thực phẩm ISO 22000 cung cấp cho doanh nghiệp một cơ chế để kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm, nhờ đó đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng từ khâu đầu tiên đến khi tiêu thụ sản phẩm. Mô hình tích hợp Hệ thống quản lý (HTQL) an toàn thực phẩm ISO 22000, HTQL môi trường ISO 14001 kết hợp công cụ 5S HTQL môi trường ISO 14001 giúp xác định các vấn đề môi trường tiềm ẩn và loại bỏ hoặc giảm thiểu những tác động gây tổn hại tới môi trường, đồng thời thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường trong doanh nghiệp. Công cụ 5S bao gồm các hoạt động như Sàng lọc - Sắp xếp - Sạch sẽ - Săn sóc - Sẵn sàng. Đây được coi là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng và môi trường. Mục đích của 5S là hướng đến tạo ra một môi trường làm việc khoa học, lành mạnh và loại bỏ các lãng phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Phạm vi áp dụng Mô hình tích hợp này phù hợp áp dụng cho các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm, nuôi trồng và phân phối đến người sử dụng... hướng tới phát triển bền vững, hiệu quả và đảm bảo an toàn thực phẩm, môi trường. Cơ sở để tích hợp các hệ thống quản lý Xu hướng thế giới hiện nay về sản xuất kinh doanh phải gắn kết với đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn môi trường, vì một thế giới phát triển bền vững, ngôi nhà chung “hành tinh xanh, sạch đẹp”. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và ISO 14001:2015 đều xây dựng trên nền tảng nguyên lý Deming P.D.C.A. Về cơ bản, phương pháp tiếp cận này hướng vào quản lý và kiểm soát các quá trình nhỏ trong hệ thống cũng như cả hệ thống quản lý nói chung: thiết lập mục tiêu  xác định các quy trình cần thiết   giám sát tiến độ và tuân thủ hành động khi cần thiết xem xét các cơ hội cải tiến. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và ISO 14001:2015 đều áp dụng cấu trúc bậc cao (HLS – High Level Structure) của ISO nên cấu trúc tương đồng và dễ tích hợp với nhau. Mỗi tiêu chuẩn đều có bảng tương quan với tiêu chuẩn khác và thông thường sử dụng ISO 9001 làm tương quan. Các hệ thống quản lý riêng lẻ xác định các yếu tố rất giống nhau dựa trên các điều khoản tiêu chuẩn và sẽ là một phần của hệ thống quản lý tổng thể của tổ chức. Việc xem xét các yêu cầu của các tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc diễn giải và áp dụng chúng theo cách tích hợp. Các tiêu chuẩn đều có điểm chung về những quy trình quản lý chung: kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ, quy trình kiểm soát sự không phù hợp, quy trình kiểm soát hành động khắc phục, phòng ngừa, quy trình xem xét của lãnh đạo, việc xây dựng chính sách, mục tiêu, trách nhiệm quyền hạn của lãnh đạo… Quản lý và kiểm soát quy trình: đảm bảo rằng các quy trình cung cấp kết quả mong muốn và các yêu cầu áp dụng được tuân thủ. Quản lý rủi ro: xác định các rủi ro cung cấp các mối đe dọa và cơ hội và thực hiện các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến hiệu suất và tối đa hóa lợi ích tiềm năng. Rủi ro trong quản lý an toàn thực phẩm là sản phẩm dịch vụ cung cấp không đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, không truy xuất được nguồn gốc, không thu hồi được sản phẩm đúng chủng lại và thời hạn khi có yêu cầu của khách hàng, không chấp hành đầy đủ các yêu cầu luật định… Rủi ro trong quản lý môi trường là hiệu suất môi trường không đáp ứng các yêu cầu pháp lý, kỳ vọng của các bên liên quan và/ hoặc các mục tiêu chính sách của riêng tổ chức… Mỗi HTQL theo tiêu chuẩn ISO đưa ra các yêu cầu tạo thành một khuôn khổ hiệu quả cho việc quản lý lĩnh vực mục tiêu (như chất lượng, môi trường, an toàn, an toàn thực phẩm…), mà không phải là mô hình cho một hệ thống quản trị doanh nghiệp. Chính vì thế, khi triển khai bất kỳ HTQL theo tiêu chuẩn ISO cũng sẽ phát sinh ra những đối tượng/quá trình/bộ phận trong phạm vi của HTQL và ngoài phạm vị của HTQL. Thách thức khi đó đối với việc xây dựng từ 2 HTQL trở lên là phải đảm bảo các biện pháp/yêu cầu kiểm soát được đưa ra để quản lý lĩnh vực mục tiêu phải liên kết và nhất quán với các biện pháp/yêu cầu quản lý của hệ thống chung nhằm tránh chồng chéo, mâu thuẫn trong quản lý tác nghiệp và giảm thiểu sự cồng kềnh về hệ thống tài liệu, nhờ đó giúp vận hành hệ thống được trơn tru và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, tổ chức cần lấy phương pháp quá trình làm trọng tâm trong quá trình phân tích hoạt động và yêu cầu quản lý để làm cơ sở cho việc phát triển các biện pháp kiểm soát. Ngoài ra, việc sử dụng các kỹ thuật thích hợp trong việc thiết kế các biện pháp kiểm soát cũng sẽ giúp giảm thiểu nhiều rủi ro về các yêu cầu chồng chéo hoặc bị bỏ qua trong quá trình xây dựng và/hoặc áp dụng tích hợp các HTQL. Hướng dẫn xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp Cấu trúc hệ thống tài liệu tích hợp Hệ thống tài liệu tích hợp bao gồm tài liệu chung của mô hình tích hợp và tài liệu riêng đặc thù của HTQL an toàn thực phẩm, HTQL môi trường và thực hiện công cụ 5S. Cụ thể chia ra thành 5 cấp độ: Mức 1: Chính sách, mục tiêu an toàn thực phẩm và môi trường; Mức 2: Sổ tay an toàn thực phẩm và môi trường; Mức 3: Các quy trình, tài liệu chung của hệ thống quản lý tích hợp; Mức 4: Các quy trình, tài liệu đặc thù về kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm soát môi trường, và thực hiện 5S; Mức 5: Các hướng dẫn công việc chung, Các biểu mẫu áp dụng. Trong đó mức 1, 2, 3 là cấp độ tài liệu hệ thống chung và mức 4, 5 là tài liệu của từng hệ thống đặc thù. Việc áp dụng HTQL tích hợp kết hợp các công cụ năng suất chất lượng được xem là giải pháp mới trong xu thế hội nhập nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc tích hợp này giúp doanh nghiệp sử dụng chung hệ thống tài liệu quản lý, tránh được sự cồng kềnh, rút ngắn thời gian và chi phí đến 30% so với áp dụng hệ thống riêng lẻ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng, đáp ứng được sự đánh giá nghiêm khắc của chuyên gia độc lập bên ngoài, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Theo CL&CS

