clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

Tìm kiếm

Jeffrey | 22/10/2021

Chứng nhận HACCP là gì? 8 bước cấp chứng nhận HACCP

Với tư cách là một nhà quản trị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tôi chắc rằng bạn sẽ cảm thấy chứng nhận HACCP vô cùng giá trị. HACCP là một hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm vừa hiệu quả vừa hấp dẫn. Nếu bạn áp dụng đúng cách, HACCP sẽ giúp công ty bạn phát triển, đảm bảo an toàn thực phẩm, có khả năng ngăn ngừa các mối nguy có thể gây ra ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến một cách chủ động, tạo ra sản phẩm an toàn. Vậy làm thế nào để có thể áp dụng hệ thống HACCP và quy trình cấp chứng chỉ HACCP được thực hiện như thế nào? Bài viết này sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về hệ thống này. HACCP là gì? Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là “Phân tích mối nguy hại và kiểm soát các điểm tới hạn”. Là một tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Bản chất của hệ thống HACCP là hệ thống ngăn ngừa, nhằm cung cấp sự đảm bảo an toàn thực phẩm qua việc phân tích các mối nguy về sinh học, hóa học, vật lý vốn có trong quá trình sản xuất, từ giai đoạn thu mua nguyên vật liệu và xử lý, chế biến, phân phối, tiêu thụ đến khi thành phẩm. HACCP là gì? Xác định các mối nguy để ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận được tại các CCP (Critical – Control – Point) có nghĩa là Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là cách hoạt động của hệ thống HACCP. Chứng chỉ HACCP là gì? Chứng chỉ HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận doanh nghiệp bạn đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp chứng chỉ HACCP (hay giấy chứng nhận HACCP). Hệ thống HACCP có bắt buộc không? Thực trạng an toàn thực phẩm đang rất được người tiêu dùng quan tâm như hiện nay. Việc xây dựng và áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm là điều hiển nhiên doanh nghiệp phải thực hiện. Có thể kể đến như ISO 22000:2018 và BRC, FSSC 22000,… Tuy nhiên, HACCP vẫn luôn được các doanh nghiệp thực phẩm đánh giá cao là hệ thống được thiết lập để giảm tới mức thấp nhất độ rủi ro có thể xảy ra đối với an toàn thực phẩm. Chứng chỉ HACCP là bằng chứng để bạn chứng minh sản phẩm của mình được đảm bảo về mức độ an toàn thực phẩm. Vì thế để tạo dựng lòng tin và thu hút người tiêu dùng, gia tăng các giá trị giao dịch thương mại quốc tế thì sản phẩm của bạn bắt buộc phải được cấp chứng chỉ HACCP. Ở một số nước trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Newzeland,… đã đưa ra yêu cầu tất cả các doanh nghiệp thực phẩm trong nước và các công ty nước ngoài muốn nhập khẩu thực phẩm vào những thị trường trên đều phải áp dụng hệ thống HACCP. Riêng ở Việt Nam thì chưa có yêu cầu bắt buộc, nhưng rất được khuyến khích áp dụng hệ thống HACCP. 10 lợi ích của HACCP Chứng nhận HACCP chứng minh sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm. Hệ thống HACCP quản lý rũi ro cho doanh nghiệp, giúp thực hiện tốt việc phòng ngừa các rủi ro và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Đầu ra sản phẩm hàng hóa ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm. Kiểm soát rủi ro, cải tiến liên tục quá trình sản xuất. Giảm chi phí do sản phẩm không đảm bảo và phải thu hồi. Khẳng định về chất lượng, tạo lòng tin với người tiêu dùng và đối tác. Được phép sử dụng dấu chứng nhận HACCP. Thu hút khách hàng bền vững và liên tục tăng trưởng. Nâng cao hơn vị thế thương hiệu của bạn. Đảm bảo người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm an toàn, cải thiện đời sống cộng đồng. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, chào hàng thương mại. Quy trình cấp chứng chỉ HACCP thực hiện qua 8 bước cơ bản Để áp dụng hệ thống HACCP, doanh nghiệp bạn phải được đào tạo và hướng dẫn các kỹ năng cơ bản để xây dựng và vận hành hệ thống. Phải hiểu tường tận bản chất của hệ thống, điều kiện áp dụng và 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP. Sau khi đã áp dụng HACCP vào quy trình sản xuất của doanh nghiệp, bạn bắt đầu đăng ký cấp chứng nhận HACCP. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình 8 bước chứng nhận HACCP Bước 1: Đăng ký chứng nhận Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận HACCP với tổ chức chứng nhận. Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng Sau khi đăng ký, chuyên gia của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 – đánh giá hồ sơ Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ HACCP. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của HACCP, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 – đánh giá thực địa Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét sự phù hợp của hồ sơ với việc áp dụng thực tế tại doanh nghiệp. Phát hiện điểm nào không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có). Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Kết thúc kiểm tra tại thực địa và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận HACCP. Bước 7: Cấp chứng nhận HACCP Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận HACCP khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bước 8: Giám sát sau chứng nhận Chứng chỉ HACCP có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, thông thường sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận. Đây là những chia sẻ của chúng tôi về Hệ thống HACCP, hy vọng sau bài viết này bạn đã hiểu thêm về HACCP. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý, ICI là tổ chức chứng nhận cung cấp dịch vụ đánh giá cấp chứng nhận HACCP hiệu quả, đáng tin cậy, luôn đem đến lợi ích tối đa cho Khách hàng.

