clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

Dịch Vụ

Jeffrey | 04/04/2022

ISO 45001:2018 – Hệ thống quản lý sức khỏe an toàn lao động

ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng. Mục đích chính của nó là chứng minh hệ thống quản lý an toàn lao động của doanh nghiệp đảm bảo mang đến sự an toàn cho người lao động. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là gì? Vì sao cần chứng nhận ISO 45001? 7 bước cấp giấy chứng nhận ISO 45001:2018 cho doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 45001 qua bài viết dưới đây nhé! Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là gì? ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, chính thức thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001. Và đây là tiêu chuẩn OH&S đầu tiên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn quốc tế quy định những yêu cầu bắt buộc trong hệ thống quản lý sức khỏe an toàn lao động nghề nghiệp (OH&S), đồng thời hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn nhằm cho phép doanh nghiệp chủ động cải tiến kết quả hoạt động OH&S của mình trong việc phòng ngừa các nguy cơ có khả năng gây tai nạn lao động. Hệ thống quản lý sức khỏe an toàn lao động nghề nghiệp (OH&S), ISO 45001, là 1 tiêu chuẩn quốc tế mới cung cấp các phạm vi cho 1 công ty để hạn chế rủi ro phòng ngừa tai nạn và bệnh tật có liên quan đến quá trình làm việc, công tác của người lao động. Theo quy định thì ISO 45001 sẽ được vận dụng cho phần lớn những doanh nghiệp, dù hoạt động dưới bất kỳ hình thức và quy mô nào. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 Cải tiến hoạt động đảm bảo sức khỏe và an toàn nghề nghiệp là trọng điểm của tiêu chuẩn ISO 45001, mục đích của tiêu chuẩn bao gồm những yếu tố sau: Đáp ứng và hoàn hiện 1 môi trường làm việc, công tác lành mạnh, an toàn. Xậy dựng hồ sơ cho 1 hệ thống thống quản lý sức khỏe an toàn lao động nghề nghiệp cho nhân viên và các bên liên quan. Liên tiếp hoàn thiện những tổ chức thông qua mô hình PDCA. Khái quát tổng thể những rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Quản lý đảm bảo sức khỏe và an toàn nghề nghiệp hiệu quả và thành công hơn. Quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho người lao động là chiến lược và là nghĩa vụ của đơn vị tổ chức. Cổ vũ khích lệ nhân viên thông qua các hoạt động tham gia và phản hồi thông tin. Xây dựng hồ sơ đạo đức doanh nghiệp an toàn và đáng tin cậy để trình bày trước những khách hàng, đối tác, nhà cung cấp,… Những cơ quan hữu quan và nhà đầu tư dưới hình thức chứng nhận theo tiêu chuẩn. Vì sao doanh nghiệp cần chứng nhận ISO 45001:2018? Xác định những mối nguy và rủi ro OH&S ảnh hưởng tới hoạt động thực tại của công ty để cải tiến liên tục. Là một yếu tố quan trọng góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn; tạo điều kiện xâm nhập vào các thị trường lớn thị trường nước ngoài. Cải tiến năng suất qua việc giảm thiểu tai nạn, rủi ro về sức khỏe người lao động tại nơi làm việc. Giảm chi phí đóng bảo hiểm. Kiểm soát rủi ro, giảm chi phí về tai nạn. Đáp ứng những vấn đề về tuân thủ luật pháp hiện hành và những quy định khác. Cải tiến việc tích hợp cùng những tiêu chuẩn hệ thống điều hành khác. Góp phần ổn định mối quan hệ lao động; cải thiện sức khỏe, sự an toàn của người lao động. Quy trình cấp chứng nhận ISO 45001:2018 tại ICI Bước 1: Đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO 45001:2018 Bước 2: ICI xem xét hồ sơ, phạm vi chứng nhận. Thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận ISO 45001. Bước 3: Xây dựng kế hoạch đánh giá chứng nhận. Bước 4: Đánh giá thực tại doanh nghiệp: đoàn chuyên gia đánh giá của ICI sẽ đến trực tiếp tại doanh nghiệp, đánh giá hệ thống hồ sơ tài liệu và đánh giá thực trạng áp dụng tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Bước 5: Khắc phục điểm không phù hợp (nếu có): Trong quá trình đánh giá, nếu có những điểm không phù hợp ICI sẽ tổng hợp lại và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện hành động khắc phục. Bước 6: Thẩm xét hồ sơ, cấp giấy chứng nhận ISO 45001:2018. Chứng nhận có hiệu lực 3 năm. Bước 7: Doanh nghiệp sau khi được cấp chứng nhận ISO 45001:2018 thực hiện duy trì, cải tiến liên tục hệ thống. Thực hiện đánh giá giám sát định kỳ hàng năm (không quá 12 tháng/lần). Thời gian thực hiện: 1 - 2 tháng ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng với mọi doanh nghiệp. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ giúp doanh nghiệp bạn đảm bảo an toàn sức khỏe người lao động, giảm nguy cơ gây tai nạn lao động tại nơi làm việc. Hy vọng bài viết đã giú bạn có thêm kiến thức về tiêu chuẩn ISO 45001:2018, nếu cần hỗ trợ, doanh nghiệp bạn hãy liên hệ ICI để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Jeffrey | 02/04/2022

ISO 13485:2016 – Đối tượng bắt buộc áp dụng ISO 13485?

Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 là gì? Là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn trang thiết bị y tế. Tiêu chuẩn ISO 13485 đảm bảo khả năng giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định của luật pháp. Vậy đối tượng áp dụng ISO 13485 là những doanh nghiệp nào và áp dụng tiêu chuẩn vào quy trình sản xuất ra sao? Tầm quan trọng của ISO 13485? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Tiêu chuẩn ISO 13485 là gì? ISO 13485 là những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn cho các sản phẩm về thiết bị y tế nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2003 do tổ chức ISO ban hành và quy định, tương đương với tiêu chuẩn quốc gia tại Việt Nam là TCVN ISO 13485:2017 (tương đương ISO 13485:2016). Hiện nay, phiên bản mới nhất là ISO 13485:2016 áp dụng  biện pháp quản lý chất lượng cho những tổ chức sản xuất và cung cấp dụng cụ y tế và dịch vụ liên quan nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định của luật pháp. Tiêu chuẩn ISO 13485 được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn ISO 9001. Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 nhấn mạnh vào việc hài hoà các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng với các yêu cầu về luật định đối với ngành thiết bị y tế. Tiêu chuẩn ISO 13458 đã được chấp nhận và được áp dụng rộng rãi cho các nhà sản xuất thiết bị y tế trên toàn thế giới và là một yêu cầu cần phải có trong giai đoạn hiện nay nếu như một tổ chức sản xuất thiết bị y tế muốn sản phẩm của mình được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. TCVN ISO 13485:2017 với TCVN ISO 9001 TCVN ISO 13485:2017 là một tiêu chuẩn độc lập, nhưng tiêu chuẩn này được hình thành dựa vào TCVN ISO 9001:2015 (trước đây là TCVN ISO 9001:2008). Mục đích của tiêu chuẩn này là nhằm tạo thuận lợi cho việc thống nhất các yêu cầu chế định thích hợp đối với hệ thống quản lý chất lượng (QLCL) áp dụng cho các bên liên quan (doanh nghiệp/tổ chức) có tham gia vào tất cả các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm thiết bị y tế trên phạm vi toàn cầu. Quy định của tiêu chuẩn còn bao gồm 1 số yêu cầu cụ thể đối với các bên tham gia vào vòng đời của sản phẩm thiết bị y tế và không bao gồm một số yêu cầu của TCVN ISO 9001 được xem là không thích hợp làm các yêu cầu chế định. Chính vì ngoại lệ này, doanh nghiệp có hệ thống QLCL phù hợp với tiêu chuẩn này thì không thể tuyên bố phù hợp với TCVN ISO 9001 trừ khi hệ thống QLCN của doanh nghiệp đáp ứng tất cả những yêu cầu từ TCVN ISO 9001. Tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 13485:2016? Chứng nhận ISO 13485:2016 có tốt cho doanh nghiệp của bạn? Câu trả lời chắc chắn là có. Sản phẩm thiết bị y tế của bạn hưởng lợi rất nhiều từ khâu đầu vào đến quy trình sản xuất bao gồm cả hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 13485. Dưới đây là một vài yếu tố cho thấy tầm quan trọng và lợi ích từ tiêu chuẩn ISO 13485 khi doanh nghiệp áp dụng: Cung cấp sản phẩm an toàn cho người sử dụng Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu, có thể dễ dàng xuất khẩu Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận, giảm thiểu tối đa rủi ro Các hoạt động được quản lý theo hệ thống, giúp kiểm soát chất lượng và an toàn sản phẩm Nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm Kiểm soát các mối nguy, kiểm soát vệ sinh và nhiểm bẩn và có phương án triển khai cụ thể Năng suất lao động tăng Nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Đáp ứng luật định của quốc gia, quốc tế cho các sản phẩm y tế Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và mở rộng thị trường Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý hiện tại. Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14001). Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485:2016 Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 được áp dụng cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và trang thiết bị y tế. Những tổ chức này có thể tham gia vào tất cả các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm thiết bị y tế như: đơn vị thiết kế sản phẩm thiết bị y tế, đơn vị gia công sản phẩm, nhà máy sản xuất, đơn vị lắp đặt, hay cả những công ty bảo trì, bảo dưỡng,... Được áp dụng cho các tổ chức không phân biệt loại hình doanh nghiệp, địa điểm hay quy mô. Có thể bao gồm: cá nhân, các cơ sở, tổ chức, công ty, nhà máy, nhà phân phối,… thực hiện sản xuất kinh doanh thiết bị y tế, dịch vụ y tế nói chung. Tiêu chuẩn ISO 13485 tập trung vào việc quản lý an toàn sản phẩm y tế, mang tính chất tự nguyện không có quy định yêu cầu bắt buộc. Những sản phẩm y tế nên được cấp chứng nhận ISO 13485:2016 Khẩu trang y tế Găng tay y tế Dung dịch tuyệt trùng sản phẩm y tế Dây chuyền dịch Kim chích Dây cho ăn,... Quy trình đánh giá cấp chứng nhận ISO 13485:2016 tại ICI Bước 1: Đăng ký chứng nhận Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận ISO 13485 với tổ chức chứng nhận theo mẫu đơn đăng ký. Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng Sau khi đăng ký, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 Đánh giá giai đoạn 1 nhằm mục đích xem xét sơ bộ về tổ chức và HTQL của Tổ chức được đánh giá thông qua việc xem xét tài liệu áp dụng và cơ sở hạ tầng (nếu có). Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 Đánh giá giai đoạn 2 được thực hiện tại cơ sở, đánh giá việc áp dụng, tính hiệu lực của HTQL của KH. Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các điểm không phù hợp được nêu ra trong báo cáo đánh giá của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục và các bằng chứng liên quan. Chuyên gia đánh giá sẽ xem xét tính phù hợp của hành động khắc phục. Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Bộ phận thẩm xét hồ sơ chứng nhận có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ đánh giá, nếu phù hợp thì chuyển sang toàn bộ hồ sơ đến Phòng HC-TH để dự thảo quyết định cấp giấy chứng nhận và cho phép sử dụng dấu phù hợp cho HTQL đăng ký để trình lãnh đạo ICI  ký. Bước 7: Cấp chứng nhận ISO 13485 Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 13485 sau khi hoàn thành việc đánh giá và khắc phục các điểm KPH (nếu có). Bước 8: Giám sát sau chứng nhận Chứng chỉ ISO 13485 có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, thông thường sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.

Jeffrey | 22/03/2022

VietGAP trồng trọt là gì? Các yêu cầu của VietGAP trồng trọt (2024)