Jeffrey | 25/12/2021

Giải đáp các quy định về chứng nhận FDA và CE Marking

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, ngày 26/5, Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) sẽ phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hướng dẫn và giải đáp quy định về chứng nhận FDA và chứng nhận CE Marking”. Chứng nhận FDA là gì? FDA Hoa Kỳ là chữ viết tắt tên tiếng anh của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration), cơ quan này được thành lập cách đây hơn 100 năm, trực thuộc Bộ Y Tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. FDA Hoa Kỳ chịu trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua các quy định và giám sát an toàn thực phẩm. FDA có 223 văn phòng và 13 phòng thí nghiệm trên khắp các các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Tính đến năm 2016, FDA đã có văn phòng khắp các nước trên toàn thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Costa Rica, Chile, Bỉ, và Vương quốc Anh. Chứng nhận CE Marking là gì? CE Marking viết tắt của từ Conformité Européenne được hiểu là Tuân thủ tiêu chuẩn Châu Âu. Chứng nhận CE Marking là chỉ thị an toàn của Liên Minh Châu Âu (EU) thể hiện sản phẩm đã vượt qua một số thử nghiệm nhất định và được phép lưu thông tự do trên thị trường Châu Âu. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking. Tại các nước Châu Âu, dấu CE là nhãn hiệu yêu cầu bắt buộc phải có trên sản phẩm đối với các sản phẩm được sản xuất tại Châu Âu hoặc ở bất kỳ đâu trên thế giới. Hội thảo nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp giải đáp những vướng mắc, lúng túng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng của nước nhập khẩu. Đặc biệt là quy trình xin chứng nhận CE (sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khỏe, bảo vệ môi trường) và FDA (quy định giám sát độ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ) tại thị trường EU và Hoa Kỳ. Đây là một trong số nhiều sự kiện liên quan đến việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nước hiểu và xin các chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật khi xuất khẩu hàng hóa, nhất là các mặt hàng phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Công Thương tổ chức thời gian vừa qua. Tại một sự kiện tương tự tổ chức gần đây, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho hay: Thời điểm dịch bệnh bùng phát, EU, Hoa Kỳ có thể cho phép nhập khẩu sản phẩm phòng chống dịch bệnh chưa có dấu CE, FDA. Tuy nhiên đây chỉ là những quy định tạm thời, khi dịch bệnh bớt “nóng”, thì chứng chỉ FDA, CE là điều kiện tiên quyết để sản phẩm phòng dịch của Việt Nam được xuất khẩu vào các thị trường này. Do vậy ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần quan tâm đáp ứng các tiêu chuẩn, tạo tấm “hộ chiếu” giúp sản phẩm của Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường EU và Hoa Kỳ, tránh tình trạng sản xuất đại trà mà không theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào, sẽ không xuất khẩu được mà còn có thể gây dư thừa, thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp.