Jeffrey | 10/10/2021

HACCP là gì? Lợi ích mà HACCP mang lại cho doanh nghiệp bạn

Hoạt động trong ngành thực phẩm hoặc tham gia trong chuỗi cung ứng thực phẩm, ít nhiều gì bạn cũng đã nghe tới các thuật ngữ và định nghĩa về tiêu chuẩn HACCP và nhiều quốc gia trên thế giới đã có yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp thực phẩm phải áp dụng hệ thống HACCP. Tại Việt Nam hiện nay, tiêu chuẩn HACCP cũng đang được quan tâm rất nhiều, được khuyến khích áp dụng để đảm bảo sản xuất an toàn thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Vậy cụ thể HACCP là gì? Và làm thế nào để bạn có thể đạt được giấy chứng nhận HACCP? Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày các nội dung tổng quan về tiêu chuẩn HACCP, những lợi ích mà HACCP đem lại cũng như cách đăng ký chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp của bạn như thế nào? Nếu doanh nghiệp bạn đang có kế hoạch áp dụng hệ thống HACCP, bạn muốn tìm hiểu kiến thức về HACCP kỹ hơn để có thể hiểu nó một cách chính xác và đầy đủ nhất thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, hãy cùng chúng tôi theo dõi đến cuối bài viết! Tổng quan về tiêu chuẩn HACCP HACCP là gì? HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát đến hạn. Và HACCP là bộ tiêu chuẩn quốc tế tập hợp các yêu cầu và hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ chuỗi sản xuất chế biến thực phẩm (thông thường là thực phẩm, thủy sản và thức ăn chăn nuôi). Bản chất của tiêu chuẩn HACCP là hệ thống phòng ngừa. Nhận định các mối nguy, phân tích mối nguy, sau đó đưa ra giải pháp phòng ngừa, kiểm soát những mối nguy ấy nhằm đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. HACCP có mặt trên thị trường rất sớm từ những những năm 60 của thế kỷ XX, sang những năm 70, HACCP lần đầu tiên được áp dụng tại Mỹ, cho đến nay thì đã được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới có quy định bắt buộc ở một số quốc gia như EU, Mỹ, Nhật Bản,.. HACCP gồm có hai giai đoạn: Phân tích mối nguy: Các mối nguy gắn với các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất thực phẩm. Kiểm soát và hạn chế mối nguy đến hạn: Kiểm soát các mối nguy và xác định biện pháp hạn chế và phòng ngừa Giám sát các điều kiện để thực hiện các biện pháp phòng ngừa Kiểm tra lại hiệu quả của hệ thống Yếu tố quyết định thành công trong triển khai HACCP chính là: Điều kiện áp dụng 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP Chứng nhận HACCP là gì? Giấy chứng nhận HACCP sẽ do Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá và quyết định cấp. Đây là các đơn vị được chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng – Bộ KH-CN trong lĩnh vực chứng nhận. Tổ chức chứng nhận phải là cơ quan độc lập với đơn vị tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Đây là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp giấy chứng nhận HACCP. Đối tượng áp dụng HACCP Hiện nay HACCP đã được áp dụng khá phổ biến và áp dụng cho nhiều loại hình sản xuất, chế biến thực phẩm, cụ thể như: Các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi,… Các doanh nghiệp sản xuất chế biến, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp; Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn… Mục đích cuối cùng của HACCP là gì? Mục đích của HACCP là phân tích, đánh giá mối nguy và phòng ngừa rũi ro, kiểm soát có hiệu quả. Hệ thống quản lý chất lượng HACCP được thiết lập giúp giảm tới mức thấp nhất mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với an toàn thực phẩm. Chứng nhận HACCP là công cụ chứng minh sản phẩm của bạn được đảm bảo an toàn thực phẩm, có khả năng ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến cho đến khâu thành phẩm đưa đến tay người tiêu dùng là sản phẩm an toàn. Ngoài ra, sức ảnh hưởng mà HACCP mang đến cho doanh nghiệp cũng chính là doanh thu và thương hiệu. Lợi ích của HACCP cho doanh nghiệp Tại sao nhiều doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam hiện nay lại quan tâm đến chứng nhận HACCP đến như vậy? Với HACCP bạn có thể: Chứng nhận HACCP chứng minh sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm. Quản lý rũi ro cho doanh nghiệp, giúp thực hiện tốt việc phòng ngừa các rủi ro và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Đầu ra sản phẩm hàng hóa ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm. Kiểm soát rủi ro, cải tiến liên tục quá trình sản xuất. Giảm chi phí do sản phẩm ko đảm bảo và phải thu hồi. Khẳng định về chất lượng, tạo lòng tin với người tiêu dùng và đối tác. Thu hút khách hàng bền vững & liên tục tăng trưởng Nâng cao hơn vị thế thương hiệu của bạn. Đảm bảo người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm an toàn, cải thiện đời sống cộng đồng. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Được phép sử dụng dấu chứng nhận HACCP. Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, chào hàng thương mại. 7 nguyên tắc HACCP Nguyên tắc 1: Nhận dạng – phân tích mối nguy Nguyên tắc đầu tiên sẽ tiến hành xác định các mối nguy tìm ẩn ở mọi giai đoạn ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. Từ sơ chế, chế biến, bảo quản,… cho đến khâu phân phối cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xây dựng các biện pháp kiểm soát chúng. Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points) Đây là điểm kiểm soát quan trọng cần được kiểm soát để có những biện pháp ngăn ngừa đúng mức. Hoạt động này diễn ra trong từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm để hạn chế tối đa khả năng xuất hiện của chúng. Nguyên tắc 3: Thiết lập điểm giới hạn cho các CCP Ở nguyên tắc này chúng ta sẽ thiết lập 1 điểm giới hạn tối đa hoặc tối thiểu cho nhiệt độ, thời gian, nồng độ pH, mức muối, mức độ clo hoặc những đặc tính chế biến khác sẽ kiểm soát được mối nguy. Đây là điểm giới hạn đặc biệt quan trọng. Trường hợp bị vượt quá giới hạn này, phải thực hiện hành động khắc phục. Toàn bộ những sản phẩm nào bị ảnh hưởng đều bđược kiểm soát chặt chẽ. Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP Trong 7 nguyên tắc HACCP, nguyên tắc thứ 4 này là một phần rất quan trọng để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP. Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP để đảm bảo rằng các giới hạn không bao giờ vi phạm. Xây dựng những chương trình thử nghiệm, quan sát, giám sát điểm giới hạn bằng đo vật lý của điểm giới hạn. Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục Khi hệ thống giám sát cho thấy tại một thời điểm kiểm soát tới hạn nào đấy không được thực hiện đầy đủ thì phải thiết lập ngay những hành động khắc phuc và phải đảm bảo không được cho qua bất kì sản phẩm nào không đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra cần có một sự đánh giá rõ ràng và cụ thể về cả quá trình để tìm ra nguyên nhân và hướng loại trừ những nguyên nhân đó. Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục xác minh Khi thực hiện được nguyên tắc thứ 6 này có nghĩa là hệ thống HACCP tại doanh nghiệp bạn đang hoạt động có hiệu quả. Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu giữ hồ sơ, tài liệu Sau tất cả, doanh nghiệp phải sắp xếp lại hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP; phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng. Để chứng minh rằng tổ chức, doanh nghiệp đạt chứng nhận an toàn thực phẩm, mọi giới hạn quan trọng đều được đảm bảo. Trình tự áp dụng cơ bản của HACCP Trình tự áp dụng HACCP gồm 12 bước, trong đó 7 bước cuối chính là 7 nguyên tắc của HACCP: Thành lập Ban dự án HACCP; Thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối); Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm; Vẽ sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm; Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm; Phân tích mối nguy; Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP - Critical Control Points); Thiết lập giới hạn quan trọng Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP Thiết lập hành động khắc phục Thiết lập các thủ tục xác minh Thiết lập lưu giữ hồ sơ và thủ tục giấy tờ Quy trình cấp chứng nhận HACCP Bước 1: Đăng ký chứng nhận Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký hợp đồng chứng nhận Bước 3: Tiến hành đánh giá hồ sơ (giai đoạn 1) Bước 4: Tiến hành đánh giá thực địa (giai đoạn 2) Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Bước 7: Quyết định cấp chứng  nhận Bước 8: Đánh giá giám sát sau chứng nhận Hi vọng rằng bài viết HACCP là gì? Lợi ích của HACCP và 8 bước đăng ký chứng nhận HACCP này sẽ có thể giúp bạn một cái nhìn tổng quan về HACCP và nắm rõ 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP và nắm được quy trình đăng ký chứng nhận HACCP.

