clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

Dịch Vụ

Jeffrey | 02/12/2021

Hướng dẫn quy trình 8 bước đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Với tư cách là một nhà sản xuất đang hoạt động trong ngành thực phẩm thì bạn cần biết rằng điều kiện về an toàn của thực phẩm mà bạn sản xuất và kinh doanh là rất quan trọng. Ngoài các biện pháp sản xuất mà bạn đang áp dụng, thì bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn đang đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng trước bất kỳ mối nguy nào từ thực phẩm. Một trong những tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm hiện nay mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Bạn đã từng áp dụng tiêu chuẩn này để quản lý hệ thống an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp của mình chưa? Sản phẩm của bạn đã được cấp giấy chứng nhận ISO 22000 chưa? Đây là một công cụ hữu ích cho quá trình quản lý an toàn thực phẩm thực phẩm của bạn. Vậy ISO 22000:2018 là gì? Có nhiều lợi ích ra sao? Chúng tôi sẽ trình bày và hướng dẫn quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 22000 thật chi tiết cho bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây! Tổng quan về ISO 22000:2018 Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm, đối tượng áp dụng, cũng như hiểu thêm về lý do tại sao doanh nghiệp thực phẩm cần phải được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì? ISO 22000:2018 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nó xác định và đưa ra những yêu cầu cụ thể mà một tổ chức/doanh nghiệp phải làm để chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng thực phẩm an toàn khi đến tay người tiêu dùng. Định nghĩa ISO 22000:2018 là gì? Mục đích chính của tiêu chuẩn này là đảm bảo rằng thực phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng là an toàn theo các quy định tiêu chuẩn. ISO 22000 có cấu trúc dựa trên các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 và tuân thủ các nguyên tắc HACCP. ISO 22000:2018 dành cho đối tượng nào? ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, bất kể quy mô hoặc lĩnh vực nào. Từ trang trại đến cửa hàng bao gồm người trồng trọt, chăn nuôi, người vận chuyển, cơ sở đóng gói, người chế biến, người bán lẻ và nhà hàng. Cũng như những hệ thống quản lý chất lượng khác, với tiêu chuẩn này bạn có thể tích hợp vào các quy trình quản lý hiện có của mình hoặc cũng có thể xây dựng và áp dụng độc lập tiêu chuẩn. Cụ thể, chúng ta thường thấy những đối tượng doanh nghiệp dưới đây sẽ áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018: Doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống Doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị, nông sản Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn Doanh nghiệp thực phẩm chức năng Các hãng vận chuyển thực phẩm, logistiscs, lưu trữ, bảo quản thực phẩm Doanh nghiệp sản xuất vật liệu, bao gói thực phẩm. Tại sao chứng nhận ISO 22000:2018 lại quan trọng? Ở nội dung này chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn các lợi ích chính, giúp bạn dễ hiểu và dễ nắm bắt nhất. ISO 22000 cho phép các tổ chức áp dụng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả để giúp họ cải thiện hoạt động tổng thể về an toàn thực phẩm. Thứ nhất: Giấy chứng nhận ISO 22000 được sử dụng rộng rãi, được công nhận trên toàn thế giới và ngày càng phổ biến. Thứ hai: Đạt chứng nhận ISO 22000, cho thấy rằng sản phẩm của bạn đáp ứng được các yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm và bạn đang có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Thứ ba: ISO 22000 giúp cải thiện quản lý rủi ro trong quy trình sản xuất thực phẩm an toàn. Thứ tư: ISO 22000 giúp phát triển doanh nghiệp, mang lại niềm tin khách hàng, duy trì danh tiếng cho thương hiệu. ISO 22000:2018 yêu cầu những gì với doanh nghiệp? ISO 22000 yêu cầu bạn phải xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nghĩa là chúng ta sẽ xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thành một bộ hồ sơ tài liệu ISO 22000 dưới dạng văn bản và từ đó sẽ đưa vào hoạt động thực tế sản xuất của doanh nghiệp. Hồ sơ tài liệu ISO 22000 sẽ bao gồm: Các chương trình tiên quyết GMP, SSOP được áp dụng để đảm bảo một môi trường vệ sinh sạch sẽ. Kế hoạch HACCP phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn được phát triển để xác định, ngăn ngừa và loại bỏ các mối nguy về an toàn thực phẩm. Ban hành các quy trình của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sử dụng trong toàn bộ tổ chức của bạn, từ khâu một trong quá trình sản xuất và các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 Bước 1: Đăng ký chứng nhận Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000:2018 với tổ chức chứng nhận. Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng Sau khi đăng ký, đánh giá viên của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 – đánh giá hồ sơ Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu ISO 22000. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 22000, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 – đánh giá thực địa Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào thực tế tại doanh nghiệp. Xác định các lỗ hổng có thể có trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018, phân tích những điểm không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có). Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Kết thúc kiểm tra tại thực địa và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018. Bước 7: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 (chứng chỉ ISO 22000:2018) Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bước 8: Giám sát sau chứng nhận Chứng chỉ ISO 22000 có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, thông thường sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận. Qua bài viết, ICI tin rằng đã giải đáp tường tận thắc mắc của bạn về khái niệm cũng như hướng dẫn chi tiết các bước trong quy trình đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000:2018. Hy vọng bài viết hướng dẫn Quy trình 8 bước đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 này sẽ giúp được nhiều cho bạn trên con đường phát triển doanh nghiệp của mình cũng như áp dụng nó cho việc quản lý hệ thống an toàn thực phẩm một cách hiệu quả nhất.