Jeffrey | 24/12/2021

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng

Xây dựng và duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 hiện nay không còn quá xa lạ đối với doanh nghiệp. Đây là tiêu chuẩn đặt ra các yêu cầu cho hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả, cải thiện sự hài lòng của khách hàng và phát triển bền vững hơn. Vậy tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là gì? Tầm quan trọng của ISO 9001 như thế nào? Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là gì? Khái niệm ISO ISO được thành lập ngày 23/02/1947. Trụ sở Ban thư ký ISO đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Đến năm 2018 ISO có 161 thành viên quốc gia (national standards bodies). Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này. ISO (viết tắt là International Organization for Standardization) - Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO. Ủy ban ISO là một tổ chức độc lập phi Chính Phủ. Nhiệm vụ chính của tổ chức là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn này thông thường trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia. Do đó, tiêu chuẩn do ISO ban hành có hiệu lực áp dụng trên toàn thế giới. Số lượng tiêu chuẩn mà ISO ban hành khoảng hơn 20.000 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này bao gồm tất cả từ sản phẩm, sản xuất, công nghệ đến an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe. Tiêu chuẩn ISO 9001 là một trong những bộ tiêu chuẩn do Ủy ban ISO ban hành. Khái niệm ISO 9001:2015 ISO 9001 là một phần của ISO 9000, đây là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất trên toàn thế giới. ISO 9001 có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. ISO 9001 là một Tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loại hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ. Đặc biệt, tiêu chuẩn có quy định bắt buộc áp dụng đối với 2 lĩnh vực là vật liệu xây dựng và sản xuất phân bón. Các phiên bản của ISO 9001: ISO 9001:1994 Quality systems – Model for quality assurance in design, development, production, installation and servicing (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật). (Đã hết hiệu lực) ISO 9001:2000 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu). (Đã hết hiệu lực) ISO 9001:2008 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu). (Đã hết hiệu lực) Hiện tại là ISO 9001:2015 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu). Điểm cải tiến của ISO 9001:2015 so với các phiên bản cũ là việc tiếp cận tư duy dựa trên rũi ro. Cách tư duy này sẽ giúp tổ chức xác định các yếu tố có thể là nguyên nhân làm cho các quá trình và hệ thống quản lý của tổ chức lệch khỏi kết quả được hoạch định. Nhờ vậy, tổ chức có thể đưa ra cách kiểm soát phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng tối đa cơ hội khi nó xuất hiện. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 áp dụng quy trình "Hoạch định - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động" để điều chỉnh chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Bản chất của tiêu chuẩn ISO 9001 1. Quy định rõ việc - rõ người - rõ cách làm Rõ việc Tổ chức cần chuẩn hóa hoạt động của các công đoạn thành các quy trình/ hướng dẫn vận hành. Đảm bảo mọi vị trí trong tổ chức nắm bắt được công việc mình cần kiểm triển khai, thực hiện. Rõ người Lãnh đạo của tổ chức cần quyết định lựa chọn, chỉ định một số nhận sự chủ chốt của các bộ phận để thành lập Ban dự án ISO để triển khai xây dựng và áp dụng ISO. Ban dự án ISO cần nắm rõ được công việc, trách nhiệm, quyền hạn của từng người từng bộ phận để xây dựng được quy trình/hướng dẫn cụ thể, phù hợp nhất với từng vị tri công việc. Rõ cách làm Các quy trình/hướng dẫn vận hành cần đảm bảo cụ thể, chính xác. Được chia thành các bước thực hiện dễ dàng triển khai, thực hiện cho từng vị trí trong tổ chức. 2. Các quy trình/hướng dẫn chuẩn đã được thiết lập thì phải được tuân thủ thực hiện Nhờ đó doanh nghiệp kiểm soát được quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định. Tiến tới nâng cao chất lượng sản phẩm. Tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 1. Tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ – tăng khả năng trúng thầu Đạt chứng nhận ISO 9001:2015 là một lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu và chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Chứng chỉ ISO là cơ hội để quý khách hàng có thể nhận được các gói đấu thầu vào các công trình/doanh nghiệp lớn. Vì hiện nay ngoài quy định của nhiều gói đấu thầu nhà nước, thì rất nhiều Tổng công ty hoặc doanh nghiệp yêu cầu đối tác của mình phải đạt được chứng nhận ISO thì mới đồng ý mua, tiếp nhận sản phẩm hoặc dịch vụ. 2. Tạo niềm tin với khách hàng/đối tác Về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 9001:2015 nghĩa là đã thiết lập được môt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đó như một lời cam kết chất lượng đối với khách hàng và đối tác. Từ đó xây dựng niềm tin, tạo dựng thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm mà mình mang lại. 3. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ được đảm bảo Do được quản lý một cách khoa học và chặt chẽ bởi các chuẩn mực, yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng quốc tế. Giúp kiểm soát tốt đầu vào, ổn định chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ. 4. Tạo môi trường làm việc tốt, hiệu quả Khi áp dụng ISO, các quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc được chuẩn hóa -> các cán bộ quản lý và nhân viện trong nội bộ doanh nghiệp sẽ hiểu rõ công việc của mình phải làm gì? Hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình -> dẫn đến ổn định được quá trình sản xuất/cung cấp dịch vụ và tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng ổn định, giảm sai lỗi, phế phẩm và hỏng hóc. 5. Quản lý được rũi ro Khi áp dụng ISO, vấn đề nhận thức các rũi ro và cơ hội sẽ được nâng cao. Trở thành một yêu cầu bắt buộc tuân thủ đối với từng doanh nghiệp. Do đó tằn cường khả năng nhận thức được với các rũi ro, ứng phó kịp thời với các rũi ro, sự cố trong từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015 hay có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tiêu chuẩn ISO 9001:2015 hãy liên hệ với ICI để được hỗ trợ chi tiết miễn phí.

Jeffrey | 22/12/2021

Chứng nhận CE Marking là gì? Vì sao cần chứng nhận CE Marking?

