clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
Chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy VLXD , Chứng nhận chất lượng sản phẩm ,

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD

Đăng ngày 19/01/2022

Đạt chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng được coi là sản phẩm an toàn, đảm bảo tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc gia và được phép đưa ra thị trường. Vì vậy, “chứng nhận hợp quy là gì” sẽ không phải là cụm từ quá xa lạ đối với tôi và bạn.

Nhưng:

  • Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì? Nó mang lại hiệu quả ra sao?
  • Những sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nào là bắt buộc chứng nhận hợp quy?
  • Quy trình cấp chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng thực hiện như thế nào?

Có thể chưa ai cho bạn câu trả lời chính xác nhất. Hiểu được điều này, trong bài viết chia sẻ hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày những nội dung quan trọng, chi tiết nhất giúp bạn nắm được kiến thức về chứng nhận hợp quy.

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì?

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là quá trình đánh giá, chứng nhận sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD (do Tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện).

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì?

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đảm bảo không gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích.

Quy chuẩn vật liệu xây dựng mới nhất hiện nay là gì?

QCVN 16:2019/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng là quy chuẩn mới nhất hiện nay là căn cứ pháp lý cho hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng. QCVN 16:2019/BXD có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.

Quy chuẩn này quy định về các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc biệt là nhóm 2) được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng cần phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích.

Đồng thời, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng bắt buộc phải áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng mang lại hiệu quả gì?

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD không chỉ có lợi ích về mặt tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp, mà còn đem lại nhiều lợi ích to lớn khác.

  • Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan cho người sử dụng nhờ áp dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
  • Tăng khả năng trúng thầu/đấu thầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các gói thầu công.
  • Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng, tạo lòng tin nơi khách hàng.
  • Giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần.
  • Giúp sản phẩm đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường trong nước hoặc ngoài nước.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường cả trong nước và quốc tế.

06 nhóm vật liệu xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy

Dưới đây là chi tiết 06 nhóm vật liệu xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy theo quy định của QCVN 16:2019/BXD:

#1. Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông:

  • Xi măng pooc lăng
  • Xi măng pooc lăng hỗn hợp
  • Xi măng pooc lăng bền sun phát
  • Xi măng pooclăng hỗn hợp bền sun phát
  • Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng
  • Tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
  • Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng.

#2. Cốt liệu xây dựng

  • Cốt liệu cho bê tông và vữa
  • Cát nghiền cho bê tông và vữa.

#3. Kính xây dựng

  • Kính nối
  • Kính phẳng tôi nhiệt
  • Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
  • Kính hộp gắn kín cách nhiệt

#4. Gạch, đá ốp lát

  • Gạch gốm ốp lát
  • Đá ốp lát lát tự nhiên
  • Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ

#5. Vật liệu xây dựng

  • Gạch đất sét nung
  • Gạch rỗng đất sét nung
  • Gạch bê tông
  • Sản phẩm bê tông khí chưng áp
  • Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép

#6. Nhóm vật liệu xây dựng khác

  • Tấm sóng amiăng xi măng
  • Amiăng crizotin để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng
  • Tấm thạch cao và Panel thạch cao có sợi gia cường
  • Sơn tường dạng nhũ tương
  • Thanh định hình (profile) nhôm và hợp kim nhôm
  • Thanh định hình (profile) poly (vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi
  • Ống và phụ tùng Polyetylen (PE) dùng cho mục đích cấp nước và thoát nước
  • Ống và phụ tùng nhựa Polypropylen (PP) dùng cho mục đích cấp và thoát nước
  • Ống và phụ tùng Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho mục đích cấp và thoát nước
  • Ống và phụ tùng bằng chất dẻo (PVC-U; PP; PE) thành kết cấu dùng cho mục đích thoát nước chôn ngầm trong điều kiện không chịu áp
  • Hệ thống ống nhựa nhiệt rắn gia cường bằng sợi thủy tinh trên cơ sở nhựa polyeste không no (GRP) sử dụng trong cấp nước chịu áp và không chịu áp.

Quy trình cấp chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD

Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận hợp quy

Khách hàng thực hiện đăng ký chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng với tổ chức chứng nhận.

Chuyên gia của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, thống nhất với khách hàng một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận.

Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận.

Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình

  • Với phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình
  • Với phương thức 5: Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm điển hình
  • Với phương thức 7: Kiểm tra thực tế lô sản phẩm, hàng hóa kết hợp lấy mẫu thử nghiểm sản phẩm điển hình

Đảm bảo các chỉ tiêu thử nghiệm có kết quả phù hợp với các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật.

Bước 3: Thẩm xét hồ sơ đánh giá, cấp giấy chứng nhận

Tổ chức chứng nhận sẽ thông báo kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng cho khách hàng. Nếu kết quả trên phù hợp với các yêu cầu quy định thì khách hàng sẽ được tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận Hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD.

Bước 4: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Đối với phương thức chứng nhận 5 thì giấy chứng nhận Hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD sẽ có giá trị trong vòng 3 năm.

Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, khách hàng sẽ phải thực hiện đánh giá giám sát định kỳ không quá 12 tháng/lần.

Thủ tục công bố hợp quy vật liệu xây dựng

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng phải tiến hành công bố hợp quy tại Sở Xây dựng mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ công bố hợp quy vật liệu xây dựng bao gồm như sau:

  • Bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng
  • Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của luật pháp (bản sao công chứng).
  • Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân. (Bản sao công chứng)

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng Tỉnh/Thành phố

Thời gian giải quyết: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết rõ được chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì và lợi ích của nó mang lại cho bạn cũng như nắm được quy trình cấp chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng. Nếu còn bất ký thắc mắc nào về chứng nhận hợp quy, bạn hãy liên hệ với ICI để được tư vấn miễn phí nhé.

Dịch vụ liên quan