Là một nhà sản xuất nông nghiệp, chắc hẳn bạn thường nghe nhắc đến chứng nhận VietGAP trồng trọt để thu hút người tiêu dùng và đối tác? Liệu bạn đã hiểu hết về VietGAP trồng trọt chưa? VietGAP trồng trọt đưa ra những yêu cầu gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì? Và sẽ giải thích cho bạn toàn bộ các nội dung liên quan đến các yêu cầu trong VietGAP trồng trọt. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm VietGAP là gì? VietGAP là gì? VietGAP (viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) là một bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam. Là các quy tắc về thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản ở Việt Nam. VietGAP bao gồm những trình tự, nguyên tắc, thủ tục hướng dẫn các cá nhân, tổ chức sản xuất, thu hoạch và sơ chế để đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm phúc lợi xã hội, sức khoẻ người lao động cũng như người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì? VietGAP trồng trọt là Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt tại Việt Nam. Chứng nhận VietGAP cho trồng trọt áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp, cây trồng dùng làm thực phẩm như: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,... hầu hết VietGAP trồng trọt được áp dụng cho mọi cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp an toàn trên thị trường Việt Nam. Tiêu chuẩn VietGAP áp dụng đối với sản phẩm trồng trọt là TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) – Phần 1: Trồng trọt. Các sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt Tiêu chuẩn VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 áp dụng đối với các sản phẩm: Rau củ quả tươi (rau ăn lá, củ, quả, rau gia vị) Hoa quả các loại Chè búp tươi Ngũ cốc (lúa, ngô, đậu tương, khoai, sắn,…) Cà phê, ca cao, hạt tiêu, hạt điều,… Các yêu cầu trong tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017 về Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) – Phần 1: Trồng trọt. Đưa ra một số yêu cầu chung sau: 1. Đào tạo – tập huấn: Người quản lý VietGAP trong doanh nghiệp phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt (hoặc có Giấy xác nhận kiến thức ATTP) Người lao động phải được đào tạo nhận thức về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt ở công đoạn họ trực tiếp làm việc. Nếu có sử dụng các hóa chất đặc biệt cần được tập huấn theo quy định hiện hành của nhà nước. Người kiểm tra nội bộ cũng phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt và kỹ năng đánh giá VietGAP trồng trọt. 2. Cơ sở vật chất: Phải có sơ đồ về: khu vực sản xuất; nơi chứa phân bón, thuốc BVTV, hóa chất, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế; nơi sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có) và khu vực xung quanh. Dụng cụ chứa hoặc kho chứa phân bón, thuốc BVTV và hóa chất khác: Phải kín, không rò rỉ ra bên ngoài; có bảng hiệu cảnh báo nguy hiểm; có cửa có khóa; yêu cầu không phận sự miễn vào. Kho chứa phải đặt cách xa khu vực sơ chế, bảo quản,… Có biện pháp, có sẵn dụng cụ xử lý trong trường hợp đổ, tràn phân bón, thuốc BVTV và hóa chất. Trang thiết bị máy móc: Phải được làm sạch trước và sau khi sử dụng, định kỳ có bảo dưỡng để tránh gây tai nạn cho người sử dụng và làm ô nhiễm sản phẩm. Đặc biệt, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đáp ứng theo quy định pháp luật về bao bì. 3. Quy trình sản xuất: Xây dựng quy trình sản xuất nội bộ cho từng cây trồng hoặc nhóm cây trồng phù hợp với điều kiện của từng cơ sở sản xuất và các yêu cầu của VietGAP trồng trọt. 4. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ: Phải có quy định về giám sát tài liệu và thực hiện lưu trữ hồ sơ về VietGAP. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày thu hoạch để phục vụ việc kiểm tra nội bộ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 5. Quản lý sản phẩm và truy xuất nguồn gốc: Phải phân biệt được những sản phẩm sản xuất theo và những sản phẩm cùng loại không theo VietGAP trồng trọt trong quá trình thu hoạch, sơ chế. Phải có quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm giữa cơ sở sản xuất với khách hàng và trong nội bộ cơ sở sản xuất. 6. Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân: Cung cấp đầy đủ dụng cụ lao động, trang thiết bị bảo hộ,… cho người lao động. Khu vực vệ sinh sạch sẽ, trang bị đầy đủ dụng vụ. Tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng an toàn trang thiết bị, máy móc, dụng cụ trong quá trình sản xuất. Bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang, ủng…) cần được vệ sinh sạch trước, sau khi sử dụng và để đúng nơi quy định, không để chung với nơi chứa thuốc BVTV, phân bón và các hóa chất khác. Có sẵn các thiết bị hoặc dụng cụ sơ cứu và hướng dẫn sơ cứu để xử lý trong trường hợp cần thiết. Ví dụ: Khi pha hoặc phun thuốc BVTV cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng và đồ bảo hộ lao động theo hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm thuốc BVTV như: găng tay, mặt nạ… 7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Có quy định giải quyết khiếu nại liên quan đến sản phẩm và quyền lợi của người lao động. Quy định này phải thể hiện cách tiếp nhận, xử lý và trả lời khiếu nại. 8. Kiểm tra nội bộ: Tiến hành kiểm tra theo các yêu cầu của VietGAP trồng trọt không quá 12 tháng một lần: phải phân tích nguyên nhân và có hành động khắc phục ngay khi phát hiện điểm không phù hợp. Thời gian thực hiện hành động khắc phục trước khi giao hàng cho khách hàng nhưng không quá 03 tháng tùy thuộc nội dung điểm không phù hợp. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên và cơ sở có nhiều địa điểm sản xuất phải kiểm tra tất cả các thành viên, địa điểm sản xuất. 9. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm sản xuất: Phải có quy định nội bộ về phân công nhiệm vụ, tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát và được phổ biến đến tất cả các thành viên, địa điểm sản xuất.