Chứng nhận CE Marking là “tấm vé” để sản phẩm, hàng hóa của bạn tiếp cận thị trường EU. Mục đích chính của nó là đánh giá nhà sản xuất và chất lượng sản phẩm đã đáp ứng các yêu cầu về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường do Liên minh Châu Âu ban hành. CE Marking là gì? Vì sao cần chứng nhận CE Marking? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây! Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! CE Marking là gì? CE Marking viết tắt của từ Conformité Européenne được hiểu là Tuân thủ tiêu chuẩn Châu Âu. Chứng nhận CE Marking là chỉ thị an toàn của Liên Minh Châu Âu (EU) thể hiện sản phẩm đã vượt qua một số thử nghiệm nhất định và được phép lưu thông tự do trên thị trường Châu Âu. Chứng nhận CE Marking là gì? Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking. Tại các nước Châu Âu, dấu CE là nhãn hiệu yêu cầu bắt buộc phải có trên sản phẩm đối với các sản phẩm được sản xuất tại Châu Âu hoặc ở bất kỳ đâu trên thế giới. CE Marking hoạt động như thế nào? Dấu CE là một biểu tượng phải được gắn trên sản phẩm trước khi chúng có thể được bán trên thị trường Châu Âu. Dấu CE chứng minh cho một sản phẩm rằng: Đáp ứng các yêu cầu của các chỉ thị liên quan về sản phẩm của Châu Âu. Đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất được công nhận có liên quan của Châu Âu. Phù hợp với mục đích của nó và sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản. Nguyên tắc sử dụng dấu CE Marking: Dấu CE chỉ được gắn bởi nhà sản xuất - hoặc đại diện được ủy quyền của bạn. Dấu CE không được đặt trên các sản phẩm không nằm trong các chỉ thị liên quan của Châu Âu Khi gắn dấu CE, bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu của chỉ thị liên quan. Bạn chỉ được sử dụng dấu CE để thể hiện sự phù hợp của sản phẩm với các chỉ thị liên quan Bạn không được đặt bất kỳ dấu hoặc dấu hiệu nào có thể hiểu sai ý nghĩa hoặc hình thức của dấu CE cho các bên thứ ba Các dấu khác được đặt trên sản phẩm không được che mất dấu CE Các quốc gia thành viên sẽ đảm bảo họ thực hiện cơ chế quản lý việc cấp dấu CE. Họ sẽ thực hiện hành động thích hợp trong trường hợp sử dụng nhãn hiệu không phù hợp và đưa ra các hình phạt đối với các hành vi vi phạm, có thể bao gồm các biện pháp trừng phạt hình sự đối với các vi phạm nghiêm trọng. Những hình phạt đó sẽ tương xứng với mức độ vi phạm và tạo thành một biện pháp răn đe hiệu quả đối với việc sử dụng không đúng mục đích. Sản phẩm nào cần đăng ký chứng nhận CE Marking? Chứng nhận CE Marking là bắt buộc đối với nhóm sản phẩm nhất định trong Khu vực Kinh tế châu Âu 28 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Na Uy và Liechtenstein), Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà sản xuất của sản phẩm sản xuất trong EEA và các nhà nhập khẩu hàng hoá sản xuất trong nước phải đảm bảo rằng hàng hóa CE đánh dấu phù hợp tiêu chuẩn. Các quốc gia yêu cầu gắn dấu CE: Liên minh châu Âu (EU) - Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA) 28 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Na Uy và Liechtenstein) cộng với Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ. Không phải tất cả các sản phẩm được bán ở EU đều cần phải có dấu CE. Dấu CE áp dụng cho các sản phẩm, từ thiết bị điện đến đồ chơi và từ vật liệu nổ dân dụng đến thiết bị y tế. Dưới đây là danh sách đầy đủ của các danh mục sản phẩm này: Thiết bị y tế cấy dưới da Thiết bị năng lượng khí đốt Cáp chuyên chở con người Những sản phẩm liên quan tới thiết kế sinh thái về năng lượng Tương thích điện từ Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ Chất nỗ dân dụng Nồi hơi nước nóng Tủ lạnh và tủ đông dân dụng Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm Thang máy Điện áp thấp Máy móc Dụng cụ đo Thiết bị y tế Tiếng ồn trong môi trường Dụng cụ cân Thiết bị bảo vệ cá nhân Thiết bị áp lực Pháo hoa Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây Du thuyền Đồ chơi an toàn Thiết bị áp lực đơn. Tiêu chuẩn CE không yêu cầu với một số mặt hàng sau: Hóa chất Dệt may Mỹ phẩm và thực phẩm Lợi ích của chứng nhận CE Marking Dấu CE Marking trên sản phẩm bảo đảm sự lưu thông tự do và là tấm vé giúp sản phẩm của bạn dễ dàng tiếp cận toàn bộ thị trường EU Khẳng định độ an toàn, chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng Dấu CE được coi như “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng tầm hiểu biết về thiết kế phát triển sản phẩm, nền tảng của công nghệ tiên tiến Mở rộng thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới Quy trình cấp chứng nhận CE Marking Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình cấp chứng nhận CE Marking: Bước 1: Xác định chỉ thị tiêu chuẩn áp dụng Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File) Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và cấp chứng nhận CE Marking. Bước 6: Đánh giám giám sát và tái chứng nhận Khái niệm CE Marking là gì? Vì sao cần chứng nhận CE Marking? Chúng tôi hy vọng rằng, nội dung bài chia sẻ ngày hôm nay đã giải đáp được những thắc mắc của bạn. Chúng tôi tin chắc bạn sẽ cần đến dịch vụ đánh giá cấp chứng nhận CE Marking của ICI, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí, tiết kiệm thời gian và nhanh chóng đạt được chứng nhận CE.

Jeffrey | 18/12/2021

Quy trình đánh giá cấp chứng nhận ISO 9001:2015 (Update 2024)