Jeffrey | 24/11/2021

Chứng nhận Hợp quy đèn Led theo QCVN 19:2019/BKHCN

Từ ngày 01/1/2021 sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ Led phải được chứng nhận hợp quy phù hợp QCVN 19:2019/BKHCN, thực hiện công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy CR trước khi lưu thông trên thị trường. Nhưng bạn đã biết: Tại sao chứng nhận hợp quy đèn Led quan trọng với doanh nghiệp? Những loại đèn Led nào thuộc danh sách bắt buộc chứng nhận hợp quy theo QCVN 19:2019/BKHCN? Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn Led được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Chứng nhận hợp quy đèn led là gì? Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá, cấp giấy chứng nhận hợp quy được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận (bên thứ ba). Đánh giá các yêu cầu về an toàn, tương thích điện từ và các yêu cầu về quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng đèn Led. Chứng nhận hợp quy đèn led là hoạt động bắt buộc đối với những doanh nghiệp, tổ chức sản xuất đèn Led nhằm đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm đạt quy chuẩn quốc gia cũng như đáp ứng được các yêu cầu về công bố chất lượng khi đưa sản phẩm ra thị trường. Áp dụng cho các tổ chức, đơn vị sản xuất – kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm đèn Led. Tại sao chứng nhận hợp quy đèn led quan trọng với doanh nghiệp? Theo quy định tại QCVN 19:2019/BKHCN – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ Led do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 25/09/2019 thì đèn Led thuộc nhóm sản phẩm bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Sản phẩm chiếu sáng đèn Led bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi được phép lưu thông trên thị trường. Nếu bạn đang có sản phẩm nhưng chưa được chứng nhận hợp quy thì thực tế sản phẩm của bạn xem như “vô hình”. Ngoài ra, chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đáng kể như giảm tỉ lệ phế phẩm, sản phẩm bị hư hỏng, doanh thu tăng, và năng suất tăng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn chưa chứng nhận hợp quy đèn Led thì hãy nhanh chóng tiến hành vì đây là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế và cạnh tranh trên thị trường hơn. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp không được bỏ qua thủ tục đăng ký chứng nhận hợp quy đèn Led. Những loại đèn Led nào thuộc danh sách bắt buộc chứng nhận hợp quy theo QCVN 19:2019/BKHCN? Đèn đi-ốt phát sáng (Led): Bóng đèn Led có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V. Đèn điện Led thông dụng cố định. Đèn điện Led thông dụng di động. Bóng đèn Led hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng. Đèn rọi: Đèn điện Led thông dụng cố định. Loại khác: Đèn điện Led thông dụng di động. Yêu cầu kỹ thuật của QCVN 19:2019/BKHCN đối với các loại đèn Led trên như sau: Thời hạn bắt buộc chứng nhận toàn bộ các yêu cầu của QCVN 19:2019/BKHCN: dời từ 01/06/2021 sang 01/01/2022. TCVN 7722-1:2017 (IEC 60598-1:2014/AMD1:2017) và TCVN 7722-2 (IEC 60598-2) tương ứng, tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho đèn điện Led thông dụng cố định và đèn điện LED thông dụng di động; TCVN 8782:2017 (IEC 62560:2011+AMD1:2015), tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho bóng đèn Led có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng; TCVN 11846:2017 (IEC 62776:2014), tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho bóng đèn Led hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng; TCVN 7186:2018 (CISPR 15:2018), tiêu chuẩn về EMI áp dụng cho tất cả các đèn Led thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn. Từ ngày 01/1/2022 phải đáp ứng thêm các yêu cầu về an toàn quang sinh học và miễn nhiễm điện từ (EMS) theo các tiêu chuẩn sau: Các sản phẩm chiếu sáng công nghệ Led phải nằm trong nhóm miễn trừ (Exempt group) không có nguy cơ về quang sinh học hoặc nhóm 1 (Risk group 1) không có nguy cơ về quang sinh học với sử dụng thông thường khi thử nghiệm, đánh giá, phân loại theo IEC 62471:2006; IEC 61547:2009 Ed 2.0 , tiêu chuẩn về EMS. Quy định về Nhãn năng lượng cho sản phẩm đèn chiếu sáng Led Bóng đèn Led có ba-lát lắp liền có đầu đèn loại E27 và B22 và bóng đèn Led hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn loại G5 và G13, sử dụng cho mục đích thông dụng, có công suất đến 60 W, điện áp danh định không quá 250 V. Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn led được thực hiện như thế nào? Hồ sơ chứng nhận hợp quy đèn Led bao gồm: 1. Giấy đăng ký chứng nhận: 02 bản 2. Tài liệu kỹ thuật: Mô tả kỹ thuật thiết bị: Catalogue sản phẩm hoặc các tài liệu tương tự. Sơ đồ mạch: Sơ đồ mạch của driver và bóng Led. (Sẽ làm cam kết bảo mật nếu doanh nghiệp yêu cầu). Danh mục linh kiện sử dụng trong thiết bị 3. Hình ảnh của sản phẩm: ngoại quan và chi tiết bên trong (thực hiện hành động chụp ảnh sản phẩm và doanh nghiệp sẽ xác nhận lại bằng dấu treo). 4. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn lắp đặt: các hướng dẫn đi kèm sản phẩm. Chứng nhận hợp quy đèn Leb có hiệu lực không quá 3 năm kể từ ngày cấp. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng nhận hợp quy đèn Led, nắm được quy trình thủ tục thực hiện. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về chứng nhận hợp quy, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết.

Jeffrey | 18/11/2021

Đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018

ISO 22000:2018 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành để giúp các tổ chức, doanh nghiệp quy trình hóa các hoạt động trong chuỗi sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát, ngăn ngừa các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quả,… từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tạo ra thực phẩm an toàn giúp giảm giá thành, giảm sai lỗi, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm cơ sở cho phát triển bền vững. Chứng nhận ISO 22000:2018 là gì? Chứng nhận ISO 22000:2018 – Chứng nhận Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm là hoạt động tổ chức chứng nhận đánh giá một doanh nghiệp/tổ chức áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000. Nếu đạt yêu cầu sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực 3 năm. Phiên bản hiện hành của tiêu chuẩn này là ISO 22000:2018 thay thế cho ISO 22000:2005 vào ngày 19/06/2018. Theo hướng dẫn của Diễn đàn công nhận quốc tế – IAF: thời hạn cuối để các doanh nghiệp chuyển đổi sang phiên bản ISO 22000:2018 là 29/06/2021. Chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Chứng nhận ISO 22000:2018 đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp thực phẩm như thế nào? ISO 22000:2018 chính là yếu tố quyết định đằng sau tất cả những sản phẩm thành công về chất lượng an toàn thực phẩm. ISO 22000 không chỉ là công cụ bảo đảm an toàn thực phẩm, mà chứng nhận ISO 22000 còn được xem là bằng chứng chứng minh rằng đơn vị doanh nghiệp bạn có đủ khả năng sản xuất và kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn và đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật hiện hành. Nếu không được chứng nhận ISO 22000, sản phẩm của bạn có thể sẽ bị “chìm nghỉm” trong đám đông những công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm. Khi đó, những khách hàng, đối tác sẽ không thể đủ tin tưởng để sử dụng sản phẩm mà bạn kinh doanh. Áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, bạn có thể thay đổi điều đó! Có hai điều quan trọng bạn cần ghi nhớ nếu muốn thành công trong lĩnh vực thực phẩm: Lợi ích của chứng nhận ISO 22000:2018 Thiết lập niềm tin với khách hàng Duy trì danh tiếng cho thương hiệu Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cũng giúp công ty bạn xác định được các rủi ro, mối nguy ảnh hưởng đến sản phẩm, đưa ra các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu hoặc loại bỏ, tạo ra hệ thống kiểm soát thống nhất, chặt chẽ ngay từ đầu, hỗ trợ việc truy xuất sản phẩm. Từ đó, công ty giảm được các chi phí do xử lý/thu hồi sản phẩm không đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật đưa ra cho sản phẩm. Nếu không áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018, bạn đang bỏ lỡ một phần lớn thị trường cạnh tranh của mình. Tham khảo: ISO 22000: đối tượng và các yêu cầu của ISO 22000 Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 của ICI Quy trình thực hiện chi tiết như sau: Bước 1: Tiếp nhận, xem xét thông tin đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000:2018 với ICI. Bước 2: Thương thảo, ký kết hợp đồng Sau khi đăng ký, đánh giá viên của ICI sẽ thận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá Đoàn đánh giá có trách nhiệm bám sát và thực hiện đánh giá yêu cầu Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018 theo kế hoạch, chương trình đánh giá đã được phê duyệt. Báo cáo đầy đủ kết quả về trưởng đoàn đánh giá. Bước 4: Đánh giá giai đoạn 1 – đánh giá sơ bộ Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu ISO 22000. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 22000, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước 5: Đánh giá giai đoạn 2 – đánh giá Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào thực tế tại doanh nghiệp. Xác định các lỗ hổng có thể có trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018, phân tích những điểm không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có). Bước 6: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các yêu cầu cần khắc phục của ICI, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. ICI sẽ theo dõi kế hoạch khắc phục các điểm không phù hợp. Bước 7: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và ra quyết định cấp giấy Kết thúc kiểm tra tại thực địa và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018. Bước 8: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bước 9: Đánh giá giám sát hằng năm Tới thời hạn giám sát theo quy định, ICI thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận. Đây là tất cả những chia sẻ của chúng tôi về hoạt động đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 gửi đến bạn. Giờ bạn đã biết chứng nhận ISO 22000 là gì? Nó quan trọng đối với doanh nghiệp ra sao. Và chi tiết các bước thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018. Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể giúp ích bạn trong giai đoạn áp dụng và đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000 trong thời gian tới. Hãy liên hệ với ICI khi bạn có bất kỳ thắc mắc về chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng! Bài viết cùng chủ đề: Chứng nhận HACCP là gì? 8 bước cấp chứng nhận HACCP 7 nguyên tắc HACCP: Doanh nghiệp thực phẩm cần biết Đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015