Jeffrey | 07/10/2021

Nông nghiệp hữu cơ là gì? Quy trình chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam

Những năm gần đây, thực phẩm hữu cơ là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng vì những lợi ích về sức khỏe mà nó đem lại. Nhiều trang trại đã xoay mình chuyển hướng sang canh tác theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. Nhưng canh tác hữu cơ như thế nào là hiệu quả, sản phẩm như thế nào là đạt chứng nhận hữu cơ. ICI đã nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này, cũng như doanh nghiệp cần làm gì để đạt chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam. Do vậy, chúng tôi quyết định sẽ viết một bài để chia sẻ thêm với bạn kiến thức về chứng nhận hữu cơ, cũng như trả lời câu hỏi “Doanh nghiệp cần làm gì để đạt chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam?”. Chúng ta cùng theo dõi đến cuối bài viết nhé! Đầu tiên, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn Nông nghiệp hữu cơ là gì? Nông nghiệp hữu cơ là gì? Nông nghiệp hữu cơ hay còn gọi là trồng trọt hữu cơ/canh tác hữu cơ là hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng, và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Mục đích chính là xây dựng hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, loại bỏ việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào tổng hợp, chẳng hạn như phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu, thuốc thú y, hạt giống và giống biến đổi gen, chất bảo quản, chất phụ gia và chiếu xạ, nhằm duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất lâu dài và ngăn ngừa sâu bệnh. Nhìn chung, canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao… Các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam hiện nay Chứng nhận hữu cơ là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng. Trong canh tác hữu cơ hiện nay, 5 tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ phổ biến rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam là: Chứng nhận hữu cơ EU Organic Farming của Liên minh Châu Âu Chứng nhận hữu cơ USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật Chứng nhận hữu cơ ASEAN Chứng nhận hữu cơ Organic của Việt Nam. Ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành và công bố Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ gồm các phần sau đây: TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ- Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ- Phần 2: Trồng trọt hữu cơ, TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ- Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ. Tùy vào mục đích của trang trại, cũng như yêu cầu của nước xuất khẩu, bạn có thể lựa chọn tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ phù hợp để áp dụng và đăng ký cấp chứng nhận. Các quy định trong chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam Nhìn chung các tiêu chuẩn hữu cơ trên giống nhau gần như 95% về bộ tiêu chí kiểm định quy trình và độ khó. Vì tính nghiêm ngặt cao của các chứng nhận này nên nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đã dựa theo 3 bộ tiêu chuẩn USDA, EU và JAS mà xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu của quốc gia mình. Theo định nghĩa của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ: “Tiêu chuẩn hữu cơ – Organic” là từ được ghi trên nhãn những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được chấp thuận. Các tiêu chuẩn hữu cơ này phải đạt những yêu cầu cụ thể được kiểm định bởi một đơn vị trung gian được chỉ định bởi Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ trước khi sản phẩm có thể dán nhãn USDA Organic (đạt chuẩn hữu cơ Hoa Kỳ). Bộ tiêu chuẩn cũng quy định rõ chất liệu của các loại nông cụ được cho phép trong sản xuất hữu cơ. Nhìn chung, sản xuất hữu cơ phải thể hiện rằng nó đang bảo vệ hệ sinh thái; tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học; và chỉ sử dụng các chất hữu cơ đã được phê duyệt. Canh tác hữu cơ như thế nào là hiệu quả? Là phải có đầu vào sạch gồm đất, nước, không khí, các loại con/cây giống phải thuần; không được sử dụng giống biến đổi gen (GMO); các chất sử dụng trong sản xuất phải hoàn toàn hữu cơ và được cho phép; phân bón và thuốc trừ sâu phải là chế phẩm sinh học hữu cơ; cuối cùng là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Các loại hóa chất độc hại đều bị cấm trong canh tác hữu cơ. Hàm lượng các loại độc tố và kim loại nặng trong đất, nước phải ở mức cực nhỏ từ vài đơn vị đến dưới 100 ppm (mật độ) tùy loại theo danh mục quy định. Với những tỉ lệ nhỏ như vậy, hàm lượng các loại chất độc này gần như không đáng kể trong sản xuất hữu cơ. Các quy tắc và những quy định về sản xuất, xử lý; ghi nhãn, quản lý các sản phẩm theo chứng nhận hữu cơ của USDA. Vì vậy, đối với những ai muốn đạt chứng nhận hữu cơ thành công cần đặc biệt chú ý đến những điều này. Theo đó, những nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ này rất quan trọng, cần thiết và có ảnh hưởng nhiều đối với các nhà nông khi làm chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam. Lợi ích của chứng nhận hữu cơ Chứng nhận hữu cơ mang lại giá trị cao cho sản phẩm từ trang trại. Giúp sản phẩm dễ dàng đến được các thị trường “khó tính”, có yêu cầu cao về thực phẩm an toàn và sạch. Việc thực hiện và chứng nhận còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, khi mà các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thường được ưu tiên trao đổi tại đó. Ngoài ra, áp dụng và được chứng nhận hữu cơ cũng là một cam kết của nhà sản xuất về bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm tối đa rác thải, bảo vệ nguồn đất, nước, vi sinh vật và hệ sinh thái. Giúp con người phát triển hài hòa và bền vững với thiên nhiên. Quy trình chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận hữu cơ Đầu tiên, bạn thực hiện đăng ký thông tin cấp chứng nhận hữu cơ với tổ chức chứng nhận. Hai bên sẽ cùng trao đổi và thống nhất thông tin, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng. Cụ thể như: Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận thực phẩm hữu cơ; Kết quả kiểm nghiệm: mẫu đất, mẫu nước ngẫu nhiên trong trang trại để kiểm nghiệm. Và sau khi thu hoạch, trang trại cũng phải lấy mẫu nông sản để gửi kiểm định các thành phần độc tố và các thành phần dinh dưỡng xem có đạt đúng tiêu chuẩn hay không. Trình tự thủ tục chứng nhận hữu cơ; Trao đổi các tiêu chuẩn chứng nhận; Các loại chi phí của hoạt động đánh giá chứng nhận; Kế hoạch đánh giá chứng nhận. Bước 2: Đánh giá sơ bộ (giai đoạn hồ sơ, tài liệu) Tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia đến đánh giá tình trạng thực tế nhằm phát hiện ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ, tài liệu hữu cơ và việc áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, chuyên gia đánh giá sẽ đưa ra được những điểm chưa đạt yêu cầu trong hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng cần chấn chỉnh để trang trại sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho trang trại vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức. Bước 3: Đánh giá chứng nhận (đánh giá thực địa) Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp; Ở bước này, tổ chức chứng nhận sẽ xác định hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm; Kết thúc đánh giá tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, trang trại sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra. Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hữu cơ Trang trại được cấp giấy chứng nhận khi đáp ứng toàn bộ những yêu cầu của bộ quy chuẩn chứng nhận hữu cơ và các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Và kết quả thử nghiệm sản phẩm phù hợp theo quy định. Lúc này, trang trại mới có thể được sử dụng logo chứng nhận hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Bước 5: Giám sát sau chứng nhận Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận. Trong bài viết này, chúng tôi tin mình đã mang đến cho bạn những chia sẻ cần thiết về chứng nhận nông nghiệp hữu cơ gồm: Khái niệm, các tiêu chuẩn phổ biến, nguyên tắc canh tác hữu cơ như thế nào là hiệu quả cũng như quy trình chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về nông nghiệp hữu cơ là gì.