Chứng nhận ISO 9001:2015 hay Hệ thống quản lý chất lượng là những khái niệm không mấy xa lạ với các nhà quản trị doanh nghiệp. Những gì chúng ta thường nghe về ISO 9001 là nhiệm vụ quản lý hệ thống chất lượng cho một doanh nghiệp một cách có hệ thống, giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu luật định và quy định hiện hành. Tuy nhiên, cách thức hoạt động của ISO 9001:2015 ra sao và có tầm ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động quản lý chất lượng của doanh nghiệp không phải là điều mà ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé! ISO 9001:2015 là gì? ISO 9001 (viết tắt ISO 9001:2015) Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. ISO 9001 là một hệ thống quản lý chất lượng được thừa nhận và công nhận trên toàn thế giới. Đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loại hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ. Khái niệm ISO 9001 là gì? Hiện nay, đối với ngành vật liệu xây dựng và sản xuất phân bón là 2 lĩnh vực có yêu cầu bắt buộc phải được cấp chứng nhận ISO 9001:2015 trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Chứng nhận ISO 9001:2015 là gì? Đánh giá chứng nhận ISO 9001 là bước cuối cùng trước khi doanh nghiệp bạn nhận được chứng chỉ ISO 9001. Tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng mà bạn đã triển khai cùng với tài liệu liên quan để xem liệu bạn có đáp ứng tất cả các yêu cầu của ISO 9001 hay không. Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể nâng cao uy tín của tổ chức bằng cách cho khách hàng thấy rằng các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức đó đáp ứng được mong đợi. 5 lý do để bạn đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015 Trong những năm qua, đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi các tổ chức/doanh nghiệp đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cấp chứng nhận ISO 9001. Điều này cho thấy rằng lợi ích của ISO 9001 đem lại cho doanh nghiệp rất lớn. Vậy những lợi ích đó là gì? Lợi ích # 1: Áp dụng ISO có thể xác định rủi ro và cơ hội Tiêu chuẩn ISO 9001 buộc bạn phải xem xét chi tiết các quy trình, hệ thống, con người và hoạt động kinh doanh của mình để đảm bảo rằng tất cả tuân thủ bộ tiêu chuẩn ISO 9001 mà bạn đang áp dụng. Quá trình xem xét này không chỉ cho phép bạn phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn và các lỗ hổng hiện tại, mà còn cho phép bạn xác định các cơ hội để cải tiến và các lĩnh vực để phát triển. Toàn bộ quá trình này chắc chắn sẽ dẫn đến việc ra quyết định tốt hơn, cải thiện hiệu suất, hoạt động hiệu quả hơn, lập kế hoạch hiệu quả hơn và mối quan hệ lành mạnh hơn với khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp. Lợi ích # 2: Áp dụng ISO 9001 có thể ngăn chặn các vấn đề tái phát Trong hầu hết các trường hợp, để vượt qua cuộc đánh giá ISO 9001, bạn sẽ cần cung cấp cho các chuyên gia đánh giá ISO hồ sơ chi tiết mà bạn xây dựng và đã ứng dụng vào thực tế. Để làm được điều này, bạn cần chi tiết mọi vấn đề bạn gặp phải, nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đó là gì và giải pháp lâu dài nào bạn đã đưa ra để ngăn nó tái diễn. Cách tiếp cận này sẽ dẫn đến ít lãng phí hơn, chất lượng tốt hơn và chi phí thấp hơn. Lợi ích # 3: Áp dụng ISO 9001 sẽ thúc đẩy các nỗ lực tiếp thị và bán hàng Nhận định của các công ty được chứng nhận ISO cho rằng doanh số bán hàng của họ tăng 65% so với các công ty không được chứng nhận. Các công ty không được chứng nhận chỉ có doanh số tăng 46%. Tại sao lại như vậy? Việc vượt qua đánh giá và được cấp chứng chỉ ISO 9001 chứng minh với khách hàng tiềm năng rằng các sản phẩm của bạn đã được tổ chức chứng nhận xác nhận đảm bảo an toàn. Chứng nhận ISO 9001 mang lại lợi ích cho các công ty và bảo vệ người tiêu dùng bằng cách đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, độ tin cậy và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Lợi ích # 4: Áp dụng ISO 9001 có thể nâng cao hiệu suất của nhân viên Bắt đầu quá trình áp dụng ISO 9001 bạn phải có kế hoạch thu hút sự tham gia của toàn bộ nhân viên. Cho nhân viên của bạn thấy rằng bạn cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, tạo ra cách làm việc hiệu quả nhất và sản xuất các sản phẩm chất lượng cao nhất. Lợi ích # 5: Đ Áp dụng ISO 9001 giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về doanh nghiệp của mình Tiêu chuẩn ISO 9001 yêu cầu bạn theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá hiệu quả của tất cả các quy trình, con người, hệ thống và thủ tục của bạn. Mức độ giám sát này giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn và kiểm soát được hiệu suất và hướng đi của doanh nghiệp, đồng thời sẽ cho phép bạn đưa ra các quyết định tốt hơn, sáng suốt hơn. 03 Điều kiện để doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 9001:2015 Thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Để đạt được chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản lý của mình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Nói một cách đơn giản, bạn sẽ phải xây dựng một bộ hồ sơ tài liệu ISO 9001 bao những tài liệu, quy trình, hướng dẫn… đảm bảo theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO. Việc xây dựng và áp dụng ISO 9001:2015 là một quá trình triển khai tương đối mất nhiều thời gian. Thông thường sẽ từ 6 – 9 tháng cùng nhiều nhân sự tham gia. Để làm được thành công, doanh nghiệp có thể tự mình tìm hiểu, tự xây dựng và áp dụng ISO 9001. Phù hợp đối với doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự có hiểu biết về ISO. Đội ngũ này có thời gian và được chuyên môn về ISO 9001. Nếu doanh nghiệp không có đội ngũ trên, doanh nghiệp nên tìm các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Các tổ chức tư vấn sẽ đồng hành cùng với doanh nghiệp trong việc đào tạo, xây dựng và áp dụng các quy trình, biểu mẫu. Kết quả của bước này là doanh nghiệp có một bộ tài liệu hồ sơ hệ thống quản lý phù hợp theo tiêu chuẩn ISO. Thứ hai: Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận. Sau khi doanh nghiệp đã có một hệ thống quản lý tốt. Doanh nghiệp có các bằng chứng chứng minh về sự phù hợp của mình. Đồng thời, doanh nghiệp đã thực hiện tự đánh giá nội bộ doanh nghiệp mình. Các hành động khắc phục và cải tiến được thực hiện. Doanh nghiệp sẽ trao đổi với Tổ chức chứng nhận về việc thực hiện cuộc đánh giá chứng nhận. Đây là bước quan trọng để danh nghiệp có thể đạt được chứng nhận ISO 9001. Hay chính là Giấy chứng nhận ISO 9001:2015. Thứ ba: Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO Doanh nghiệp có được giấy chứng nhận ISO 9001 là kết quả ban đầu. Một số sai lầm của doanh nghiệp sau khi đã giấy chứng nhận đã không duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của mình. Điều này có thể dẫn tới việc doanh nghiệp hoạt động trì trệ và không hiệu quả. Ngoài ra, có thể doanh nghiệp sẽ không đạt được yêu cầu khi đánh giá giám sát sau 12 tháng. Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001 không còn nữa. Do vậy, sau khi đạt được chứng nhận ISO 9001 doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống. Trên đây là những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt được giấy chứng nhận ISO 9001. Doanh nghiệp cần thực hiện đúng và đủ các nội dung trên để chứng chỉ 9001 luôn có hiệu lực. Quy trình đánh giá, cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015 Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký cấp chứng nhận ISO 9001:2015 với tổ chức chứng nhận. Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng Sau khi đăng ký, đánh giá viên của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Quá trình đánh giá có thể mất đến một tuần, tùy thuộc vào quy mô của tổ chức. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 3: Đánh giá sơ bộ – đánh giá hồ sơ Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu ISO 9001:2015. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001:2015, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước 4: Đánh giá chứng nhận – đánh giá thực địa Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng vào thực tế tại doanh nghiệp. Xác định những điểm sai sót trong hệ thống quản lý  chất lượng ISO 9001:2015, phân tích những điểm không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có). Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Kết thúc đánh giá ứng dụng thực tế tại doanh nghiệp và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015. Bước 7: Cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bước 8: Giám sát sau chứng nhận Giấy chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận. Trên đây là bài viết chi tiết về chứng nhận ISO 9001:2015, hi vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong quá trình triễn khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong thời gian sắp tới.