Jeffrey | 17/11/2021

Chứng nhận hợp quy xi măng và bê tông

Để cho ra đời một sản phẩm xây dựng chất lượng thì ngoài các yếu tố như phối liệu, kỹ thuật,... thì phụ gia bê tông cũng là một yếu tố rất quan trọng. Xi măng  là một trong những vật liệu vô cùng quan trọng trong các công trình lớn nhỏ của ngành xây dựng.  Thế nhưng, hiện nay cũng có không ít những công trình kém chất lượng nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vật liệu không đảm trong đó có xi măng. Chính vì vậy việc kiểm tra chất lượng, cũng như chứng nhận hợp quy xi măng phải thực hiện chặt chẽ trước khi đưa các loại vật liệu xây dựng này ra thị trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tổng quan về xi măng Xi măng (từ tiếng Pháp: ciment) là một loại chất kết dính thủy lực, được dùng làm vật liệu xây dựng. Xi măng được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia (vỏ sò, đất sét). Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định. Công dụng quan trọng nhất của xi măng chính là sản xuất vữa và bê tông, chất kết dính của các kết tủa tự nhiên hoặc nhân tạo để hình thành nên vật liệu xây dựng vững chắc, chịu được tác động thường thấy của môi trường. Ở đây, không nên lầm lẫn bê tông với xi măng, vì xi măng là vật liệu được dùng để kết dính các vật liệu kết tập của xi măng, còn bê tông là sản phẩm của việc trộn xi măng với các vật liệu kết tập đó. Ở Việt Nam, xi măng là ngành công nghiệp phát triển sớm nhất (để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp), từ năm 1899 tại Hải Phòng. Hải Phòng cũng là cái nôi của ngành xi măng Việt Nam hiện nay. Chứng nhận hợp quy là gì? Nếu là doanh nghiệp kinh doanh, thì chắc bạn sẽ không thể không biết đến khái niệm hợp quy sản phẩm. Việc chứng nhận hợp quy sản phẩm, chính là việc xác nhận đối tượng của một hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn nào đó. Kiểm định xem nó có phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hay không. Để có thể thực hiện chứng nhận hợp quy phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật. Doanh nghiệp sẽ phải trải qua một quá trình đánh giá sự phù hợp của sản phẩm. Đánh giá sự phù hợp có nghĩa là việc xác định đối tượng, sản phẩm của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn và đối tượng, sản phẩm của hoạt động trong lĩnh vực. Tiêu chuẩn và đối tượng, sản phẩm của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn; có phù hợp với đặc tính kỹ thuật cũng như yêu cầu quản lý quy định trong quy chuẩn kỹ thuật; và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng hay không. Từ các căn cứ đánh giá về sự phù hợp. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; hoặc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho đối tượng đã được đánh giá; và được quyền sử dụng dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận trên sản phẩm; bao gói của sản phẩm đã được chứng nhận hợp chuẩn. Chứng nhận hợp quy xi măng sẽ áp dụng với 02 nhóm doanh nghiệp 1. Các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu xi măng trong nước. 2. Các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực xi măng tại nước ta. Danh mục xi măng cần chứng nhận hợp quy Xi măng mặc dù cực kỳ cần thiết trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên nếu như không biết kết hợp, sử dụng đúng tính chất, đúng liều lượng của xi măng, hay sử dụng loại phụ gia kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Thì sẽ có thể làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng của xi măng đồng thời gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Căn cứ theo QCVN 16:2017/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, kèm theo là Thông tư số 10/2017/TT-BXD. Thì 07 loại xi măng dưới đây trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường thì phỉ có (giấy) chứng nhận hợp quy, công bố bố hợp quy: Xi măng poóc lăng Xi măng poóc lăng hỗn hợp Xi măng poóc lăng bền sun phát Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng Tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng Lợi ích của sản phẩm được chứng nhận hợp quy Các sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy. Có ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với các sản phẩm không được chứng nhận hợp quy. Lợi ích việc thực hiện thủ tục công bố hợp quy của sản phẩm: Định vị thương hiệu uy tín, tách biệt với các hàng hóa trôi nổi trên thị trường. Khẳng định sản phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, chất lượng công trình. Minh chứng cho chất lượng sản phẩm. Hệ thống sản xuất của Doanh nghiệp được kiểm soát, tạo niềm tin nơi khách hàng. Chấp hành các quy định của Chính phủ, tự tin trước các cơ quan Kiểm tra, Thanh tra, Quản lý của Bộ xây dựng. Ngoài ra các sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy. Sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn rất nhiều đối với các sản phẩm cùng loại không chứng nhận hợp quy. Chính thế việc chứng nhận, công nhận hợp quy sẽ vừa giúp đảm bảo tuân thủ pháp luật. Vừa là công cụ hữu hiệu cho nhà sản xuất, kinh doanh. Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm cũng là một cách để doanh nghiệp có thể kiểm soát quá trình sản xuất của mình, từ đó có thể giữ vững ổn định chất lượng, giảm thiểu lãng phí, cải tiến năng suất và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. Quy trình cấp chứng nhận hợp quy xi măng theo QCVN 16:2019/BXD Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận hợp quy xi măng Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình Bước 3: Khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có, đối với đơn vị sản xuất) Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá, cấp giấy chứng nhận Bước 5: Hướng dẫn công bố hợp quy xi măng tại Sở Xây dựng Bước 6: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Jeffrey | 17/11/2021

Quy trình chứng nhận hữu cơ USDA Tiêu chuẩn Mỹ

Chứng nhận hữu cơ USDA là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất của Mỹ. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến cũng như các hoạt động hữu cơ phải chứng minh rằng họ đang bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Quy trình chứng nhận hữu cơ USDA được thực hiện như thế nào? Và các sản phẩm nào được chứng nhận trong quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ theo tiêu hữu cơ USDA. Chứng nhận hữu cơ USDA là gì? USDA là từ viết tắt của United States Department of Agriculture ( Bộ nông nghiệp Mỹ), một cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý phát triển và thực thi những chính sách được chính phủ Mỹ thông qua liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp. Đồng thời, cơ quan này còn cấp giấy phép (Chứng nhận USDA) cho các mặt hàng nông nghiệp về tiêu chuẩn hữu cơ, và chỉ có những sản phẩm nào đạt trên 95% thành phần hữu cơ mới được cấp phép. Nông nghiệp hữu cơ sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp bằng các phương pháp bảo vệ môi trường và hầu như không dùng các nguyên vật liệu nhân tạo như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh. Người nông dân nuôi trồng hữu cơ, trang trại sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ và quy trình chế biến thực phẩm hữu cơ phải theo các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm hữu cơ và chất xơ. Các tiêu chuẩn này sẽ bao quát toàn bộ quy trình sản xuất và sản phẩm từ lúc ở nông trại đến bữa ăn của người tiêu dùng, gồm chất lượng đất trồng, nước tưới, kiểm soát sâu bệnh, tập quán chăn nuôi, và các quy tắc về phụ gia thực phẩm. Chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam cần tuân thủ các tiêu chí chung trong canh tác hưu cơ hiện nay, 3 tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ phổ biến trên thế giới và được mọi người biết đến rộng rãi tại Việt Nam là chứng nhận hữu cơ USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chứng nhận hữu cơ EU của Liên minh Châu Âu và chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật. Sản phẩm được cấp chứng nhận hữu cơ của USDA Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tiêu chuẩn USDA chứng nhận bốn hạng mục sản xuất hữu cơ như sau: Cây trồng: Những loại cây trồng để thu hoạch dùng cho chế biến thức ăn chăn nuôi, làm thực phẩm, sợi bông hoặc được dùng để bón thêm dinh dưỡng cho đồng cỏ. Vật nuôi: Động vật được nuôi lấy thực phẩm hoặc dùng trong quá trình sản xuất lấy thực phẩm, sợi hoặc thức ăn chăn nuôi. Các sản phẩm đã được chế biến: Xử lý và đóng gói (ví dụ: cà rốt đã được cắt) hoặc được kết hợp, chế biến, đóng gói (ví dụ: bánh mì, xúp,…) Cây tự nhiên: Các loại cây mọc ở nơi không có canh tác Quy trình chứng nhận hữu cơ USDA Hồ sơ xin cấp chứng nhận hữu cơ USDA Mô tả chi tiết quy trình sản xuất cần chứng nhận. Ghi chép thông tin các chất đã được sử dụng trên đất trong vòng ba năm trước đó. Danh sách sản phẩm hữu cơ được trồng, chăm sóc hoặc được chế biến. Bản kế hoạch hệ thống hữu cơ miêu tả hoạt động và các chất được sử dụng. Quy trình thực hiện Bước 1: Nộp hồ sơ và lệ phí lên Tổ chức chứng nhận hữu cơ có trong danh sách ủy quyền của USDA. Bước 2: Tổ chức chứng nhận đánh giá các hoạt động sản xuất có phù hợp với quy định hữu cơ của USDA hay không. Bước 3: Nhân viên kiểm tra của Tổ chức chứng nhận tiến hành kiểm tra các hoạt động tại trang trại của cơ sở đăng ký chứng nhận. Bước 4: Tổ chức chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của nhân viên kiểm tra để xác nhận cơ sở đăng ký chứng nhận đã thực hiện đúng quy định hữu cơ của USDA hay chưa. Bước 5: Cấp chứng nhận hữu cơ USDA Hàng năm, cơ sở đã được cấp chứng nhận hữu cơ phải nộp báo cáo cập nhật hoạt động sản xuất cho Tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát hằng năm. Tổ chức chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của nhân viên kiểm tra để xác nhận cơ sở được cấp chứng nhận vẫn thực hiện đúng quy định hữu cơ của USDA hay không. Tổ chức chứng nhận cấp giấy tái chứng nhận hữu cơ. Chi phí quy trình chứng nhận hữu cơ USDA Tùy vào tổ chức chứng nhận và quy mô, loại hình, mức độ phức tạp của hoạt động sản xuất, chi phí chứng nhận sẽ khác nhau đáng kể. Thông thường chi phí cho quy trình chứng nhận USDA sẽ bao gồm: Phí nộp đơn xin chứng nhận USDA, phí kiểm nghiệm, phí đánh giá giám sát hằng năm,…