Jeffrey | 01/10/2021

ICI thực hiện đánh giá chứng nhận Online để ứng phó với dịch COVID-19

Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt ở những ngày cuối tháng 7 trở lại đây phát hiện nhiều ca nhiễm cộng đồng không rõ nguồn lây. Buộc chúng ta phải thích nghi với đại dịch và có những biện pháp phòng chống nghiêm túc, chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và cho cộng đồng, ICI đã tuân thủ chỉ thị làm việc tại nhà. Trong đó công tác đào tạo, đánh giá chứng nhận cũng sẽ được chuyển sang phương án thực hiện online đánh giá trực tuyến từ xa. Trước tình hình dịch bệnh khó lường như hiện tại, việc đến đánh giá trực tiếp tại doanh nghiệp thuộc các địa bàn đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ rất khó để thực hiện. Chính vì vậy, đánh giá chứng nhận từ xa là giải pháp hữu hiệu của tổ chức chứng nhận trong giai đoạn này, “đánh giá online” có thể là một hình thức thể hiện cho xu hướng mới trong những năm sắp đến, ngay cả khi dịch bệnh đã được đẩy lùi. Từ đợt bùng phát lần thứ 4 dịch Covid 19, ICI đã chủ động chuẩn bị kế hoạch, các nguồn lực, trang thiết bị,… để cung cấp đến khách hàng dịch vụ đánh giá chứng nhận bằng hình thức đánh giá trực tuyến. Phương án đánh giá chứng nhận trực tuyến từ xa của ICI được thực hiện theo hướng dẫn của Diễn đàn Công nhận Quốc tế IAF và đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đồng ý với phương án làm việc này. Buổi đánh giá chứng nhận online do chuyên gia Nguyễn Văn Chung làm trưởng đoàn Để đảm bảo chất lượng cho hoạt động đánh giá online, nhiều cơ sở vật chất được ICI đầu tư, trang bị như: máy chủ, máy chiếu, camera, microphone, màn hình hiển thị,… phục vụ cho công tác đánh giá trực tuyến, cùng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật vận hành thiết bị trong suốt quá trình đánh giá. Hình thức đánh giá được thực hiện qua ứng dụng hỗ trợ Zoom Meeting với tài khoản có bản quyền, đảm bảo phục vụ được tốt nhất cho khách hàng, không bị gián đoạn hoạt động. Bên cạnh đó, ICI đã yêu cầu các phòng, ban, chuyên gia đánh giá điều chỉnh lại kế hoạch công việc để phù hợp theo cơ chế “vừa online, vừa offline”, nhờ thế mỗi cá nhân chuyên gia ICI đều sẵn sàng cho các cuộc đánh giá trực tuyến từ xa. Về phía khách hàng, ICI sẽ gửi thông báo hướng dẫn chi tiết, để các khách hàng có thể chủ động chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu liên quan, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ,… cho cuộc đánh giá. Với hiệu quả các cuộc đánh online trong thời gian vừa qua, phương án này sẽ tiếp tục được ICI sử dụng phối hợp với những cuộc đánh giá trực tiếp tại chỗ. Cơ bản, mọi hoạt động của ICI vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Chính phủ.