Jeffrey | 17/12/2021

Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ có lẻ không còn quá lạ lẫm đối với những người trong ngành nông nghiệp trồng trọt. Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương. Ngoài ra, nó còn giúp cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. Vậy cụ thể nông nghiệp hữu cơ là gì? Tại sao nông dân phải chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ? Các nguyên tắc cơ bản trong sản xuất hữu cơ. Hãy bắt đầu tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé! Nông nghiệp hữu cơ là gì? Nông nghiệp hữu cơ theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là "Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe cho người và vật nuôi". Nông nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, và kiểm soát cỏ, côn trồng và các loại sâu bệnh khác. Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. Tại sao chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ? Nông nghiệp hữu cơ chính là giải pháp lớn để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch. 10 lợi ích tiêu biểu cho thấy nông dân nên chọn phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ. Giảm tác độc của thuốc trừ sâu và hóa chất Nông nghiệp hữu cơ hướng đến thực hành bền vững và thân thiện với môi trường. Canh tác hữu cơ chú trọng đến duy trì dinh dưỡng trong đất và chú trọng đến an toàn thực phẩm hơn. Bằng việc tận dụng phân hữu cơ, phân xanh hoặc các bộ phận cây trồng bị bật gốc hoặc gieo xuống héo để làm lớp phủ cho cây trồng của bạn. Phục hồi và cải thiện sức khỏe của đất Nông nghiệp hữu cơ bài trừ các chất tăng trưởng tổng hợp, điều đó tạo cho đất một hơi thở mới, thành phần đất không lẫn tạp và tạo cơ hội để đất trẻ hóa một cách tự nhiên. Phân xanh, phân hữu cơ và lớp phủ khiến thành phần hữu cơ từ đất tăng nhanh, điều đó làm đất giàu dinh dưỡng. Giảm mức độ xói mòn đất Bới đất nông, đây là một kỹ thuật chủ yếu dùng trong canh tác nông nghiệp hữu cơ nhằm đảm bảo lớp đất không bị phá vỡ sâu hơn 7,5 – 15cm. Lớp đất phía trên cùng theo thời gian sẽ được bồi thêm các chất dinh dưỡng theo chu kỳ của từng giống cây. Việc không phá vỡ kết cấu lớp đất sâu bên dưới giúp cho khả năng giữ nước được tốt hơn. Giảm thiểu tác động đến khí hậu Canh tác hữu cơ loại bỏ việc sử dụng phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu, nồng độ nitơ trên mỗi ha đất được giảm mạnh. Điều này góp phần vào một hệ thống sản xuất thực phẩm bền vững với năng suất tăng, an toàn và giảm tải áp lực lên môi trường mà nó được canh tác. Tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm Do được hạn chế tiếp xúc với kim loại nặng trong phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu nên sản phẩm hữu cơ rất giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra, các cấu trúc đường và khoáng chất trong các sản phẩm hữu cơ là đáng kể so với thực phẩm được sản xuất thông thường. Điều này làm các loại rau và trái cây bổ dưỡng hơn, tốt cho sức khỏe hơn và có chất lượng cao hơn. Sản phẩm hữu cơ đồng thời có khả năng tăng cường miễn dịch trong chúng ta một cách tự nhiên. Do cấu trúc cây trồng không bị biến chất bởi các thành phần hóa học nên sản phẩm rất giàu khoáng chất và vitamin có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch của người dùng. Nguồn thực phẩm hữu cơ đáng tin cậy Thực phẩm hữu cơ, không giống như những sản phẩm được trồng theo kiểu công nghiệp hóa thông thường vì nó ít được xử lý hơn, các tính chất của sản phẩm vẫn còn tinh khiết. Bên cạnh đó, sản phẩm hữu cơ còn dễ làm hài lòng người tiêu dùng. Thậm chí có thể dễ dàng xuất khẩu nếu đáp ứng đủ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc nông sản. Tại sao người tiêu dùng chọn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ? Vì sản phẩm hữu cơ không có chất lưu tồn từ thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng. Thực phẩm hữu cơ có vị ngon hơn, nhiều giá trị dinh dưỡng hơn. Thực phẩm hữu cơ chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống các bệnh ung thư hơn các loại thực phẩm canh tác theo phương pháp thông thường. Các nguyên tắc cơ bản trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ Quốc tế IFOAM: " Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật khác có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người". Gồm có 13 nguyên tắc trong canh tác nông nghiệp hữu cơ: #1. Tất cả các loại phân bón hóa học đều bị cấm dùng. #2. Cấm dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học. #3. Cấm dùng các loại hóc môn tổng hợp (thuốc kích thích sinh trưởng). #4. Các thiết bị canh tác (bình phun thuốc trừ sâu, cuốc,...) đã dùng trong canh tác truyền thống không được sử dụng trong canh tác hữu cơ. #5. Nông dân phải duy trì việc ghi chép lại các nguồn của tất cả các khoản vật tư (giống, phân bón,...) dùng trong canh tác. #6. Các cây trồng trong các ruộng hữu cơ phải khác với cây trồng trong ruộng truyền thống. #7. Một vùng cách ly (hoặc một vùng ngăn cản) cần phải được thiết lập nhằm để tránh việc nhiễm bẩn từ bên ngoài vào. Vùng cách ly này có thể là một con đê, con mương thoát nước hoặc một hàng cây nhằm sàng lọc nhiễm bẩn. Cây trồng cách ly phải gồm hai hàng rào và cao hơn loại cây trồng truyền thống. Các loại cây trồng làm hàng rào cách ly phải khác với cây trồng trong ruộng hữu cơ. #8. Ngăn cấm phá rừng nguyên sinh để canh tác hữu cơ. #9. Các loại cây trồng ngắn ngày (lúa, rau, ngô,...) phải có ít nhất 12 tháng chuyển đổi. Cây trồng lâu năm được gieo trồng sau giai đoạn chuyển đổi được coi là cây trồng hữu cơ. #10. Các loại cây trồng lâu năm (chè, cà phê,...) phải có ít nhất 18 tháng chuyển đổi. Các cây trồng ngắn ngày được thu hoạch sau giai đoạn chuyển đổi được coi là sản phẩm hữu cơ. #11. Cấm sử dụng các loại giống cây chuyển đổi gen. #12. Tốt nhất nên sử dụng hạt giống hữu cơ và các nguyên liệu hữu cơ. #13. Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.