Jeffrey | 16/11/2021

Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em theo QCVN 03:2019/BKHCN

Theo quy định QCVN 03:2019/BKHCN đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước hay nhập khẩu chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi đã được chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em, công bố hợp quy và có dấu hợp quy. Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em 1. Đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước: Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 “Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” tại cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em. Hoặc chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 “Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa tại cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em trong trường hợp cơ sở sản xuất không thể áp dụng các yêu cầu đảm bảo chất lượng theo Phương thức 5. 2. Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu: Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 “Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa đối với từng lô đồ chơi trẻ em nhập khẩu trong trường hợp lô đồ chơi trẻ em chưa được chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 quy định tại quy chuẩn kỹ thuật này. Hoặc chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài khi có yêu cầu từ phía cơ sở sản xuất nước ngoài theo quy định tại điểm a) mục 4.4.2. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị không quá 3 năm. Danh mục đồ chơi trẻ em bắt buộc phải chứng nhận hợp quy Danh mục đồ chơi trẻ em phải bảo đảm các yêu cầu của QCVN 3:2019/BKHCN: Danh mục các sản phẩm được miễn cấp chứng nhận hợp quy Danh mục gồm có hơn 20 sản phẩm không được coi là đồ chơi trẻ em và các đồ chơi không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này: 1. Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi (nghĩa là xe có chiều cao yên tối đa bằng 435 mm); 2. Ná bắn đá; 3. Phi tiêu có đầu nhọn kim loại; 4. Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng; 5. Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén; 6. Diều (ngoại trừ điện trở của dây diều được quy định trong TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014); 7. Bộ mô hình lắp ráp, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ sở thích không được thiết kế dùng để chơi; 8. Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, đồ dùng cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này; Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đoán trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không; 9. Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ đốt trong. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng của các mô hình này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này; 10. Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ nhỏ hơn 16 tuổi; 11. Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ; 12. Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị hỗ trợ nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác; 13. Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại); 14. Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp; 15. Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi; 16. Các loại sản phẩm có bộ phận gia nhiệt được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn trong hoạt động giảng dạy; 17. Các loại xe có động cơ hơi nước; 18. Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình và vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V; 19. Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm); 20. Các loại vũ khí mô phỏng trung thực; 21. Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V; 22. Cung tên có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm; 23. Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em.

Jeffrey | 15/11/2021

Chứng nhận FDA Hoa Kỳ cho khẩu trang y tế, thiết bị y tế

“Mang khẩu trang đồng loạt trong cộng đồng vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ cộng đồng trong mùa dịch COVID-19”. Liên quan đến tình hình dịch bệnh như hiện nay, khẩu trang y tế và trang thiết bị y tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nước và thị trường Châu Âu, Mỹ. Để xuất được hàng sang Mỹ trong giai đoạn Covid-19, doanh nghiệp phải vượt qua hàng rào đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe. Trong đó Chứng chỉ FDA cho khẩu trang y tế là tiêu chuẩn bắt buộc doanh nghiệp phải có nếu muốn đưa được sản phẩm khẩu trang của mình. Nhưng có phải bạn đang loay hoay: Chứng nhận FDA là gì? Mặt hàng khẩu trang nào bắt buộc phải đăng ký FDA? Xuất khẩu khẩu trang y tế sang Mỹ có những quy định gì? Thủ tục đăng ký chứng nhận FDA khẩu trang y tế? Trong bài viết chia sẻ hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên của bạn, hãy cùng theo dõi nhé! Chứng nhận FDA là gì? Tiêu chuẩn FDA viết tắt của Food and Drug Administration là Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn FDA được lập năm 1906, trụ sở chính tại White Oak, Maryland. FDA có 223 văn phòng và 13 phòng thí nghiệm trên khắp các các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Tính đến năm 2016, FDA đã có văn phòng khắp các nước trên toàn thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Costa Rica, Chile, Bỉ, và Vương quốc Anh. Chứng nhận FDA là gì? Giấy chứng nhận FDA là một giấy loại giấy tờ quan trọng trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ, đây là yêu cầu bắt buộc của thị trường này. Bạn có thể hiểu rằng cứ muốn nhập khẩu bất kỳ một loại sản phẩm, hàng hóa nào của mình vào thị trường Hoa Kỳ thì bạn phải có giấy chứng nhận FDA cho sản phẩm đó. Tương tự bạn xuất đi bao nhiêu loại sản phẩm thì bắt buộc phải đăng ký bấy nhiêu chứng chỉ FDA. Lưu ý: Không gộp chung nhiều mặt hàng thực phẩm lại với nhau, mỗi giấy chứng nhận FDA chỉ được một mặt hàng (sẽ không bị giới hạn về số lượng và trọng lượng). Đối tượng cần đăng ký FDA khẩu trang y tế Sẽ có 2 nhóm đối tượng doanh nghiệp cần đăng ký chứng nhận FDA Các tổ chức/doanh nghiệp đã và đang sản xuất khẩu trang nhưng chưa được đăng ký với FDA. Các tổ chức thuộc nhóm ngành sản xuất khác nay chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang y tế. Mặt hàng khẩu trang nào bắt buộc phải đăng ký FDA Những quy định bắt buộc, kèm theo là quy định về chứng nhận FDA mà Cơ quan Thông báo và hỏi đáp quốc gia về TBT của Hoa Kỳ đã gửi về theo yêu cầu của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Văn phòng TBT Việt Nam). Cụ thể như sau: Thông tin về sản phẩm bảo hộ cá nhân nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh: Quy định tại Quy định số 21 CFR 878.4040. Khẩu trang phẫu thuật là khẩu trang dùng 1 lần và được sử dụng trong phòng phẫu thuật, các cơ sở y tế hoặc những nơi có nhiều chất ô nhiễm trong môi trường. Khẩu trang phẫu thuật có thể được dán nhãn là khẩu trang phẩu thuật, khẩu trang nha khoa hay khẩu trang cách ly, hoặc là khẩu trang y tế. Gồm có loại có kính chắn mặt hoặc không kính. Khẩu trang N95 có nghĩa là lọc được ít nhất 95% vi khuẩn, khói bụi mịn (0,3 micron) trong không khí. Đây là một loại sản phẩm bảo vệ hô hấp được thiết kế ôm khít vùng mũi và miệng người đeo và có chức năng lọc các hạt hiệu quả trong không khí. Chứng nhận FDA khẩu trang y tế, thiết bị y tế Khả năng lọc của khẩu trang N95 tốt hơn nhiều so với khẩu trang thông thường, tuy nhiên phải được sử dụng đúng cách, phải đeo được kín, khít khuôn mặt thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh hoặc tử vong. Khẩu trang N95 là loại khẩu trang bắt buộc cần cho các nhân viên y tế khi tiếp xúc với người nhiễm virus Covid-19. Các khẩu trang phẫu thuật N95 này là các thiết bị loại II được quy định theo Quy định 21 CFR 878.4040 bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và theo quy định 42 CFR Phần 84 bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh – Viện Sức khỏe và An toàn Lao động Quốc gia Hoa Kỳ (CDC NIOSH). Xuất khẩu khẩu trang y tế sang Mỹ có những quy định gì? Mỗi sản phẩm khẩu trang sẽ được phân vào các cấp độ khác nhau. Có tất cả là 3 cấp độ: Cấp độ 1: Kiểm soát chung – Cần đăng ký thông tin doanh nghiệp và nhóm sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Cấp độ 2: Kiểm soát chung và kiểm soát đặc biệt – Cần đăng ký thông tin doanh nghiệp và nhóm sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ và nộp kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cho FDA. Cấp độ 3: Kiểm soát chung và phê duyệt trước khi tiếp thị vào thị trường – Cần đăng ký thông tin doanh nghiệp và nhóm sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ, nộp kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cho FDA và đoàn chuyên gia đánh giá của FDA sẽ đến tận nhà máy kiểm tra và xác nhận thông tin. Đối với sản phẩm khẩu trang y tế theo quy định của FDA được phân loại thành 2 nhóm cấp độ 1 và cấp độ 2. Thủ tục đăng ký chứng nhận FDA khẩu trang y tế Bước 1: Sau khi đã thống nhất thông tin, ký kết hợp đồng. Tổ chức chứng nhận sẽ hướng dẫn doanh nghiệp kê khai tất cả các thông tin đăng ký FDA. Bước 2: Nhận đầy đủ thông tin, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành tạo tài khoản cho doanh nghiệp với hệ thống FDA. Bước 3: Đăng nhập vào FDA, đăng ký tài khoản và kê khai các chi tiết về sản phẩm trong FDA. Bước 4: Sau khi nhận được phí, hệ thống FDA sẽ tự động cập nhật mã PIN và mã PCN vào tài khoản đã đăng ký trên hệ thống đăng ký FDA của doanh nghiệp bạn. Bước 5: Ngay sau có mã PIN và mã PCN, sẽ tiến hành nhập lên hệ thống FDA, Submit, ra số FDA tạm thời cho doanh nghiệp. Bước 6: Bàn giao Giấy chứng nhận mã số FDA tạm thời đã được xác thực cho doanh nghiệp bạn. Hy vọng nội dung trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin miễn phí vầ giúp bạn tìm ra cau trả lời đầy đủ nhất cho những thắc mắc về chứng nhận FDA Khẩu trang y tế là gì? Sản phẩm khẩu trang nào bắt buộc phải có chứng nhận FDA? Và quy trình đăng ký FDA. Bài viết cùng chủ đề: 1. FDA là gì? Thủ tục cấp chứng nhận FDA Hoa Kỳ (2021) https://icicert.vn/services/fda-la-gi-thu-tuc-cap-chung-nhan-fda-hoa-ky-2021/ 2. Chứng nhận CE Marking là gì? Vì sao cần chứng nhận CE Marking? https://icicert.vn/services/chung-nhan-ce-marking-la-gi/ 3. Giải đáp các quy định về chứng nhận FDA và CE Marking https://icicert.vn/services/giai-dap-cac-quy-dinh-ve-chung-nhan-fda-va-ce-marking/