Jeffrey | 24/06/2021

VietGAP thủy sản là gì? Các yêu cầu trong VietGAP thủy sản

Ngoài chứng nhận VietGAP trồng trọt, VietGAP chăn nuôi, thì chứng nhận VietGAP thủy sản cũng giữ một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động trong ngành nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản theo mô hình VietGAP nhằm đảm bảo chất lượng các sản phẩm thủy sản, cung cấp thực phẩm sạch ra thị trường, mang lại lợi nhuận cao và góp phần bảo vệ môi trường. VietGAP thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành lần đầu năm 2011 theo Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011 và được sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ-BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP (gọi tắt là Quyết định số 3824/QĐBNN-TCTS). VietGAP thủy sản là gì? VietGAP (viết tắt Vietnamese Good Aquaculture Practice) nghĩa là Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam. VietGAP là Quy phạm thực hành áp dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và góp phần thúc đẩy nuôi trồng thủy sản hướng tới sự phát triển bền vững. Những đối tượng có thể áp dụng tiêu chuẩn VietGAP thủy sản: VietGAP thủy sản là một mô hình canh tác có thể áp dụng cho tất cả đối tượng và phương thức nuôi trồng thủy sản từ khi chuẩn bị, thả giống đến thu hoạch sản phẩm (trừ cá cảnh). Một số loại tiêu biểu như: Cá rô phi Tôm sú thương phẩm Cá tra Tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng... Lợi ích của tiêu chuẩn VietGAP thủy sản 1. Áp dụng mô hình nuôi trồng VietGAP thủy sản tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng. 2. Sản phẩm thủy sản được chứng nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam. 3. Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. 4. Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định. 5. Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối. 6. Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội. 7. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý. VietGAP thủy sản có bắt buộc áp dụng không? Chứng nhận VietGAP thủy sản được khuyến khích áp dụng để thực hành nuôi trồng thủy sản an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm thủy sản, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích các cơ sở nuôi áp dụng VietGAP cho tất cả đối tượng thủy sản nuôi. Các yêu cầu trong VietGAP thủy sản Địa điểm xây dựng hồ nuôi Nơi nuôi phải được xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hoặc nguồn ô nhiễm được kiểm soát. Hạ tầng của nơi nuôi phải được thiết kế, vận hành, duy trì để phòng ngừa sự lây nhiễm các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch và an toàn lao động. Cơ sở nuôi phải có hệ thống nhận biết để đảm bảo không nhầm lẫn giữa đối tượng nuôi trồng áp dụng và không áp dụng VietGAP (bao gồm việc xác định vị trí địa lý của nơi nuôi theo hệ thống Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000). An toàn thực phẩm Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm bằng cách tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam và các Hướng dẫn của FAO/WHO Codex. Quản lý sức khỏe thủy sản Quá trình nuôi trồng thủy sản cần được tiến hành nhằm đảm bảo sức khỏe vật nuôi thủy sản bằng cách duy trì môi trường sống tốt và phù hợp với đối tượng nuôi trồng ở các công đoạn của quá trình chăn nuôi, cũng như giảm thiểu các rũi ro về bệnh tật. Bảo vệ môi trường Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo quy định nhà nước và cam kết quốc tế. Các khía cạnh kinh tế-xã hội Nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một các có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người lao động và các cộng đồng xung quanh.

adminici | 16/03/2021

Chứng nhận hợp chuẩn Găng tay y tế dùng một lần

Sau khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn thì găng tay y tế, găng tay sử dụng một lần là sản phẩm tiếp theo có nguy cơ ‘cháy’ hàng vì đại dịch COVID-19 gây ra bởi virus corona mới (SARS-CoV-2). Nhiều người đeo găng tay y tế dùng một lần nhằm tránh chạm vào bề mặt có khả năng nhiễm mầm bệnh nơi công cộng. Cũng như các thiết bị y tế khác, phải đạt chứng nhận hợp chuẩn găng tay trước khi đưa ra lưu hành thị trường. Chứng nhận hợp chuẩn găng tay sử dụng một lần, đây là một quy định bắt buộc. Vì vậy, các đơn vị sản xuất uy tín cần tìm đến chứng nhận hợp chuẩn tiêu chuẩn chất lượng cho găng tay y tế dùng một lần. Găng tay sử dụng một lần Cũng như các thiết bị y tế khác, phải đạt chứng nhận hợp chuẩn găng tay trước khi đưa ra lưu hành thị trường. Chứng nhận hợp chuẩn găng tay sử dụng một lần, đây là một quy định bắt buộc. Vì vậy, các đơn vị sản xuất uy tín cần tìm đến chứng nhận hợp chuẩn tiêu chuẩn chất lượng cho găng tay y tế dùng một lần. Căn cứ pháp lý TCVN 6343-1:2007 (ISO 11193-1:2002) Găng khám bệnh sử dụng một lần Găng tay y tế sử dụng một lần là gì? Găng tay y tế (găng tay sử dụng một lần) là găng tay được dùng một lần sử dụng trong khám bệnh; thủ tục để giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa người chăm sóc và bệnh nhân. Tính phân biệt tay trái, tay phải cộng thêm tính mềm mại của sản phẩm mang lại cảm giác thoải mái và vừa vẹn cho người sử dụng. Ngoài ra, sẽ có cảm giác thoải mái hơn với chức năng giảm tiết mồ hôi tay, không gây cảm giác khó chịu. Bề mặt trơn láng tạo cảm giác tự nhiên, dễ chịu và thao tác dễ dàng hơn. Đồng thời, cổ tay được se viền nên dễ đeo và tránh bị rách. Được làm từ các loại polymer khác nhau bao gồm latex, cao su nitrile, polyvinyl clorua và neoprene; chúng không được trộn bột, hoặc trộn với bột ngô để bôi trơn găng tay, giúp chúng dễ dàng hơn khi đeo vào tay. Mức protein và hóa chất trên găng tay thấp nhất nhằm hạn chế các dị ứng về da đối với người sử dụng. Chứng nhận hợp chuẩn găng tay sử dụng một lần Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cho găng tay cao su vô khuẩn bao gói kín hoặc găng loại rời chưa vô khuẩn được sử dụng trong các quá trình khám và chuẩn đoán hoặc điều trị bệnh, nhằm bảo vệ tránh lây truyền bệnh giữa bệnh nhân vá người sử dụng. Tiêu chuẩn này cũng bao gồm cả loại găng cao su dùng để cầm nắm các mẫu vật y tế đã nhiễm bẩn và găng có bề mặt trơn nhẵn hoặc có bề mặt nhám trên một phần hoặc toàn bộ găng. Tiêu chuẩn này quy định tính năng và độ an toàn cho găng cao su khám bệnh. Các vấn đề về sử dụng an toàn thích hợp của găng khám bệnh và quy trình khử khuẩn với các quy trình xử lý, bao gói và bảo quản tiếp theo đều không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này. Thủ tục chứng nhận hợp chuẩn găng tay sử dụng một lần phù hợp tiêu chuẩn Bước 1: Đăng ký chứng nhận Bước 2: Chuyên gia ICI đánh giá điều kiện nhà xưởng; Lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm Bước 3: Cấp chứng chỉ chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn (Có giá trị 03 năm) Bước 4: Công bố hợp chuẩn sản phẩm Thời gian triển khai Thời gian triển khai chứng nhận hợp chuẩn găng tay, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiến độ triển khai trong nội bộ doanh nghiệp, kết quả đánh giá điều kiện nhà xưởng, điều kiện đảm bảo chất lượng, thời gian trả kết quả phân tích của phòng kiểm nghiệm. Lợi ích áp dụng Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng; Giấy chứng nhận hợp chuẩn là bằng chứng tin cậy và được chấp nhận trong đấu thầu; Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường; Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia; Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng; Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

adminici | 16/03/2021

Quy định mới của EU về sản phẩm hữu cơ dành cho các nhà xuất khẩu ngũ cốc, đậu và hạt có dầu