Jeffrey | 16/12/2021

ISO 22000: Đối tượng và các yêu cầu của ISO 22000

ISO 22000 – Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm, đã tạo bước chuyển biến đáng kể về nhận thức trong việc nhận biết và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi cung ứng. Hiện nay, ISO 22000:2018 được biết đến như một công cụ hữu hiệu giúp các cơ sở chế biến thực phẩm đảm bảo được sản phẩm của mình an toàn đối với mọi người. ISO 22000:2018 ISO 22000:2018 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 (gọi tắt là ISO 22000) quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đồng thời, ISO 22000 cũng tích hợp với nguyên tắc phòng ngừa mối nguy an toàn thực phẩm là HACCP. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 hiện đang được áp dụng rông rãi trên 150 nước, trong đó có Việt Nam. Hiểu được khái niệm tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì rồi, có phải vấn đề bạn đang thắc mắc tiếp theo là: ISO 22000 áp dụng cho những đối tượng doanh nghiệp nào, tiêu chuẩn đưa ra những yêu cầu gì? và tầm quan trọng của chứng nhận ISO 22000:2018? Hiểu được điều bạn cần, ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức về ISO 22000. Hãy cùng theo dõi nhé! ISO 22000 áp dụng cho những đối tượng doanh nghiệp nào? ISO 22000 là một tiêu chuẩn dành cho mọi doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi cung ứng thực phẩm. Tức là mọi doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đều có thể áp dụng ISO 22000 cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của cá nhân doanh nghiệp đó. Cụ thể: Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông trại, trang trại, ngư trường Đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ làm sạch và vệ sinh về thực phẩm Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo quản và phân phối thực phẩm Nhà cung cấp thiết bị, chất làm sạch, chất khử trùng, vật liệu bao gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm. Các yêu cầu của hệ thống quản lý ISO 22000 doanh nghiệp cần đáp ứng Trước tiên, doanh nghiệp cần tổ chức một nhóm các cá nhân đủ điều kiện để thành lập đội an toàn thực phẩm. Các thành viên phải được đào tạo và có đủ hiểu biết về những vấn đề liên quan trong công việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Sau khi hướng dẫn doanh nghiệp lập đội an toàn thực phẩm, các đơn vị tư vấn chứng nhận ISO 22000 luôn tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với một hệ thống tài liệu tại chỗ và thủ tục cần thiết bao gồm: Chính sách an toàn thực phẩm tổng thể được đưa ta cho toàn hoạt động của doanh nghiệp, được xây dựng dựng bởi lãnh đạo doanh nghiệp và truyền đạt tới các phòng ban, bộ phận, nhân viên. Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khi được thiết lập sẽ thúc đẩy các nỗ lực tuân thủ chính sách. Các chương trình tiên quyết hiệu quả tại chổ để tạo điều kiện ngăn ngừa và giảm chất ô nhiễm trong sản phẩm, quá trình chế biến sản phẩm và môi trường làm việc. Tài liệu phân tích mối nguy và kế hoạch kiểm soát mối nguy phải được soạn thảo và phát triển để xác định, ngăn chặn và loại bỏ các mối nguy về an toàn thực phẩm. Hệ thống quy trình liên quan tới quản lý an toàn thực phẩm đều được lập thành văn bản truyền đạt tới toàn tổ chức để vận hành việc kiểm soát mối nguy gây mất an toàn thực phẩm. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để xác định sản phẩm. Thiết lập một hệ thống hành động khắc phục và kiểm soát sản phẩm không phù hợp. Duy trì một thủ tục được ghi chép để xử lý việc thu hồi sản phẩm. Kiểm soát các thiết bị giám sát và đo lường. Thiết lập và duy trì đánh giá nội bộ. Cần có kế hoạch ứng phó và xử lý các tình huống khẩn cấp. Tổ chức các cuộc họp đánh giá quản lý định kỳ để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Liên tục cập nhật và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Cung cấp đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bằng các hoạt động đào tạo nhân viên, đầu tư cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc phù hợp. Tầm quan trọng của chứng nhận ISO 22000:2018? Chứng nhận ISO 22000 là chứng chỉ có giá trị quốc tế, nó như một lời cam kết của doanh nghiệp trong việc kiểm soát các mối nguy hiểm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng… Giá trị của chứng nhận ISO 22000 có thể được thể hiện dưới các khía cạnh sau: Chứng minh cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được triển khai nhằm chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Chứng nhận ISO 22000 như một bằng chứng về an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong quản lý thực phẩm Doanh nghiệp sẽ bắt đầu quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn đối với các vấn đề: Quản lý nguyên vật liệu đầu vào; quản lý kế hoạch sản xuất; quản lý kho; quản lý nhân sự sản xuất; quản lý thành phẩm; quản lý về điều kiện nhà xưởng; quản lý dụng cụ sản xuất…. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dần cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý chung cho doanh nghiệp. Yêu cầu bắt buộc khi tham gia đấu thầu; cung cấp thực phẩm trường học; khu công nghiệp Hiện nay, để chứng minh năng lực khi tham gia một số dự án đấu thầu. Doanh nghiệp cần có một số giấy tờ liên quan đến lĩnh vực mình hoạt động. Giấy cơ sở đủ điều kiện; Giấy phép con; Giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn. Giấy chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP trong lĩnh vực thực phẩm. Giấy chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế Giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Căn cứ theo Điều 12: Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm – Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định. Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP). Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”. Bài viết cùng chủ đề: Chứng nhận iso 22000:2018 là gì – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Hướng dẫn quy trình 8 bước đánh giá cấp giấy chứng nhận iso 22000:2018