Jeffrey | 22/10/2021

Chứng nhận HACCP là gì? 8 bước cấp chứng nhận HACCP

Với tư cách là một nhà quản trị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tôi chắc rằng bạn sẽ cảm thấy chứng nhận HACCP vô cùng giá trị. HACCP là một hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm vừa hiệu quả vừa hấp dẫn. Nếu bạn áp dụng đúng cách, HACCP sẽ giúp công ty bạn phát triển, đảm bảo an toàn thực phẩm, có khả năng ngăn ngừa các mối nguy có thể gây ra ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến một cách chủ động, tạo ra sản phẩm an toàn. Vậy làm thế nào để có thể áp dụng hệ thống HACCP và quy trình cấp chứng chỉ HACCP được thực hiện như thế nào? Bài viết này sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về hệ thống này. HACCP là gì? Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là “Phân tích mối nguy hại và kiểm soát các điểm tới hạn”. Là một tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Bản chất của hệ thống HACCP là hệ thống ngăn ngừa, nhằm cung cấp sự đảm bảo an toàn thực phẩm qua việc phân tích các mối nguy về sinh học, hóa học, vật lý vốn có trong quá trình sản xuất, từ giai đoạn thu mua nguyên vật liệu và xử lý, chế biến, phân phối, tiêu thụ đến khi thành phẩm. HACCP là gì? Xác định các mối nguy để ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận được tại các CCP (Critical – Control – Point) có nghĩa là Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là cách hoạt động của hệ thống HACCP. Chứng chỉ HACCP là gì? Chứng chỉ HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận doanh nghiệp bạn đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp chứng chỉ HACCP (hay giấy chứng nhận HACCP). Hệ thống HACCP có bắt buộc không? Thực trạng an toàn thực phẩm đang rất được người tiêu dùng quan tâm như hiện nay. Việc xây dựng và áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm là điều hiển nhiên doanh nghiệp phải thực hiện. Có thể kể đến như ISO 22000:2018 và BRC, FSSC 22000,… Tuy nhiên, HACCP vẫn luôn được các doanh nghiệp thực phẩm đánh giá cao là hệ thống được thiết lập để giảm tới mức thấp nhất độ rủi ro có thể xảy ra đối với an toàn thực phẩm. Chứng chỉ HACCP là bằng chứng để bạn chứng minh sản phẩm của mình được đảm bảo về mức độ an toàn thực phẩm. Vì thế để tạo dựng lòng tin và thu hút người tiêu dùng, gia tăng các giá trị giao dịch thương mại quốc tế thì sản phẩm của bạn bắt buộc phải được cấp chứng chỉ HACCP. Ở một số nước trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Newzeland,… đã đưa ra yêu cầu tất cả các doanh nghiệp thực phẩm trong nước và các công ty nước ngoài muốn nhập khẩu thực phẩm vào những thị trường trên đều phải áp dụng hệ thống HACCP. Riêng ở Việt Nam thì chưa có yêu cầu bắt buộc, nhưng rất được khuyến khích áp dụng hệ thống HACCP. 10 lợi ích của HACCP Chứng nhận HACCP chứng minh sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm. Hệ thống HACCP quản lý rũi ro cho doanh nghiệp, giúp thực hiện tốt việc phòng ngừa các rủi ro và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Đầu ra sản phẩm hàng hóa ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm. Kiểm soát rủi ro, cải tiến liên tục quá trình sản xuất. Giảm chi phí do sản phẩm không đảm bảo và phải thu hồi. Khẳng định về chất lượng, tạo lòng tin với người tiêu dùng và đối tác. Được phép sử dụng dấu chứng nhận HACCP. Thu hút khách hàng bền vững và liên tục tăng trưởng. Nâng cao hơn vị thế thương hiệu của bạn. Đảm bảo người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm an toàn, cải thiện đời sống cộng đồng. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, chào hàng thương mại. Quy trình cấp chứng chỉ HACCP thực hiện qua 8 bước cơ bản Để áp dụng hệ thống HACCP, doanh nghiệp bạn phải được đào tạo và hướng dẫn các kỹ năng cơ bản để xây dựng và vận hành hệ thống. Phải hiểu tường tận bản chất của hệ thống, điều kiện áp dụng và 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP. Sau khi đã áp dụng HACCP vào quy trình sản xuất của doanh nghiệp, bạn bắt đầu đăng ký cấp chứng nhận HACCP. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình 8 bước chứng nhận HACCP Bước 1: Đăng ký chứng nhận Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận HACCP với tổ chức chứng nhận. Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng Sau khi đăng ký, chuyên gia của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 – đánh giá hồ sơ Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ HACCP. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của HACCP, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 – đánh giá thực địa Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét sự phù hợp của hồ sơ với việc áp dụng thực tế tại doanh nghiệp. Phát hiện điểm nào không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có). Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Kết thúc kiểm tra tại thực địa và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận HACCP. Bước 7: Cấp chứng nhận HACCP Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận HACCP khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bước 8: Giám sát sau chứng nhận Chứng chỉ HACCP có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, thông thường sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận. Đây là những chia sẻ của chúng tôi về Hệ thống HACCP, hy vọng sau bài viết này bạn đã hiểu thêm về HACCP. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý, ICI là tổ chức chứng nhận cung cấp dịch vụ đánh giá cấp chứng nhận HACCP hiệu quả, đáng tin cậy, luôn đem đến lợi ích tối đa cho Khách hàng.