adminici | 10/03/2022

Chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Từ yêu cầu của người tiêu dùng đến nhu cầu của thị trường luôn có những đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với sự an toàn của các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày. Cùng với điều kiện quản lý khó khăn của ngành thực phẩm, việc đảm bảo chất lượng an toàn cho các loại thực phẩm là một bài toán khó mà doanh nghiệp bạn cần giải quyết nếu muốn nâng cao khả năng cạnh trang, tăng doanh thu. Cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đó là áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 vào quy trình sản xuất – tức là sản phẩm của bạn phải được cấp chứng nhận ISO 22000:2018. ISO 22000:2018 là gì? ISO 22000 có tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế, kinh tế hội nhập toàn cầu. ISO 22000 được xây dựng trên nền tảng là nguyên lý của 2 tiêu chuẩn “HACCP” kết hợp với các yêu cầu của “ISO 9001” được áp dụng cho các chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến và cung ứng. ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Chứng nhận ISO 22000:2018 Hiện nay, ISO 22000 được đánh giá là một trong những tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả vấn đề an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất. Đồng thời doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 22000:2018, sản phẩm được in dấu chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng để bạn có thể chứng minh rằng doanh nghiệp mình có đã và đang áp dụng hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn chất lượng cho người tiêu dùng. Chứng nhận ISO 22000:2018 là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp chứng chỉ ISO 22000 (còn gọi là giấy chứng nhận ISO 22000). Tại sao tiêu chuẩn ISO 22000:2018 lại đặc biệt quan trọng với các công ty thực phẩm? ISO 22000:2018 chính là yếu tố quyết định đằng sau tất cả những sản phẩm thành công về chất lượng an toàn thực phẩm. Nếu không được chứng nhận ISO 22000, sản phẩm của bạn có thể sẽ bị "chìm nghỉm" trong đám đông những công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm. Bởi, chứng nhận ISO 22000 được nhìn nhận như là bằng chứng chứng minh rằng đơn vị doanh nghiệp bạn có đủ khả năng sản xuất và kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn và đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật hiện hành. Khi đó, những khách hàng, đối tác sẽ không thể đủ tin tưởng để sử dụng sản phẩm mà bạn kinh doanh. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 lại đặc biệt quan trọng với các công ty thực phẩm Áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, bạn có thể thay đổi điều đó! Có hai điều quan trọng bạn cần ghi nhớ nếu muốn thành công trong lĩnh vực thực phẩm: Thiết lập niềm tin với khách hàng Duy trì danh tiếng cho thương hiệu Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cũng giúp công ty bạn xác định được các rủi ro, mối nguy ảnh hưởng đến sản phẩm, đưa ra các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu hoặc loại bỏ, tạo ra hệ thống kiểm soát thống nhất, chặt chẽ ngay từ đầu, hỗ trợ việc truy xuất sản phẩm. Từ đó, công ty giảm được các chi phí do xử lý/thu hồi sản phẩm không đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật đưa ra cho sản phẩm. Nếu không áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018, bạn đang bỏ lỡ một phần lớn thị trường cạnh tranh của mình. Lưu ý: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã ban hành phiên bản ISO 22000:2018 thay thế cho ISO 22000:2005 vào ngày 19/06/2018. Theo hướng dẫn của Diễn đàn công nhận quốc tế – IAF: thời hạn cuối để các doanh nghiệp chuyển đổi sang phiên bản ISO 22000:2018 là 29/06/2021. Đạt chứng nhận ISO 22000 doanh nghiệp không phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP Căn cứ theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP - Hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. Nghĩa là doanh nghiệp bạn đã được cấp giấy chứng nhận ISO 22000, nếu không có yêu cầu từ đối tác, khách hàng thì bạn không cần phải thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Lợi ích của ISO 22000:2018 với doanh nghiệp ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn quốc tế giúp mở rộng quy mô kinh doanh. Thay vì quản lý hệ thống an toàn thực phẩm theo cách truyền thống sao doanh nghiệp bạn không thử xem xét chuyển sang xây dựng và áp dụng quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. Cùng điểm qua những tiện ích mà ISO 22000:2018 mang lại nhé. 1. Chứng nhận ISO 22000:2018 có giá trị trên phạm vi toàn cầu Đạt chứng nhận ISO 22000:2018 tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu. Là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu và là cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài. Đây được xem là một lợi thế cho các doanh nghiệp thực phẩm. 2. ISO 22000:2018 giúp phát triển doanh nghiệp Như đã đề cập ở trên, ISO 22000 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, tập trung kiểm soát ở tất cả các công đoạn trong chuỗi sản xuất. Kiểm soát được các mối nguy từ nguồn nguyên liệu đầu vào, sơ chế, chế biến cho đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và kiểm soát sản phẩm. Giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi, cải tiến liên tục quá trình sản xuất và điều kiện môi trường, cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm. 3. ISO 22000:2018 đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm Nâng cao nhận thức về vệ sinh cơ bản, tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm. Sản phẩm được in dấu chứng nhận ISO 22000 được xem là sản phẩm an toàn, tạo lòng tin với người tiêu dùng và đối tác. ISO 22000:2018 áp dụng cho những đối tượng nào? Thực tế cho thấy rằng: Tiêu chuẩn này hiệu quả trong việc quản lý hệ thống an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu chung áp dụng phổ biến cho mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc chuỗi thực phẩm. Sẽ bao gồm những đơn vị hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp, không phân biệt quy mô hay loại hình doanh nghiệp. Điều này nhằm tăng cường mức độ an toàn cho sản phẩm. Trong thực tế, chúng ta sẽ thường thấy ISO 22000 có thể được áp dụng chủ yếu từ các đối tượng doanh nghiệp dưới đây: Doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống Doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị, nông sản Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn Doanh nghiệp thực phẩm chức năng Các hãng vận chuyển thực phẩm, logistiscs, lưu trữ, bảo quản thực phẩm Doanh nghiệp sản xuất vật liệu, bao gói thực phẩm. Trên đây là toàn bộ những kiến thức tổng quan về tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Chúng tôi hy vọng kiến thức này có thể hỗ trợ bạn triển khai kế hoạch quản lý hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hiệu quả.

Jeffrey | 01/03/2022

Chứng nhận HACCP là gì? Giấy chứng nhận HACCP do ai cấp?