Một quy định mới về sản phẩm hữu cơ sẽ có hiệu lực vào năm 2021, Đồng thời, một quy định kiểm soát mới chính thức bắt đầu. Các quy định này sẽ cho phép kiểm tra xem các sản phẩm nhập khẩu có đáp ứng các quy tắc của Châu Âu hay không? Quy định cũng sẽ điều chỉnh các biện pháp kiểm soát và hành động chống gian lận. Các nhà sản xuất ở nước thứ ba sẽ phải đáp ứng cùng bộ quy tắc như các nhà sản xuất ở Liên minh Châu Âu. Quy định mới của EU về các sản phẩm hữu cơ Tháng 1/2021, Liên minh Châu Âu sẽ đưa ra một bộ quy tắc mới theo quy định (EU) số 2018/848. Theo thông cáo báo chí của Hội đồng Châu Âu, quy định mới sẽ đảm bảo cạnh tranh công bằng, đồng thời ngăn chặn gian lận và nâng cao lòng tin của người tiêu dùng. Quy định mới không chỉ kiểm soát việc sử dụng thuốc trừ sâu trong các sản phẩm, mà còn liên quan đến quản lý đất và sản xuất thực phẩm. Bộ quy tắc đơn nhất này cũng sẽ áp dụng cho các nông dân ngoài EU xuất khẩu sản phẩm hữu cơ của họ sang thị trường EU. Kể từ ngày 01/01/2021, Bộ quy tắc đơn nhất: EU sẽ không chấp nhận các tiêu chuẩn hữu cơ khác nhau được công nhận là tương đương với các tiêu chuẩn của EU. Thay vào đó, các nhà sản xuất hữu cơ phải áp dụng một bộ quy tắc mới của EU thay thế quy tắc tương. Tính đồng nhất sẽ có một phương pháp đồng nhất hơn để giảm nguy cơ ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật một cách không cố ý. Hệ thống kiểm soát chặt chẽ: các biện pháp phòng ngừa chặt chẽ hơn và kiểm tra dựa trên rủi ro cao dọc theo toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ cải thiện hệ thống kiểm soát. Việc kiểm tra các trang trại và cơ sở có rủi ro thấp sẽ diễn ra 24 tháng một lần thay vì 12 tháng một lần như hiện nay. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên sẽ áp dụng các quy trình quốc gia của họ nếu phát hiện ra chất cấm trên các sản phẩm hữu cơ. Hệ sinh thái đất: Quy định mới xác định mối liên hệ với đất như một nguyên tắc cơ bản. Điều này có nghĩa là hệ sinh thái đất sẽ vẫn là một trong những yêu cầu cơ bản của sản xuất hữu cơ. Tuy nhiên, một số loại cây trồng sẽ ngoại lệ. Ví dụ, sản xuất hạt nảy mầm, không cần thay đổi canh tác liên quan đến đất đai. Chứng nhận nhóm cho các hộ nông dân nhỏ lẻ: Chứng nhận nhóm sẽ không còn giới hạn đối với các hộ nông dân nhỏ lẻ từ các nước đang phát triển. Điều này có nghĩa là chứng nhận cũng sẽ được cấp cho các nhà sản xuất nhỏ lẻ ở EU. Quy định mới về các sản phẩm hữu cơ sẽ áp dụng cho sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến và đã được chế biến được sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Sản phẩm đã được chế biến chỉ có thể dán nhãn hữu cơ khi ít nhất 95% thành phần nông sản là hữu cơ. Tác động của quy định mới về sản phẩm hữu cơ đối với các sản phẩm ngũ cốc, đậu và hạt có dầu ở các nước đang phát triển Quy định mới sẽ công bằng cho các nhà sản xuất nông nghiệp châu Âu. Nhưng các nhà sản xuất hữu cơ nhỏ ở các nước đang phát triển có thể sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu. Các nhà sản xuất hữu cơ ở các nước đang phát triển phải đối mặt với những thách thức khác nhau so với nhà sản xuất châu Âu. Nhiều loại cây ngũ cốc, hạt và hạt có dầu ở các nước đang phát triển được sản xuất trên quy mô lớn ở các vùng cận nhiệt đới (đậu tương, vừng, hạt chia). Những loại khác ở vùng cận biên và nghèo (hạt diêm mạch quinoa, hạt kê fonio). Những vùng này sẽ có các vấn đề khí hậu và bệnh thực vật khác nhau. Các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, chất lượng nước và vận hành không thể so sánh được với những tiêu chuẩn trung bình của nông dân châu Âu. Các vấn đề quan tâm khác Ngoài ra, một vấn đề quan tâm khác của các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển là gian lận. Điều này khá phổ biến đối với một số sản phẩm tốt cho sức khỏe như hạt chia. Chứng nhận và công nhận thực phẩm hữu cơ đã trở thành một ngành kinh doanh. Các nhà sản xuất không tin rằng quy định mới sẽ thay đổi điều này. Nhưng các quy tắc hữu cơ vẫn rất rõ ràng. Các nhà sản xuất được chứng nhận không được phép sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu trái phép nào trên cây trồng của họ. Các quy định mới khiến họ phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo duy trì đa dạng sinh học và chất lượng đất. Họ cũng phải ngăn ngừa sâu bệnh, các tác động tiêu cực đến môi trường và ô nhiễm các sản phẩm hoặc chất phi hữu cơ. Cuối cùng, để trở thành nhà cung cấp ngũ cốc, đậu và hạt có dầu hữu cơ cho châu Âu phải có một lối suy nghĩ thực sự hữu cơ. Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Ai-xơ-len, Na uy, Lát-vi-a)

adminici | 16/03/2021

Thực thi quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA: Cần lưu ý tận dụng

Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 01/08/2020, mặt dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA Sau hơn 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 11 năm 2020, các cơ quan tổ chức đã cấp trên 54.000 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 2,1 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 và Anh. Tại Việt Nam, quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA được quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Tại EU, quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA được hướng dẫn tại Tài liệu do EU soạn thảo. Trong đó, một số nội dung mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý để tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA khi xuất khẩu sang thị trường EU như sau: 1. Ưu đãi thuế quan theo cơ chế GSP: Theo quy định tại Phụ lục 2-A, Phần A, điểm 3 của Hiệp định EVFTA, ưu đãi thuế quan mà EU dành cho Việt Nam theo cơ chế GSP sẽ được cố định và duy trì trong 7 năm đầu tiên sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2022, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể lựa chọn sử dụng GSP hoặc EVFTA và áp dụng quy tắc xuất xứ tương ứng với mỗi cơ chế đó. Trong 5 năm tiếp theo, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn được phép lựa chọn áp dụng một trong hai mức thuế ưu đãi từ GSP hoặc Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, dù áp dụng thuế quan ưu đãi theo cơ chế nào, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần đáp ứng quy trình về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA. 2. Ưu đãi thuế quan EVFTA cho hàng hóa đã thông quan tại EU Theo quy định tại Chương 3, Luật Hải quan của Liên minh Châu Âu, hàng hóa của Việt Nam sau khi nhập khẩu vào EU (đã thông quan) vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan khi nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ còn hiệu lực được phát hành sau ngày xuất khẩu. Trong trường hợp này, chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O mẫu EUR.1 hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ) sẽ được phát hành sau theo quy định tại Điều 17 và Điều 19 (5), Nghị định thư 1, Hiệp định EVFTA. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào EU có C/O mẫu A, đã được thông quan và hưởng ưu đãi theo GSP (một phần hoặc toàn bộ) tại EU, nhà nhập khẩu EU vẫn có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi chứng minh được hàng hóa đáp ứng quy định tại Hiệp định. Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền cấp sau C/O mẫu EUR.1 để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA. 3. Cộng gộp vải nguyên liệu từ Hàn Quốc Nguyên tắc cộng gộp vải nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm dệt may tại Việt Nam không tự động được áp dụng khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam và Hàn Quốc cần trao đổi, thống nhất việc phối hợp xác mình xuất xứ khi áp dụng nguyên tắc cộng gộp này và thông báo với EU. Hiện nay, Hàn Quốc và Việt Nam đã ký công hàm trao đổi về việc thực hiện nguyên tắc cộng gộp xuất xứ vải theo Hiệp định EVFTA và đã có thông báo với EU. Sau khi EU phản hồi đã nhận được thông báo về việc triển khai cộng gộp của Hàn Quốc và Việt Nam, nguyên tắc cộng gộp vải này sẽ được áp dụng kể từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng mà EU phản hồi. 4. C/O mẫu EUR.1 EU chấp nhận C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp của Việt Nam đến hết ngày 31/12/2020. Như vậy, các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam có C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp trước ngày 01/01/2021 vẫn được chấp nhận tại EU, cho dù lô hàng đó nhập khẩu vào EU sau ngày 01/01/2021. Kể từ ngày 01/10/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp C/O mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi. EU chấp nhận C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp của Việt Nam đến hết ngày 31/12/2020. Như vậy, các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam có C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp trước ngày 01/01/2021 vẫn được chấp nhận tại EU, cho dù lô hàng đó nhập khẩu vào EU sau ngày 01/01/2021. Kể từ ngày 01/01/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp C/O mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi. Cục Xuất nhập khẩu

adminici | 16/03/2021

“Cơ hội” cho xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường Liên minh Châu Âu

Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ nông sản lớn, đa dạng và được giá. Năm 2019, EU nhập khẩu 166 tỷ USD các mặt hàng nông sản thô và chế biến. Tuy nhiên xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường này cho tới thời điểm trước khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào thực thi rất khiêm tốn. Kim ngạch xuất khẩu nông sản Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU chỉ đạt 3,4 tỷ USD. Trong đó, sấp xỉ 70% (2,35 tỷ USD) là nông sản thô (cà phê, chè, điều, lúa gạo,…). Bên cạnh các yếu tố về chất lượng sản phẩm, năng lực chế biến, khoảng cách địa lý,… các rào cản thuế và phi thuế là nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam chưa khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng này. Trong khi nông sản thô được hưởng thuế suất 0% thì các mặt hàng đã qua chế biến lại bị đánh thuế. Nhiều nông sản Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu (gạo, sắn, tỏi, nấm, đường…) không có cơ hội tiếp cận thị trường này do bị quản lý bởi hạn ngạch. Từ ngày 01/08/2020, Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mở ra những cơ hội cho thương mại song phương giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam. EVFTA là hiệp định thương mại đầu tiên EU ký kết với một nước đang phát triển. Với tính chất là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hiệp định hướng tới mức độ tự do hóa thương mại cao hơn rất nhiều so với WTO, vốn là khuôn khổ điều chỉnh thương mại trước đó giữa Việt Nam và EU. Các rào cản thuế, phi thuế được dỡ bỏ một phần ngay khi hiệp định có hiệu lực và sẽ được loại bỏ hoàn toàn theo lộ trình sau 5-7 năm thực thi. Các thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được thuận lợi hóa để giảm thiểu thời gian và chi phí thủ tục. Những yếu tố tích cực đó khiến EVFTA được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội to lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, đặc biệt là xuất khẩu nông sản. Bởi về cơ bản thuế nhập khẩu của EU với các sản phẩm công nghiệp khác đã được loại bỏ hoặc ở mức rất thấp. Cơ hội tận dụng các lợi ích của EVFTA để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường này đến không chỉ từ việc dỡ thuế và hạn ngạch mà còn từ các cơ chế thuận lợi hóa thương mại. Ngoài việc dỡ bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu với hầu hết các mặt hàng trong vòng 5-7 năm, EU dành hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch 0% cho những mặt hàng còn lại mà Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu như gạo, đường thô, ngô ngọt, tỏi, nấm… Các cơ chế thuận lợi hóa thương mại có tác động trực tiếp tới xuất khẩu nông sản bao gồm thống nhất các quy định về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm, đơn giản hóa thủ tục cấp và kiểm tra chứng nhận xuất xứ,... Hai nhóm hàng Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng EVFTA để xuất khẩu sang EU sau khi hiệp định được thực thi bao gồm: “Cánh cửa” cho nông sản Việt Nam vào thị trường Liên minh Châu Âu (i) Các mặt hàng được hưởng hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch 0%. (ii) Các sản phẩm nông sản chế biến sẽ được hưởng thuế suất 0%. Với việc tăng cường xuất khẩu các nông sản chế biến, chúng ta không chỉ tận dụng các cơ hội của EVFTA mà còn thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nông sản sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của Việt Nam. Tuy nhiên, để chuyển hóa các cơ hội thành các con số kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp và chính quyền các cấp cần có những giải pháp tổng thể nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại của nông nghiệp Việt Nam vốn đã được đề cập nhiều: quy mô nhỏ, chất lượng không đồng đều, kỹ thuật canh tác lạc hậu,… Trước hết, mục tiêu tận dụng cơ hội EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam và chiến lược xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế. Việc phát triển các nông sản đặc thù, chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn không chỉ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mà về lâu dài còn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước khi mức sống ngày càng được nâng cao. Tiếp cận thị trường các nước phát triển phải đáp ứng đòi hỏi cao về chất lượng, điều kiện giao hàng, và ngược lại, nông sản sẽ được tiêu thụ với giá cao hơn nhiều so với tiêu thụ tại thị trường nội địa và khu vực. Đó cũng là cơ hội để chúng ta đổi mới tư duy và phương thức canh tác nông nghiệp theo hướng hiện đại, từng bước áp dụng các biện pháp quy hoạch, canh tác, quản lý chất lượng tiên tiến nhằm tạo ra các nông sản đặc thù, có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để đạt mục tiêu này cần chú trọng hình thành các vùng trồng tập trung; các giải pháp hỗ trợ nông dân; xây dựng chuỗi liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân; phát triển công nghệ sau thu hoạch. Thực tiễn từ phát triển các vùng thâm canh vải Bắc Giang, cam Cao Phong, xoài Sơn La,… là thành công bước đầu để phát triển cho các địa phương cả nước. Để tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường EU, bên cạnh các giải pháp mang tính truyền thống về xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin về thị trường, hiệp định; phát triển dịch vụ logistics… cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các sản phẩm nông sản chế biến và các nông sản chúng ta có tiềm năng như mật ong, rau quả nhiệt đới, hoa…Đây là những mặt hàng hiện chưa có kim ngạch hoặc kim ngạch còn rất nhỏ nhưng có cơ hội tận dụng lợi thế khi thuế nhập khẩu vào EU được dỡ bỏ. Theo: congthuong.vn