Jeffrey | 10/10/2021

HACCP là gì? Lợi ích mà HACCP mang lại cho doanh nghiệp bạn

Hoạt động trong ngành thực phẩm hoặc tham gia trong chuỗi cung ứng thực phẩm, ít nhiều gì bạn cũng đã nghe tới các thuật ngữ và định nghĩa về tiêu chuẩn HACCP và nhiều quốc gia trên thế giới đã có yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp thực phẩm phải áp dụng hệ thống HACCP. Tại Việt Nam hiện nay, tiêu chuẩn HACCP cũng đang được quan tâm rất nhiều, được khuyến khích áp dụng để đảm bảo sản xuất an toàn thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Vậy cụ thể HACCP là gì? Và làm thế nào để bạn có thể đạt được giấy chứng nhận HACCP? Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày các nội dung tổng quan về tiêu chuẩn HACCP, những lợi ích mà HACCP đem lại cũng như cách đăng ký chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp của bạn như thế nào? Nếu doanh nghiệp bạn đang có kế hoạch áp dụng hệ thống HACCP, bạn muốn tìm hiểu kiến thức về HACCP kỹ hơn để có thể hiểu nó một cách chính xác và đầy đủ nhất thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, hãy cùng chúng tôi theo dõi đến cuối bài viết! Tổng quan về tiêu chuẩn HACCP HACCP là gì? HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát đến hạn. Và HACCP là bộ tiêu chuẩn quốc tế tập hợp các yêu cầu và hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ chuỗi sản xuất chế biến thực phẩm (thông thường là thực phẩm, thủy sản và thức ăn chăn nuôi). Bản chất của tiêu chuẩn HACCP là hệ thống phòng ngừa. Nhận định các mối nguy, phân tích mối nguy, sau đó đưa ra giải pháp phòng ngừa, kiểm soát những mối nguy ấy nhằm đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. HACCP có mặt trên thị trường rất sớm từ những những năm 60 của thế kỷ XX, sang những năm 70, HACCP lần đầu tiên được áp dụng tại Mỹ, cho đến nay thì đã được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới có quy định bắt buộc ở một số quốc gia như EU, Mỹ, Nhật Bản,.. HACCP gồm có hai giai đoạn: Phân tích mối nguy: Các mối nguy gắn với các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất thực phẩm. Kiểm soát và hạn chế mối nguy đến hạn: Kiểm soát các mối nguy và xác định biện pháp hạn chế và phòng ngừa Giám sát các điều kiện để thực hiện các biện pháp phòng ngừa Kiểm tra lại hiệu quả của hệ thống Yếu tố quyết định thành công trong triển khai HACCP chính là: Điều kiện áp dụng 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP Chứng nhận HACCP là gì? Giấy chứng nhận HACCP sẽ do Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá và quyết định cấp. Đây là các đơn vị được chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng – Bộ KH-CN trong lĩnh vực chứng nhận. Tổ chức chứng nhận phải là cơ quan độc lập với đơn vị tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Đây là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp giấy chứng nhận HACCP. Đối tượng áp dụng HACCP Hiện nay HACCP đã được áp dụng khá phổ biến và áp dụng cho nhiều loại hình sản xuất, chế biến thực phẩm, cụ thể như: Các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi,… Các doanh nghiệp sản xuất chế biến, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp; Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn… Mục đích cuối cùng của HACCP là gì? Mục đích của HACCP là phân tích, đánh giá mối nguy và phòng ngừa rũi ro, kiểm soát có hiệu quả. Hệ thống quản lý chất lượng HACCP được thiết lập giúp giảm tới mức thấp nhất mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với an toàn thực phẩm. Chứng nhận HACCP là công cụ chứng minh sản phẩm của bạn được đảm bảo an toàn thực phẩm, có khả năng ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến cho đến khâu thành phẩm đưa đến tay người tiêu dùng là sản phẩm an toàn. Ngoài ra, sức ảnh hưởng mà HACCP mang đến cho doanh nghiệp cũng chính là doanh thu và thương hiệu. Lợi ích của HACCP cho doanh nghiệp Tại sao nhiều doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam hiện nay lại quan tâm đến chứng nhận HACCP đến như vậy? Với HACCP bạn có thể: Chứng nhận HACCP chứng minh sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm. Quản lý rũi ro cho doanh nghiệp, giúp thực hiện tốt việc phòng ngừa các rủi ro và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Đầu ra sản phẩm hàng hóa ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm. Kiểm soát rủi ro, cải tiến liên tục quá trình sản xuất. Giảm chi phí do sản phẩm ko đảm bảo và phải thu hồi. Khẳng định về chất lượng, tạo lòng tin với người tiêu dùng và đối tác. Thu hút khách hàng bền vững & liên tục tăng trưởng Nâng cao hơn vị thế thương hiệu của bạn. Đảm bảo người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm an toàn, cải thiện đời sống cộng đồng. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Được phép sử dụng dấu chứng nhận HACCP. Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, chào hàng thương mại. 7 nguyên tắc HACCP Nguyên tắc 1: Nhận dạng – phân tích mối nguy Nguyên tắc đầu tiên sẽ tiến hành xác định các mối nguy tìm ẩn ở mọi giai đoạn ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. Từ sơ chế, chế biến, bảo quản,… cho đến khâu phân phối cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xây dựng các biện pháp kiểm soát chúng. Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points) Đây là điểm kiểm soát quan trọng cần được kiểm soát để có những biện pháp ngăn ngừa đúng mức. Hoạt động này diễn ra trong từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm để hạn chế tối đa khả năng xuất hiện của chúng. Nguyên tắc 3: Thiết lập điểm giới hạn cho các CCP Ở nguyên tắc này chúng ta sẽ thiết lập 1 điểm giới hạn tối đa hoặc tối thiểu cho nhiệt độ, thời gian, nồng độ pH, mức muối, mức độ clo hoặc những đặc tính chế biến khác sẽ kiểm soát được mối nguy. Đây là điểm giới hạn đặc biệt quan trọng. Trường hợp bị vượt quá giới hạn này, phải thực hiện hành động khắc phục. Toàn bộ những sản phẩm nào bị ảnh hưởng đều bđược kiểm soát chặt chẽ. Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP Trong 7 nguyên tắc HACCP, nguyên tắc thứ 4 này là một phần rất quan trọng để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP. Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP để đảm bảo rằng các giới hạn không bao giờ vi phạm. Xây dựng những chương trình thử nghiệm, quan sát, giám sát điểm giới hạn bằng đo vật lý của điểm giới hạn. Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục Khi hệ thống giám sát cho thấy tại một thời điểm kiểm soát tới hạn nào đấy không được thực hiện đầy đủ thì phải thiết lập ngay những hành động khắc phuc và phải đảm bảo không được cho qua bất kì sản phẩm nào không đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra cần có một sự đánh giá rõ ràng và cụ thể về cả quá trình để tìm ra nguyên nhân và hướng loại trừ những nguyên nhân đó. Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục xác minh Khi thực hiện được nguyên tắc thứ 6 này có nghĩa là hệ thống HACCP tại doanh nghiệp bạn đang hoạt động có hiệu quả. Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu giữ hồ sơ, tài liệu Sau tất cả, doanh nghiệp phải sắp xếp lại hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP; phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng. Để chứng minh rằng tổ chức, doanh nghiệp đạt chứng nhận an toàn thực phẩm, mọi giới hạn quan trọng đều được đảm bảo. Trình tự áp dụng cơ bản của HACCP Trình tự áp dụng HACCP gồm 12 bước, trong đó 7 bước cuối chính là 7 nguyên tắc của HACCP: Thành lập Ban dự án HACCP; Thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối); Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm; Vẽ sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm; Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm; Phân tích mối nguy; Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP - Critical Control Points); Thiết lập giới hạn quan trọng Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP Thiết lập hành động khắc phục Thiết lập các thủ tục xác minh Thiết lập lưu giữ hồ sơ và thủ tục giấy tờ Quy trình cấp chứng nhận HACCP Bước 1: Đăng ký chứng nhận Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký hợp đồng chứng nhận Bước 3: Tiến hành đánh giá hồ sơ (giai đoạn 1) Bước 4: Tiến hành đánh giá thực địa (giai đoạn 2) Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Bước 7: Quyết định cấp chứng  nhận Bước 8: Đánh giá giám sát sau chứng nhận Hi vọng rằng bài viết HACCP là gì? Lợi ích của HACCP và 8 bước đăng ký chứng nhận HACCP này sẽ có thể giúp bạn một cái nhìn tổng quan về HACCP và nắm rõ 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP và nắm được quy trình đăng ký chứng nhận HACCP.