Jeffrey | 15/12/2021

Đẩy mạnh sản xuất VietGAP doanh nghiệp thu lợi cao

Khoảng 6 năm trở lại đây, phong trào sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt tại Bình Phước phát triển mạnh. Nhiều mô hình trồng rau, củ, quả trong nhà màng được các hộ nông dân đầu tư thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Thanh Phú (Bình Long), gia đình ông Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tổ 2, ấp Phú Thành đã đầu tư 2,7 tỷ đồng để xây dựng 7.000m2 nhà mang trồng dưa lưới và rau càng cua theo tiêu chuẩn VietGAP. Ý tưởng trồng rau, củ, quả theo hướng hữu cơ trong nhà màng của ông Nguyễn Hữu Thọ nhen nhóm từ năm 2010. Khi đó, mô hình này chỉ mới xuất hiện ở một số nơi như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu, Sơn La,… còn tại Bình Phước chưa ai thực hiện. Vì vậy, cha con ông Thọ đã rong ruổi nhiều tháng trời đi Đà Lạt, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng. Tuy nhiên, những nơi ông Thọ đã đi qua cũng chỉ tham khảo là chính, bởi rất khó áp dụng do nhiều yếu tố nên ông phải kết hợp tìm kiếm thông tin từ internet, sách, báo để tham khảo, áp dụng. Đến cuối năm 2016, ông Thọ thuê công ty tư vấn và xây dựng 7.000m2 nhà màng kiên cố, hiện đại để trồng dưa lưới, rau hữu cơ theo hướng công nghệ cao, đồng thời tham gia học lớp sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo hướng VietGAP. Hiện gia đình ông có 5 nhà màng, trong đó 4 nhà màng trồng dưa lưới, 1 nhà trồng rau càng cua. Các nhà màng được ông Thọ xây dựng rất hiện đại với 2 lần cửa ra vào, lưới dày màu trắng để hấp thu ánh sáng, ngăn nhiệt mặt trời và ngăn ngừa các loại sâu bệnh, nước mưa… Mô hình trồng dưa lưới, rau của ông Thọ tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ chọn giống đến nước tưới, phân bón. Vì được trồng trong nhà kính, cùng hệ thống tưới phun sương nên độ ẩm trong đất luôn đảm bảo, rau, quả phát triển xanh tốt, ít bị sâu bệnh, từ đó hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật. Ông Thọ cho biết, trồng dưa lưới nhàn, đầu tư ban đầu tuy hơi lớn, song sản phẩm thu được sạch và an toàn, không phụ thuộc thời tiết, ngăn ngừa được sâu bệnh hại, giảm đáng kể các khoản chi phí. Đây cũng là hướng đi phù hợp khi thị trường rau quả không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay. Dưa lưới của gia đình ông xuất bán ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các siêu thị lớn. Nói về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới, ông Thọ chia sẻ, sau mỗi lứa thu hoạch, chuẩn bị đất, cày xới, phơi nắng, bón phân lót 2-3 tuần thì gieo trồng vụ tiếp theo. 10 ngày đầu sau khi gieo, chú ý các bệnh như nấm, thối rễ, héo lá, nhũn thân… Khi dưa bắt đầu ra bông, cứ 1 sào ông Thọ đưa 2 thùng nuôi ong mật thả vào nhà màng để ong giúp cây thụ phấn. Khi cây đậu trái thì giữ những trái đạt yêu cầu, còn lại cắt bỏ hết; kết hợp cắt chồi, tỉa lá gốc ở độ cao khoảng 70-80cm so với mặt đất để tạo độ thông thoáng cho vườn dưa và giảm lượng đạm, bón tăng lượng kali, canxi. Ngày tưới nước 4 lần bằng hệ thống tưới tự động nhỏ giọt với liều lượng 1 lít/cây/ngày. Nếu phát hiện dấu hiệu của sâu thì dùng thuốc có nguồn gốc sinh học, định kỳ 15 ngày/lần, như vậy vẫn đảm bảo thời gian cách ly. Sau 75 ngày, dưa lưới cho thu hoạch. Trước khi thu hoạch khoảng 15 ngày, ông dùng dụng cụ đo độ ngọt của dưa và khống chế ở mức nhất định để đảm bảo chất lượng dưa tốt nhất. Với năng suất trung bình 1,5kg/cây, tương đương sản lượng 3-4 tấn/sào với giá bán từ 30-35 ngàn đồng/kg, mỗi sào cho thu trên 100 triệu đồng, trong đó lợi nhuận đạt khoảng 60%. Trung bình 1 năm gia đình ông Thọ trồng được 3 lứa dưa, sản lượng khoảng 100 tấn trái. Sản xuất theo quy trình khép kín, sau mỗi vụ thu hoạch dưa lưới, ông tận dụng “giá thể” đã trồng dưa để trồng rau càng cua. Theo ông Thọ, trồng rau càng cua rất đơn giản. Đầu tiên chuẩn bị hạt giống chất lượng, ươm giống, trồng cây, sau khoảng 70 ngày sẽ cho thu hoạch. Có thời điểm ông trồng rau tại 2 nhà kính, mỗi nhà thu về 2 tấn rau. Với giá thị trường hiện nay từ 18-30 ngàn đồng/kg, mỗi vụ ông lãi hơn 20 triệu đồng/nhà kính. Tuy nhiên, do thị trường rau càng cua không ổn định, lệ thuộc vào từng mùa, từng thời điểm nên việc xuất bán loại rau này đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ông Thọ chỉ trồng rau càng cua để bán theo đơn đặt hàng. Để thuận lợi chăm sóc vườn dưa lưới, rau an toàn, ông đã tìm tòi, nghiên cứu chế tạo ra nhiều loại máy móc, từ máy làm đất, máy đánh tan xơ dừa, máy phun thuốc trừ sâu, máy gieo hạt, trồng cây… giúp tiết giảm nhiều công lao động, hạ giá thành, đem lại lợi nhuận cao. Được trồng đúng quy trình theo công nghệ sạch, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, mà chỉ dùng các chế phẩm sinh học tự tạo nên vườn dưa, rau nhà ông Thọ cho năng suất cao, đảm bảo an toàn chất lượng. Mô hình dưa lưới, rau của gia đình ông Thọ không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giải quyết việc làm cho một số lao động tại địa bàn. Đặc biệt, nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến, cùng việc quản lý và sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình VietGAP, việc sản xuất trong nhà màng loại bỏ các yếu tố gây bệnh, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô sản xuất trong nhân dân thì rất cần có chuỗi cửa hàng cung ứng rau, quả sạch từ trang trại đến người tiêu dùng. Nhất là việc xây dựng thương hiệu sản phẩm để có đầu ra ổn định và được các cấp, ngành hỗ trợ kỹ thuật nhiều hơn nữa đang là điều mong mỏi của nhiều hộ dân trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Phước hiện nay. Theo vietgap.com