adminici | 16/03/2021

Truy xuất nguồn gốc – QR Code

Truy xuất nguồn gốc với ứng dụng từ mã Qr-Code không chỉ đơn thuần là quét mã nhận thông tin cơ bản của sản phẩm, mà giải pháp này còn giúp người dùng truy ngược về nguồn gốc sâu nhất của hàng hóa. Chỉ qua vài thao tác đơn giản, người tiêu dùng hay nhà quản lý có thể nắm bắt được thông tin của 1 sản phẩm. Từ khâu sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu, nhân sự phụ trách,… của từng giai đoạn trước khi đến tay người mua hàng. Để tìm hiểu rõ truy xuất nguồn gốc là gì?, và những tiện ích của chúng trong xã hội hiện nay. Mời mọi người đọc qua bài viết dưới. Truy xuất nguồn gốc – QR Code đúng nghĩa là gì? Dùng smarphone để quét mã QR Code Truy xuất nguồn gốc điện tử giúp người dùng truy xuất, tìm hiểu thông tin nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, truy ngược lại từ nơi bắt đầu sản xuất, các công đoạn, chứng nhận trong chế biến, vận chuyển bảo quản,… thông qua việc quét mã QR Code (là một mã vạch ma trận hình vuông kích thước nhỏ gọn) bằng smartphone .Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều ứng dụng của QR Code, trong đó truy xuất thông tin là một trong những ứng dụng đem lại nhiều lợi ích lớn cho thị trường và xã hội. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào gắn mã QR Code cũng trở thành sản phẩm có thông tin truy xuất, rất nhiều sản phẩm gắn mã QR Code để chứa đựng các thông tin cơ bản như: Tên sản phẩm, logo, giá cả,… thì chưa phải là truy xuất nguồn gốc đúng nghĩa. Truy xuất nguồn gốc phải đảm bảo các thông tin quan trọng Tên sản phẩm, thông tin về giá cả, khối lượng, số lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Nhật ký sản xuất: Bao gồm tiêu chuẩn, chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP,..), các phương pháp sử dụng để sản xuất, chi tiết đến từng thời điểm, công việc và nhân sự được giao. Nhật ký vận chuyển và bán hàng: Định vị được vị trí, thời gian và đơn vị sở hữu sản phẩm theo thời gian thực. Ngoài ra, còn rất nhiều thông tin khác có thể được cập nhật thông qua truy xuất nguồn gốc mà các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng chưa tận dụng hoàn toàn như quảng cáo, quảng bá thương hiệu, thu hồi, bảo hành điện tử, phản hồi trực tuyến,… Có thể thấy, giải pháp truy xuất nguồn gốc thông minh là một hệ thống toàn diện giúp ích cho thị trường trở nên minh bạch hơn về thông tin, giúp người tiêu dùng thông thái hơn khi lựa chọn các mặt hàng và giúp nhà quản lý dễ dàng nắm bắt được thị trường. Lợi ích của truy xuất nguồn gốc QR Code Trong thực tế, truy xuất nguồn gốc mang lại rất nhiều lợi ích “Lợi người bán, tiện người mua” Mô hình truy xuất nguồn gốc Đối với doanh nghiệp: Kế thừa thông tin từ Nhật ký điện tử: Những doanh nghiệp sử dụng ứng dụng Nhật ký sản xuất sẽ có thể kế thừa toàn bộ thông tin theo thời gian thực vào trong mã tem QR Code để truy xuất nguồn gốc khi đến tay khách hàng hoặc nhà quản lý. Các thông tin được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu đầy đủ, liền mạch. Sẽ không bị sai sót trong quá trình truyển tải. Sử dụng ứng dụng thông minh: Giải pháp truy xuất nguồn gốc của Viet Quality được tích hợp trong ứng dụng thông minh trên nền tảng Android/IOS. Ngoài việc hỗ trợ truy xuất còn giúp người dùng tiếp cận đến các tiện ích khác như Thương mại điện tử, Mạng xã hội,… Quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm: Khách hàng sử dụng dịch vụ của Viet Quality sẽ được quảng bá thương hiệu thông qua các kênh truyền thông như tem truy xuất, kênh thương mại điện tử,…. Đối với người tiêu dùng: Đảm bảo không mua phải hàng giả, hàng nhái Dễ dàng kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa Được hưởng nhiều ưu đãi và quyền lợi trực tiếp từ doanh nghiệp Tham gia tích vào ngăn chặn hàng giả Thông tin truy xuất nguồn gốc thịt heo Truy xuất nguồn gốc đã và đang là xu hướng tất yếu trong việc nâng cao giá trị thương hiệu, sản phẩm cũng như là cả chuỗi cung ứng. Hiểu rõ hơn về truy xuất nguồn gốc sẽ giúp cho những doanh nghiệp sản xuất chú trọng hơn vào giải pháp này, người tiêu dùng sẽ thông thái hơn khi mua sắm, giúp cho xã hội và thị trường phát triển.