Ngày nay, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không còn quá xa lạ với các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống. Riêng đối với lĩnh vực thực phẩm, việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm để vừa được hướng dẫn thực hành sản xuất tốt và phân tích các mối nguy nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm sẽ được hỗ trợ bởi tiêu chuẩn HACCP. Vậy chứng nhận HACCP là gì? Lý do doanh nghiệp nên đăng ký chứng nhận HACCP ? và Giấy chứng nhận HACCP được cấp bởi ai? Để có đáp án cho những câu hỏi trên, chúng ta sẽ bắt đầu với những khái niệm cơ bản nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. HACCP là gì? HACCP là viết tắt Hazard Analysis and Critical Control Point System – Hệ thống đánh giá có tính phòng ngừa các mối đe doạ và điểm kiểm soát tới hạn. Tiêu chuẩn HACCP là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến, từ khâu ban đầu đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời xác định những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm. Nhiều nước trên thế giới, HACCP là bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Chứng nhận HACCP là gì? Chứng nhận HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp chứng nhận HACCP (còn gọi là giấy chứng nhận HACCP/ chứng chỉ HACCP). Hoạt động đánh giá và cấp giấy chứng nhận HACCP sẽ được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền. Vì sao doanh nghiệp thực phẩm nên đăng ký chứng nhận HACCP? Nếu doanh nghiệp của bạn đang vận hành sản xuất và kinh doanh các mặt hàng trong lĩnh vực thực phẩm thì dưới đây là những lý do bạn nên đăng ký chứng nhận HACCP: 1. Quản lý rủi ro cho doanh nghiệp Mục tiêu của HACCP là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt và phân tích, kiểm soát các mối nguy. Có HACCP sẽ giúp doanh nghiệp bạn thực hiện tốt việc phòng ngừa các rủi ro và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Chất lượng sản phẩm hàng hóa ổn định. 2. Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm Có chứng nhận HACCP, doanh nghiệp bạn sẽ được khẳng định rằng sản phẩm của mình được đảm bảo về an toàn thực phẩm. Có lợi cho quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại. Đạt chứng nhận HACCP, giúp nâng cao uy tín về sản phẩm 3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp HACCP làm tăng tính cạnh tranh,khả năng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường hơn nhiều so với những đối thủ khác, nhất là trong ngành xuất khẩu thực phẩm. 4. Được phép sử dụng dấu chứng nhận Doanh nghiệp bạn sẽ được phép sử dụng dấu chứng nhận để in trên bao bì nhãn hàng của mình. Là cơ sở để tạo lòng tin với khách hàng và đối tác. Ngoài ra: Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Nếu cơ sở đã có các giấy chứng nhận GMP, chứng nhận HACCP, chứng nhận ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), chứng nhận BRC, chứng nhận FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực thì sẽ không cần phải đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chứng nhận HACCP do ai cấp? Sau khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Tổ chức chứng nhận sẽ đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng HACCP tại doanh nghiệp, thẩm tra kết quả nếu phù hợp Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp. Tổ chức chứng nhận phải là các đơn vị được chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng – Bộ KH-CN trong lĩnh vực chứng nhận. Và phải là cơ quan độc lập với đơn vị tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều tổ chức chứng nhận để doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn có cả các Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Tổ chức chứng nhận ICI ICI là một trong những tổ chức chứng nhận HACCP hàng đầu tại Việt Nam, ICI cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm HACCP một cách toàn diện. Cho đến nay, ICI đã có uy tín nhất định trong đánh giá chứng nhận Hệ thống HACCP. Ngoài dịch vụ chứng nhận các hệ thống quản lý, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là mảng chính, ICI còn cung cấp các dịch vụ chứng nhận khác như Chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn, tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định trong nước quốc tế. Chứng chỉ HACCP do ICI cấp được thừa nhận hầu hết trên toàn cầu. Quy trình cấp giấy chứng nhận HACCP tại ICI Bước 1: Đăng ký chứng nhận Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng Bước 3: Đánh giá sơ bộ Bước 4: Đánh giá chính thức Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Bước 7: Cấp giấy chứng nhận HACCP Bước 8: Giám sát sau chứng nhận Bước 1: Đăng ký chứng nhận Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận HACCP với tổ chức chứng nhận theo mẫu đơn đăng ký. Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng Sau khi đăng ký, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 Đánh giá giai đoạn 1 nhằm mục đích xem xét sơ bộ về tổ chức và HTQL của Tổ chức được đánh giá thông qua việc xem xét tài liệu áp dụng và cơ sở hạ tầng (nếu có). Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 Đánh giá giai đoạn 2 được thực hiện tại cơ sở, đánh giá việc áp dụng, tính hiệu lực của HTQL của KH. Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các điểm không phù hợp được nêu ra trong báo cáo đánh giá của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục và các bằng chứng liên quan. Chuyên gia đánh giá sẽ xem xét tính phù hợp của hành động khắc phục. Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Bộ phận thẩm xét hồ sơ chứng nhận có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ đánh giá, nếu phù hợp thì chuyển sang toàn bộ hồ sơ đến Phòng HC-TH để dự thảo quyết định cấp giấy chứng nhận và cho phép sử dụng dấu phù hợp cho HTQL đăng ký để trình lãnh đạo ICI ký. Bước 7: Cấp chứng nhận HACCP Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận HACCP sau khi hoàn thành việc đánh giá và khắc phục các điểm KPH (nếu có). Bước 8: Giám sát sau chứng nhận Chứng chỉ HACCP có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, thông thường sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn khi có kế hoạch thực hiện dự án chứng nhận HACCP cho sản phẩm của mình. Nếu bạn có bất cứ khó khăn gì về chứng nhận HACCP, hãy liên hệ ICI, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn của bạn và doanh nghiệp của bạn.

