clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
Chứng nhận hệ thống , ISO 9001:2015 ,

Điều kiện cấp chứng nhận ISO 9001:2015

Đăng ngày 03/01/2022

Chứng nhận ISO 9001:2015 là chứng nhận quốc tế, phù hợp cho mọi tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực khác nhau. Tiêu chuẩn ISO 9001 là một công cụ giúp doanh nghiệp tạo ra chất lượng dịch vụ tối ưu nhất, đạt được chứng nhận ISO 9001:2015, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích:

  • Giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao hình ảnh, uy tín của mình đối với khách hàng, đối tác.
  • Cải thiện hiệu quả làm việc rõ rệt, tạo sức mạnh nội bộ trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp và thúc đẩy người lao động không ngừng cố gắng trong công việc.
  • Giảm rủi ro đối với nguồn nguyên liệu đầu vào.
  • Cải thiện uy tín của tổ chức thông qua việc làm thỏa mãn khách hàng.
  • Đạt chứng nhận ISO 9001 còn giúp tăng lượng hàng hóa dịch vụ bán ra.

Bạn muốn biết, doanh nghiệp cần những điều kiện gì để đạt chứng nhận ISO 9001 và quy trình cấp chứng nhận ISO 9001 được thực hiện như thế nào thì hãy theo dõi bài viết này nhé.

Chứng nhận ISO 9001:2015 là gì?

Tên đầy đủ của ISO 9001: ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

ISO 9001 là một Tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loại hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ. Đặc biệt, tiêu chuẩn có quy định bắt buộc áp dụng đối với 2 lĩnh vực là vật liệu xây dựng và sản xuất phân bón.

ISO 9001 do Ủy ban Tiêu chuẩn Quốc tế ISO ban hành từ năm 1987, đã trải qua 4 lần soát xét và hoàn thiện từ phiên bản ISO 9000 năm 1987.

Chứng nhận ISO 9001 là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được ISO 9001 đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO 9001 (còn gọi là chứng chỉ ISO 9001). Hoạt động đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 9001 sẽ được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền.

3 điều kiện cấp chứng nhận ISO 9001:2015

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu cho hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận ISO 9001 phải đáp ứng 03 điều kiện sau:

Điều kiện thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015

  • Để đạt được chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, xây dựng hệ thống quản lý của mình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Cụ thể hơn, doanh nghiệp sẽ phải có những hồ sơ tài liệu, quy trình, hướng dẫn… đảm bảo theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO.
  • Việc xây dựng và áp dụng ISO 9001:2015 là một quá trình triển khai tương đối tốn nhiều thời gian, khoảng 6 – 9 tháng và nhiều nhân sự tham gia.
  • Kết quả của bước này là doanh nghiệp có một hệ thống quản lý phù hợp theo tiêu chuẩn ISO.

Điều kiện thứ hai: Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận

  • Sau khi đã có một hệ thống quản lý tốt, có các bằng chứng, chứng minh về sự phù hợp của mình. Đồng thời, doanh nghiệp đã thực hiện tự đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Các hành động khắc phục và cải tiến được thực hiện. Doanh nghiệp sẽ trao đổi với Tổ chức chứng nhận về việc thực hiện cuộc đánh giá chứng nhận.
  • Đây là bước quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt được chứng nhận ISO 9001 hay không (cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015).

Điều kiện thứ 3: Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001

  • Doanh nghiệp có được giấy chứng nhận ISO 9001 là kết quả ban đầu. Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp phải duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của mình. Nếu không duy trì, điều này có thể dẫn tới việc hoạt động trì trệ và không hiệu quả.
  • Ngoài ra, có thể doanh nghiệp sẽ không đạt được yêu cầu khi đánh giá giám sát sau 12 tháng.  Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001 không còn nữa. Do vậy, sau khi đạt được chứng nhận ISO 9001 cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống.

Hiệu lực của Chứng nhận ISO 9001:2015

Hiệu lực của giấy chứng nhận có thời gian bao lâu?

Hiệu lực của chứng nhận tiêu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 có thời hạn trong 3 năm.

Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ. Để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Chu kỳ giám sát

Chu ký giám sát có thể là 6-9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng. Tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận.

Hết 3 năm vẫn muốn chứng nhận, tổ chức đó phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ tiêu chuẩn ISO cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.

Quy trình đánh giá, cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015

Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015

Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký cấp chứng nhận ISO 9001:2015 với tổ chức chứng nhận.

Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng

Sau khi đăng ký, đánh giá viên của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Quá trình đánh giá có thể mất đến một tuần, tùy thuộc vào quy mô của tổ chức.

Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận.

Bước 3: Đánh giá sơ bộ – đánh giá hồ sơ

Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu ISO 9001:2015. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001:2015, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh.

Bước 4: Đánh giá chứng nhận – đánh giá thực địa

Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng vào thực tế tại doanh nghiệp. Xác định những điểm sai sót trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, phân tích những điểm không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có).

Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có)

Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục.

Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

Kết thúc đánh giá ứng dụng thực tế tại doanh nghiệp và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015.

Bước 7: Cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.

Bước 8: Giám sát sau chứng nhận

Giấy chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp).

Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.

Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.

Dịch vụ liên quan