Jeffrey | 07/10/2021

Nông nghiệp hữu cơ là gì? Quy trình chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam

Những năm gần đây, thực phẩm hữu cơ là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng vì những lợi ích về sức khỏe mà nó đem lại. Nhiều trang trại đã xoay mình chuyển hướng sang canh tác theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. Nhưng canh tác hữu cơ như thế nào là hiệu quả, sản phẩm như thế nào là đạt chứng nhận hữu cơ. ICI đã nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này, cũng như doanh nghiệp cần làm gì để đạt chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam. Do vậy, chúng tôi quyết định sẽ viết một bài để chia sẻ thêm với bạn kiến thức về chứng nhận hữu cơ, cũng như trả lời câu hỏi “Doanh nghiệp cần làm gì để đạt chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam?”. Chúng ta cùng theo dõi đến cuối bài viết nhé! Đầu tiên, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn Nông nghiệp hữu cơ là gì? Nông nghiệp hữu cơ là gì? Nông nghiệp hữu cơ hay còn gọi là trồng trọt hữu cơ/canh tác hữu cơ là hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng, và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Mục đích chính là xây dựng hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, loại bỏ việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào tổng hợp, chẳng hạn như phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu, thuốc thú y, hạt giống và giống biến đổi gen, chất bảo quản, chất phụ gia và chiếu xạ, nhằm duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất lâu dài và ngăn ngừa sâu bệnh. Nhìn chung, canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao… Các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam hiện nay Chứng nhận hữu cơ là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng. Trong canh tác hữu cơ hiện nay, 5 tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ phổ biến rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam là: Chứng nhận hữu cơ EU Organic Farming của Liên minh Châu Âu Chứng nhận hữu cơ USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật Chứng nhận hữu cơ ASEAN Chứng nhận hữu cơ Organic của Việt Nam. Ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành và công bố Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ gồm các phần sau đây: TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ- Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ- Phần 2: Trồng trọt hữu cơ, TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ- Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ. Tùy vào mục đích của trang trại, cũng như yêu cầu của nước xuất khẩu, bạn có thể lựa chọn tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ phù hợp để áp dụng và đăng ký cấp chứng nhận. Các quy định trong chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam Nhìn chung các tiêu chuẩn hữu cơ trên giống nhau gần như 95% về bộ tiêu chí kiểm định quy trình và độ khó. Vì tính nghiêm ngặt cao của các chứng nhận này nên nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đã dựa theo 3 bộ tiêu chuẩn USDA, EU và JAS mà xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu của quốc gia mình. Theo định nghĩa của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ: “Tiêu chuẩn hữu cơ – Organic” là từ được ghi trên nhãn những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được chấp thuận. Các tiêu chuẩn hữu cơ này phải đạt những yêu cầu cụ thể được kiểm định bởi một đơn vị trung gian được chỉ định bởi Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ trước khi sản phẩm có thể dán nhãn USDA Organic (đạt chuẩn hữu cơ Hoa Kỳ). Bộ tiêu chuẩn cũng quy định rõ chất liệu của các loại nông cụ được cho phép trong sản xuất hữu cơ. Nhìn chung, sản xuất hữu cơ phải thể hiện rằng nó đang bảo vệ hệ sinh thái; tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học; và chỉ sử dụng các chất hữu cơ đã được phê duyệt. Canh tác hữu cơ như thế nào là hiệu quả? Là phải có đầu vào sạch gồm đất, nước, không khí, các loại con/cây giống phải thuần; không được sử dụng giống biến đổi gen (GMO); các chất sử dụng trong sản xuất phải hoàn toàn hữu cơ và được cho phép; phân bón và thuốc trừ sâu phải là chế phẩm sinh học hữu cơ; cuối cùng là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Các loại hóa chất độc hại đều bị cấm trong canh tác hữu cơ. Hàm lượng các loại độc tố và kim loại nặng trong đất, nước phải ở mức cực nhỏ từ vài đơn vị đến dưới 100 ppm (mật độ) tùy loại theo danh mục quy định. Với những tỉ lệ nhỏ như vậy, hàm lượng các loại chất độc này gần như không đáng kể trong sản xuất hữu cơ. Các quy tắc và những quy định về sản xuất, xử lý; ghi nhãn, quản lý các sản phẩm theo chứng nhận hữu cơ của USDA. Vì vậy, đối với những ai muốn đạt chứng nhận hữu cơ thành công cần đặc biệt chú ý đến những điều này. Theo đó, những nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ này rất quan trọng, cần thiết và có ảnh hưởng nhiều đối với các nhà nông khi làm chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam. Lợi ích của chứng nhận hữu cơ Chứng nhận hữu cơ mang lại giá trị cao cho sản phẩm từ trang trại. Giúp sản phẩm dễ dàng đến được các thị trường “khó tính”, có yêu cầu cao về thực phẩm an toàn và sạch. Việc thực hiện và chứng nhận còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, khi mà các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thường được ưu tiên trao đổi tại đó. Ngoài ra, áp dụng và được chứng nhận hữu cơ cũng là một cam kết của nhà sản xuất về bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm tối đa rác thải, bảo vệ nguồn đất, nước, vi sinh vật và hệ sinh thái. Giúp con người phát triển hài hòa và bền vững với thiên nhiên. Quy trình chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận hữu cơ Đầu tiên, bạn thực hiện đăng ký thông tin cấp chứng nhận hữu cơ với tổ chức chứng nhận. Hai bên sẽ cùng trao đổi và thống nhất thông tin, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng. Cụ thể như: Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận thực phẩm hữu cơ; Kết quả kiểm nghiệm: mẫu đất, mẫu nước ngẫu nhiên trong trang trại để kiểm nghiệm. Và sau khi thu hoạch, trang trại cũng phải lấy mẫu nông sản để gửi kiểm định các thành phần độc tố và các thành phần dinh dưỡng xem có đạt đúng tiêu chuẩn hay không. Trình tự thủ tục chứng nhận hữu cơ; Trao đổi các tiêu chuẩn chứng nhận; Các loại chi phí của hoạt động đánh giá chứng nhận; Kế hoạch đánh giá chứng nhận. Bước 2: Đánh giá sơ bộ (giai đoạn hồ sơ, tài liệu) Tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia đến đánh giá tình trạng thực tế nhằm phát hiện ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ, tài liệu hữu cơ và việc áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, chuyên gia đánh giá sẽ đưa ra được những điểm chưa đạt yêu cầu trong hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng cần chấn chỉnh để trang trại sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho trang trại vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức. Bước 3: Đánh giá chứng nhận (đánh giá thực địa) Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp; Ở bước này, tổ chức chứng nhận sẽ xác định hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm; Kết thúc đánh giá tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, trang trại sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra. Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hữu cơ Trang trại được cấp giấy chứng nhận khi đáp ứng toàn bộ những yêu cầu của bộ quy chuẩn chứng nhận hữu cơ và các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Và kết quả thử nghiệm sản phẩm phù hợp theo quy định. Lúc này, trang trại mới có thể được sử dụng logo chứng nhận hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Bước 5: Giám sát sau chứng nhận Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận. Trong bài viết này, chúng tôi tin mình đã mang đến cho bạn những chia sẻ cần thiết về chứng nhận nông nghiệp hữu cơ gồm: Khái niệm, các tiêu chuẩn phổ biến, nguyên tắc canh tác hữu cơ như thế nào là hiệu quả cũng như quy trình chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về nông nghiệp hữu cơ là gì.