Jeffrey | 22/02/2022

ISO 22000:2018 & HACCP: nên áp dụng tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP là 2 tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về kiểm soát sản xuất liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Các tiêu chuẩn này cũng đưa ra những quy định cho những hoạt động khác như kiểm soát lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra và phương pháp bán lẻ sản phẩm hiệu quả. Nhìn chung cả hai tiêu chuẩn này đều mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Vậy sự khác biệt giữa ISO 22000 và HACCP là gì? Doanh nghiệp bạn sẽ nên áp dụng và chứng nhận tiêu chuẩn nào? Cùng theo dõi bài viết nhé! Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì? Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – ISO 22000 – Tiêu chuẩn yêu cầu đối với tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nó xác định và đưa ra những yêu cầu cụ thể mà một tổ chức/doanh nghiệp phải làm để chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng thực phẩm an toàn khi đến tay người tiêu dùng. Phiên bản hiện hành của tiêu chuẩn này là ISO 22000:2018. Tiêu chuẩn có thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào bất kể quy mô hoặc vị trí của nó trong chuỗi thực phẩm Tiêu chuẩn HACCP? HACCP – Viết tắt của (Hazard analysi critical control points) – Hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. HACCP là một công cụ có hiệu quả bảo đảm an toàn thực phẩm, có khả năng ngăn ngừa một cách chủ động nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến và tạo ra thực phẩm an toàn. Năm 1971 Công ty Pullsbury đã công bố quan niệm về Hệ thống HACCP trong một hội nghị quốc tế về đảm bảo an toàn thực phẩm. Đến năm 1992, Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Tiêu chuẩn Vi sinh thực phẩm (NACMCF) đề ra 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP và từ đó hệ thống HACCP được công nhận trên toàn thế giới như biện pháp tối tân để kiểm soát an toàn thực phẩm. So sánh ISO 22000:2018 và HACCP Sự giống nhau: Tổng quát: ISO 22000 và HACCP đều hoạt động với mục đích chung là giúp doanh nghiệp/tổ chức quản lý tốt hệ thống an toàn thực phẩm của mình. Cả hai đều kiểm soát tốt các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể xảy ra trong chuỗi sản xuất. Nhằm đảm bảo cung cấp ra thị trường một sản phẩm an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp bạn đã đạt chứng nhận ISO 22000 hoặc chứng nhận HACCP thì có thể bạn sẽ được miễn xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo NĐ 15/2018-CP). Trong trường nếu có yêu cầu từ phía đối tác, thị trường nhập khẩu thì bạn vẫn phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hiệu lực chứng nhận: Cả 2 giấy chứng nhận này đều được công nhận trên toàn thế giới và có hạn trong vòng 3 năm. Nguyên tắc hoạt động: Để áp dụng được ISO 22000 và HACCP thì đều phải thực hiện theo 7 nguyên tắc được Ủy ban CODEX quy định để kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất thực phẩm. Nguyên tắc 1: Nhận diện mối nguy Nguyên tắc 2: Xác định điểm kiểm soát tới hạn Nguyên tắc 3: Xác định giới tới hạn cho mỗi CCP CCP là viết tắt của cụm từ Critical Control Points, được dịch ra có nghĩa là điểm kiểm soát tới hạn. Có thể hiểu như một bước, một công đoạn trong một quy trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Nguyên tắc 4: Thiết lập thủ tục giám sát CCP Nguyên tắc 5: Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khí giới hạn tới hạn bị phá vỡ Nguyên tắc 6: Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP Cả hai tiêu chuẩn đều kiểm soát tốt các mối nguy về an toàn thực phẩm Sự khác nhau: Phân biệt ISO 22000 và HACCP tổng quát: Về nội dung đối với HACCP bao gồm: Điều kiện tiên quyết, chương trình tiên quyết và HACCP ISO 22000 bao gồm: Điều kiện tiên quyết, chương trình tiên quyết, HACCP và các yêu cầu của hệ thống quản lý (Nhận diện bối cảnh, cam kết lãnh đạo, quản lý rủi ro,...). Cấu trúc của ISO 22000 được xây dựng theo cấu bậc cao – như câu trúc của tiêu chuẩn khác. Cấu trúc này giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp cận và tích hợp khi áp dụng nhiều hệ thống quản lý khác nhau. Việc tích hợp cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm nhân lực và chi phí khi áp dụng một lúc nhiều hệ thống khác nhau. Phạm vi hoạt động: HACCP áp dụng cho các tổ chức nằm trong chuỗi thực phẩm từ khâu ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng (chủ yếu cho hoạt động sản xuất, cung cấp thực phẩm) và phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ISO 22000 áp dụng cho các tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động trong chuỗi thực phẩm (bao gồm cả các ngành phụ trợ như dịch vụ vệ sinh, sản xuất thiết bị thực phẩm,…) Mục tiêu cuối cùng: HACCP: tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đến mối nguy an toàn thực phẩm. ISO 22000: phân tích và quản lý tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất thực phẩm an toàn của doanh nghiệp. Quy trình áp dụng: Kết luận: Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã có đủ thông tin về 2 tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP để có lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Nhìn chung, ISO 22000 và HACCP nếu bạn có chiến lược sử dụng đúng thì cả hai giải pháp này sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Bài viết cùng chủ đề: Đánh giá chứng nhận ISO 22000:2015 Chứng nhận HACCP là gì? 8 bước cấp chứng nhận HACCP