Jeffrey | 24/06/2021

VietGAP thủy sản là gì? Các yêu cầu trong VietGAP thủy sản

Ngoài chứng nhận VietGAP trồng trọt, VietGAP chăn nuôi, thì chứng nhận VietGAP thủy sản cũng giữ một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động trong ngành nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản theo mô hình VietGAP nhằm đảm bảo chất lượng các sản phẩm thủy sản, cung cấp thực phẩm sạch ra thị trường, mang lại lợi nhuận cao và góp phần bảo vệ môi trường. VietGAP thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành lần đầu năm 2011 theo Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011 và được sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ-BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP (gọi tắt là Quyết định số 3824/QĐBNN-TCTS). VietGAP thủy sản là gì? VietGAP (viết tắt Vietnamese Good Aquaculture Practice) nghĩa là Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam. VietGAP là Quy phạm thực hành áp dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và góp phần thúc đẩy nuôi trồng thủy sản hướng tới sự phát triển bền vững. Những đối tượng có thể áp dụng tiêu chuẩn VietGAP thủy sản: VietGAP thủy sản là một mô hình canh tác có thể áp dụng cho tất cả đối tượng và phương thức nuôi trồng thủy sản từ khi chuẩn bị, thả giống đến thu hoạch sản phẩm (trừ cá cảnh). Một số loại tiêu biểu như: Cá rô phi Tôm sú thương phẩm Cá tra Tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng... Lợi ích của tiêu chuẩn VietGAP thủy sản 1. Áp dụng mô hình nuôi trồng VietGAP thủy sản tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng. 2. Sản phẩm thủy sản được chứng nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam. 3. Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. 4. Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định. 5. Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối. 6. Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội. 7. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý. VietGAP thủy sản có bắt buộc áp dụng không? Chứng nhận VietGAP thủy sản được khuyến khích áp dụng để thực hành nuôi trồng thủy sản an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm thủy sản, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích các cơ sở nuôi áp dụng VietGAP cho tất cả đối tượng thủy sản nuôi. Các yêu cầu trong VietGAP thủy sản Địa điểm xây dựng hồ nuôi Nơi nuôi phải được xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hoặc nguồn ô nhiễm được kiểm soát. Hạ tầng của nơi nuôi phải được thiết kế, vận hành, duy trì để phòng ngừa sự lây nhiễm các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch và an toàn lao động. Cơ sở nuôi phải có hệ thống nhận biết để đảm bảo không nhầm lẫn giữa đối tượng nuôi trồng áp dụng và không áp dụng VietGAP (bao gồm việc xác định vị trí địa lý của nơi nuôi theo hệ thống Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000). An toàn thực phẩm Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm bằng cách tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam và các Hướng dẫn của FAO/WHO Codex. Quản lý sức khỏe thủy sản Quá trình nuôi trồng thủy sản cần được tiến hành nhằm đảm bảo sức khỏe vật nuôi thủy sản bằng cách duy trì môi trường sống tốt và phù hợp với đối tượng nuôi trồng ở các công đoạn của quá trình chăn nuôi, cũng như giảm thiểu các rũi ro về bệnh tật. Bảo vệ môi trường Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo quy định nhà nước và cam kết quốc tế. Các khía cạnh kinh tế-xã hội Nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một các có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người lao động và các cộng đồng xung quanh.

adminici | 16/03/2021

Chứng nhận hợp chuẩn Găng tay y tế dùng một lần

Sau khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn thì găng tay y tế, găng tay sử dụng một lần là sản phẩm tiếp theo có nguy cơ ‘cháy’ hàng vì đại dịch COVID-19 gây ra bởi virus corona mới (SARS-CoV-2). Nhiều người đeo găng tay y tế dùng một lần nhằm tránh chạm vào bề mặt có khả năng nhiễm mầm bệnh nơi công cộng. Cũng như các thiết bị y tế khác, phải đạt chứng nhận hợp chuẩn găng tay trước khi đưa ra lưu hành thị trường. Chứng nhận hợp chuẩn găng tay sử dụng một lần, đây là một quy định bắt buộc. Vì vậy, các đơn vị sản xuất uy tín cần tìm đến chứng nhận hợp chuẩn tiêu chuẩn chất lượng cho găng tay y tế dùng một lần. Găng tay sử dụng một lần Cũng như các thiết bị y tế khác, phải đạt chứng nhận hợp chuẩn găng tay trước khi đưa ra lưu hành thị trường. Chứng nhận hợp chuẩn găng tay sử dụng một lần, đây là một quy định bắt buộc. Vì vậy, các đơn vị sản xuất uy tín cần tìm đến chứng nhận hợp chuẩn tiêu chuẩn chất lượng cho găng tay y tế dùng một lần. Căn cứ pháp lý TCVN 6343-1:2007 (ISO 11193-1:2002) Găng khám bệnh sử dụng một lần Găng tay y tế sử dụng một lần là gì? Găng tay y tế (găng tay sử dụng một lần) là găng tay được dùng một lần sử dụng trong khám bệnh; thủ tục để giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa người chăm sóc và bệnh nhân. Tính phân biệt tay trái, tay phải cộng thêm tính mềm mại của sản phẩm mang lại cảm giác thoải mái và vừa vẹn cho người sử dụng. Ngoài ra, sẽ có cảm giác thoải mái hơn với chức năng giảm tiết mồ hôi tay, không gây cảm giác khó chịu. Bề mặt trơn láng tạo cảm giác tự nhiên, dễ chịu và thao tác dễ dàng hơn. Đồng thời, cổ tay được se viền nên dễ đeo và tránh bị rách. Được làm từ các loại polymer khác nhau bao gồm latex, cao su nitrile, polyvinyl clorua và neoprene; chúng không được trộn bột, hoặc trộn với bột ngô để bôi trơn găng tay, giúp chúng dễ dàng hơn khi đeo vào tay. Mức protein và hóa chất trên găng tay thấp nhất nhằm hạn chế các dị ứng về da đối với người sử dụng. Chứng nhận hợp chuẩn găng tay sử dụng một lần Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cho găng tay cao su vô khuẩn bao gói kín hoặc găng loại rời chưa vô khuẩn được sử dụng trong các quá trình khám và chuẩn đoán hoặc điều trị bệnh, nhằm bảo vệ tránh lây truyền bệnh giữa bệnh nhân vá người sử dụng. Tiêu chuẩn này cũng bao gồm cả loại găng cao su dùng để cầm nắm các mẫu vật y tế đã nhiễm bẩn và găng có bề mặt trơn nhẵn hoặc có bề mặt nhám trên một phần hoặc toàn bộ găng. Tiêu chuẩn này quy định tính năng và độ an toàn cho găng cao su khám bệnh. Các vấn đề về sử dụng an toàn thích hợp của găng khám bệnh và quy trình khử khuẩn với các quy trình xử lý, bao gói và bảo quản tiếp theo đều không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này. Thủ tục chứng nhận hợp chuẩn găng tay sử dụng một lần phù hợp tiêu chuẩn Bước 1: Đăng ký chứng nhận Bước 2: Chuyên gia ICI đánh giá điều kiện nhà xưởng; Lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm Bước 3: Cấp chứng chỉ chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn (Có giá trị 03 năm) Bước 4: Công bố hợp chuẩn sản phẩm Thời gian triển khai Thời gian triển khai chứng nhận hợp chuẩn găng tay, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiến độ triển khai trong nội bộ doanh nghiệp, kết quả đánh giá điều kiện nhà xưởng, điều kiện đảm bảo chất lượng, thời gian trả kết quả phân tích của phòng kiểm nghiệm. Lợi ích áp dụng Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng; Giấy chứng nhận hợp chuẩn là bằng chứng tin cậy và được chấp nhận trong đấu thầu; Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường; Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia; Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng; Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.