Jeffrey | 18/02/2022

7 nguyên tắc HACCP: Doanh nghiệp thực phẩm cần phải biết

HACCP là một trong những tiêu chuẩn khá phổ biến được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm, giúp doanh nghiệp kiểm soát và phòng ngừa các mối nguy có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, chế biến làm ô nhiễm thực phẩm. Tuy nhiên, để có thể xây dựng và áp dụng hệ thống HACCP thành công trong hoạt động sản xuất của mình, bạn cần hiểu rõ về HACCP cũng như những nguyên tắc hoạt động của tiêu chuẩn này. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giải thích tất cả những gì bạn cần biết về HACCP là gì và giải thích chi tiết từng nguyên tắc trong 7 nguyên tắc HACCP. HACCP là gì? HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) nghĩa là "Phân tích mối nguy hại và kiểm soát các điểm tới hạn”. Là một tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, được xác định bởi FAO/WHO, Code 1993. Tiêu chuẩn HACCP là gì? Hệ thống ngăn ngừa nhằm cung cấp sự đảm bảo an toàn thực phẩm qua việc phân tích các mối nguy về sinh học, hóa học, vật lý vốn có trong quá trình sản xuất, từ sự thu mua nguyên vật liệu và xử lý, chế biến, phân phối, tiêu thụ đến thành phẩm. Xác định các mối nguy để ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận được tại các CCP. Lịch sử HACCP Năm 1960 NASA chấp nhận hệ thống an toàn thực phẩm cho các phi hành gia. Năm 1971 Công ty Pillsbury trình bày HACCP lần đầu tiên tại hội nghị toàn quốc tại Mỹ để bảo vệ an toàn thực phẩm. 1973 cơ quan dược và thực phẩm Mỹ đã đưa HACCP vào trong quy chế về thực phẩm đóng hộp có hàm lượng acid thấp. 1980, nguyên tắc HACCP đã được nhiều cơ sở áp dụng. 1985 cơ quan nghiên cứu khoa học Quốc gia Mỹ đã khuyến cáo các cơ sở chế biến thực phẩm nên áp dụng HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm và bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã áp dụng HACCP trong thanh tra các loại thịt và gia cầm. 1988 Ủy ban quốc tế các tiêu chuẩn vi sinh thực phẩm, Hiệp hội quốc tế về thực phẩm và vệ sinh môi trường cũng đã khuyến cáo nên sử dụng HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm. 1993 tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khuyến khích sử dụng HACCP trong công lệnh số 93/12/3/EEC. Tại hệ thống HACCP lại quan trọng? Doanh nghiệp tiếp cận một cách có hệ thống Kiểm soát dựa trên sai lỗi chứ không kiểm nghiệm sản phẩm cuối cùng Vượt qua các rào cản kỹ thuật Phòng ngừa các nguy hại trong quá trình sản xuất Giảm chi phí trong sản xuất và có nhiều thời gian hơn trong việc giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm Được quốc tế chấp nhận Phù hợp với các quy định về pháp luật Áp dụng dễ dàng cho các quy trình chế biến thực phẩm Áp dụng một cách có hệ thống từ nguyên liệu đến sản phẩm Phân tích các mối nguy sinh học, hóa học, vật lý Thành lập đội HACCP Huấn luyện đội ngũ thi hành cũng như đội ngũ trực tiếp sản xuất. 7 nguyên tắc của HACCP Nguyên tắc 1: Tiến hành xác định mối nguy Nguyên tắc 2: Xác định các CCP Nguyên tắc 3: Thiết lập giới hạn tới hạn Nguyên tắc 4: Thiết lập các thủ tục kiểm soát các điểm CCP Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động sửa chữa Nguyên tắc 6: Thiết lập thủ tục thẩm tra Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ Bây giờ chúng tôi sẽ giải thích chi tiết từng nguyên tắc một trong 7 nguyên tắc HACCP áp dụng cho doanh nghiệp: 7 Nguyên tắc HACCP doanh nghiệp thực phẩm cần phải biết Nguyên tắc 1: Tiến hành xác định mối nguy Chuẩn bị sơ đồ quy trình công nghệ của đối tượng xây dựng HACCP Nhận diện và liệt kê tất cả các mối nguy có thể xảy ra và các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy Xác định các nguy hiểm gây hại cho người sử dụng có thể có mặt trong sản phẩm Mối nguy có thể tìm thấy trong nguyên liệu, trước hoặc sau một công đoạn chế biến Mối nguy cũng có thể là một trục trặc, sai lệch trong quá trình chế biến Bản chất hệ thống HACCP chỉ kiểm soát, phòng ngừa các mối nguy về ATTP. Hệ thống HACCP được thiết lập để giảm tới mức thấp nhất độ rủi ro có thể xảy ra đối với an toàn thực phẩm, nhưng hệ thống HACCP không phải là một hệ thống hoàn toàn không rủi ro. Nguyên tắc 2: Xác định các CCP CCP (Critical Control Point) có nghĩa là Điểm kiểm soát tới hạn. Trong 7 nguyên tắc áp dụng HACCP xác định điểm kiểm soát tới hạn – CCP chính là nguyên tắc thứ 2. CCP là điểm, công đoạn hoặc chính quá trình mà tại đó việc kiểm soát sẽ được áp dụng. Điều đó có ý nghĩa quan trọng để ngăn chặn hoặc loại bỏ đi các mối nguy hại cho an toàn thực phẩm hoặc có thể giảm thấp mức độ mối nguy xuống mức chấp nhận được. Xác định điểm kiểm soát tới hạn – CCP Sử dụng cây quyết định để quyết định các điểm kiểm soát tới hạn Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu trong quy trình sản xuất Các sai sót, hỏng hóc trong quy trình có thể là nguyên nhân, điều kiện hoặc các tác nhân góp phần gây ra sự xuất hiện mối nguy Tại các điểm kiểm soát trọng yếu có thể loại trừ, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự xuất hiện các mối nguy. Nguyên tắc 3: Thiết lập giới hạn tới hạn Xác định được các giới hạn tới hạn, hay những tiêu chuẩn cho phép của các CCP nhằm kiểm soát các CCP Một ngưỡng giới hạn là tiêu chuẩn cần phải đạt đối với mỗi biện pháp phòng ngừa áp dụng cho mỗi CCP Một ngưỡng giới hạn nên được cung cấp trong một thời gian xác định Nếu sự sai lệch so với ngưỡng giới hạn càng lớn thì đòi hỏi mức độ hành động càng phải mạnh mẽ, dứt khoát. Nguyên tắc 4: Thiết lập các thủ tục kiểm soát các điểm CCP Thi hành các hệ thống để điều khiển tình trạng kiểm soát các mối nguy đã được nhận diện Lưu giữ và ghi chép tài liệu và kiểm soát chặt chẽ các tài liệu kiểm soát. Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động sửa chữa Xây dựng các kế hoạch cụ thể để thiết lập các hành động sửa chữa các CCP khi có khả năng "vượt giới hạn cho phép". Các hành động này phải được lên kế hoạch sẵn và hiệu quả. Nguyên tắc 6: Thiết lập thủ tục thẩm tra Thực hiện các kế hoạch cụ thể nhằm kiểm tra kế hoạch HACCP xem nó được vận hành tốt hay không? Xác định hệ thống HACCP hoạt động tốt không Xem xét các ngưỡng giới hạn nhằm kiểm tra xem chúng có kiểm soát tốt sự xuất hiện các mối nguy không? Nguyên tắc này, nhà sản xuất có thể làm việc này Giới hạn cần được định kỳ đánh giá, chú ý các điều kiện môi trường chế biến Lấy mẫu định kỳ đánh giá giới hạn tới hạn Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ Thiết lập tài liệu, thủ tục lưu trữ hồ sơ phù hợp với các nguyên tắc, cách áp dụng của HACCP Các bước cần thiết khi thực hiện áp dụng HACCP 1. Thành lập đội HACCP 2. Mô tả sản phẩm 3. Xác định mục đích sử dụng (sản phẩm rời khỏi nhà máy) 4. Xây dựng sơ đồ quy trình sản xuất 5. Thẩm định tại chỗ quy trình sản xuất 6. Liệt kê và phân tích mối nguy, đề ra các biện pháp kiểm soát mối nguy (theo nguyên tắc 1) 7. Xác định các CCP (Nguyên tắc 2) 8. Thiết lập ngưỡng giới hạn tới hạn cho mỗi CCP (Nguyên tắc 3) 9. Thiết lập hệ thống giám sát cho mỗi CCP (Nguyên tắc 4) 10. Thiết lập các hành động khắc phục (Nguyên tắc 5) 11. Thiết lập các thủ tục thẩm định (Nguyên tắc 6) 12. Thiết lập hệ thống tài liệu và lưu trữ hồ sơ (Nguyên tắc 7) Trên đây là bài viết chi tiết về 7 nguyên tắc HACCP, hi vọng những kiến thức chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích cho doanh nghiệp bạn trong thời gian sắp tới.

Jeffrey | 15/02/2022

VietGAP chăn nuôi là gì? Các yêu cầu trong VietGAP chăn nuôi (2024)

VietGAP chăn nuôi hay VietGAHP chăn nuôi là một mô hình chăn nuôi sạch, được phát triển theo hướng xây dựng các vùng sản xuất tập trung, đạt an toàn thực phẩm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những kiến thức giúp cho bạn hiểu được khái niệm VietGAP chăn nuôi là gì? Các yêu cầu trong VietGAP chăn nuôi mà bạn cần biết? VietGAP chăn nuôi là gì? VietGAP chăn nuôi (VietGAHP - Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam. Quy trình thực hành chăn nuôi tốt bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Quyết định 4653/QĐ-BNN-CN năm 2015 về Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. VietGAP chăn nuôi Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn VietGAP trong lĩnh vực chăn nuôi bao gồm: Lợn/heo (heo thịt, heo giống,…) Ngan/vịt, gà (có thể bao gồm chim cút) và các sản phẩm từ chăn nuôi (trứng vịt/ngan/gà) Bò thịt, bê thịt Bò sữa (sản phẩm sữa bò tươi) Dê thịt, dê sữa (sản phẩm từ sữa dê tươi nguyên liệu) Ong (sản phẩm từ ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa,…). 5 lợi ích của VietGAP chăn nuôi 1. Chứng nhận VietGAP chăn nuôi sẽ làm tăng khả năng nhận biết của khách hàng về doanh nghiệp. Đặc biệt khi doanh nghiệp được công nhận đạt chứng nhận VietGAP, mức độ uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. 2. Áp dụng mô hình VietGAP chăn nuôi làm thay đổi tập quán, thói quen, hành vi sản xuất, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho xã hội giảm bớt được chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. 3. Sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 4. Thực hành chăn nuôi tốt giúp kiểm soát chặt chẽ chuỗi sản xuất, hình thành được quy trình sản xuất đạt chuẩn, mục tiêu cuối cùng là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. 5. Sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP dùng làm thực phẩm là nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho công nghiệp chế biến, đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm. Các yêu cầu trong chứng nhận VietGAP chăn nuôi Địa điểm xây dựng trang trại: Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m. Có đủ nguồn nước sạch phục vụ chăn nuôi và xử lý môi trường. Bố trí khu vực chăn nuôi: Trại chăn nuôi phải có sơ đồ thiết kế, đảm bảo thông thoáng, đảm bảo phòng chống cháy nổ, dễ dàng vệ sinh, đảm bảo ATSH, bố trí riêng biệt các khu chuồng, kho thức ăn, thuốc thú y, vật tư; công trình cấp nước và khu xử lý chất thải. Tại cổng ra vào và các khu chuồng nuôi phải bố trí hố hoặc khu vực khử trùng. Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi: Chuồng nuôi phải được thiết kế phù hợp với từng lứa tuổi vật nuôi và mục đích sản xuất. Máng ăn, uống dùng cho chăn nuôi phải đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh, tẩy rửa. Giống và quản lý chăn nuôi: Áp dụng phương thức quản lý “cùng vào-cùng ra” theo thứ tự ưu tiên là: cả khu -> từng dãy ->  từng chuồng -> từng ô. Vệ sinh chăn nuôi Trang trại phải có đầy đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, đảm bảo ATSH. Tất cả mọi người khi vào trại phải mặc quần áo, dày dép bảo hộ phù hợp; thực hiện đầy đủ các biện pháp khử trùng trong trại. Có lịch và thực hiện định kỳ phun thuốc khử trùng, phát quang bụi rậm xung quanh khu chuồng nuôi; định kỳ vệ sinh hệ thống cống rãnh 1 lần/tháng. Sau mỗi đợt nuôi hoặc sau khi chuyển đàn phải rửa sạch và khử trùng chuồng, thiết bị trong chuồng và để trống chuồng ít nhất 7 ngày. Quản lý thức ăn và nước uống trong chăn nuôi: Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo sạch, an toàn. Không sử dụng thức ăn có hoặc cho vào thức ăn chăn nuôi các hóa chất, kháng sinh trong Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Nguồn nước cho chăn nuôi phải đảm bảo an toàn, định kỳ kiểm tra E.coli và coliform. Có lịch và thực hiện kiểm tra thường xuyên hệ thống lọc, cấp nước. Quản lý vận chuyển: Vận chuyển vật nuôi giữa các trại hoặc xuất bán phải có phương tiện vận chuyển phù hợp. Trước và sau khi vận chuyển lợn, phương tiện vận chuyển phải được khử trùng. Quản lý dịch bệnh: Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Có quy trình phòng bệnh phù hợp cho các đối tượng và thực hiện đúng quy trình. Có hồ sơ theo dõi đàn vật nuôi về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường: Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Chất thải lỏng phải được thu theo đường riêng vào khu xử lý chất thải và xử lý theo quy định của Nhà nước đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường. Kiểm soát động vật gây hại: Trại phải có kế hoạch kiểm soát động vật, loài gặm nhấm và côn trùng gây hại. Quản lý nhân sự: Chủ trang trại phải thực hiện theo Luật lao động đối với người lao động trong trại. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm Trang trại chăn nuôi phải lập sổ, ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi. Kiểm tra nội bộ: Chủ trang trại phải tổ chức tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức cá nhân chăn nuôi phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật và lưu đơn thư khiếu nại cũng như kết quả giải quyết vào trong hồ sơ.

Jeffrey | 23/01/2022

Hướng dẫn đăng ký cấp chứng nhận chè hữu cơ (2024)

Trong bối cảnh an toàn vệ sinh thực phẩm đang trong tình trạng báo động như hiện nay, chè hữu cơ xuất hiện dường như trở thành giải pháp an toàn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Chứng nhận chè hữu cơ đang là một trong những hướng đi mới trong ngành nông nghiệp trà. Các trang trại, doanh nghiệp đã từng bước thực hiện quá trình tiếp cận mô hình trồng trà an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ. Vậy: Chứng nhận chè hữu cơ là gì? Vì sao bạn nên đăng ký chứng nhận chè hữu cơ? Quy trình cấp chứng nhận chè hữu cơ được thực hiện như thế nào? Trong bài chia sẻ hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên. Cùng theo dõi đến cuối bài viết nhé! Chứng nhận hữu cơ là gì? Chứng nhận hữu cơ là loại chứng nhận dành cho các sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm nhằm xác thực và khẳng định các sản phẩm đó là hữu cơ, sạch và an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm hữu cơ được chứng nhận là những sản phẩm đã được sản xuất, chế biến, xử lý và đưa ra thị trường theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và được tổ chức chứng nhận chứng nhận là “hữu cơ”. Phụ thuộc vào % hữu cơ có trong thành phần cấu tạo của sản phẩm sẽ có quy định cấp chứng nhận tương ứng và sản phẩm được phép dán nhãn hữu cơ. Sản phẩm chè hữu cơ là gì? Chè hữu cơ là sản phẩm được sản xuất từ 100% lá trà hữu cơ, được chăm bón hoàn toàn tự nhiên, sử dụng khoáng chất và chất dinh dưỡng tự nhiên, không dùng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật cùng nguồn đất, nguồn nước sạch theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong những năm gần đây, chè hữu cơ được người tiêu dùng đón nhận bởi sự đảm bảo về chất lượng, là giải pháp an toàn, có lợi cho sức khỏe người sử dụng. Tiêu chuẩn hữu cơ được thừa nhận tại Việt Nam đối với sản phẩm chè là TCVN 11041-6:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 6: Chè hữu cơ. Chứng nhận chè hữu cơ đem lại lợi ích gì? Tạo ra sản phẩm an toàn, tăng giá trị chất lượng sản phẩm Sản phẩm hữu cơ giảm nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn, cải thiện hành vi sử dụng thực phẩm hữu cơ cho người tiêu dùng, sản phẩm chất lượng tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm ra thị trường. Chè hữu cơ giúp người sử dụng an tâm hơn về chất lượng, đảm bảo sức khỏe người sử dụng. Tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ Sản phẩm chè được gắn nhãn Organic bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của mình đạt chứng nhận hữu cơ. Từ đó tăng số lượng người tiêu dùng, đảm bảo giá cả, tăng khả năng cạnh tranh, tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm. Chứng nhận chè hữu cơ giúp doanh nghiệp đảm bảo các yếu tố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo sản phẩm đạt được các yêu cầu khắt khe của thị trường cả trong và ngoài nước. Đây chính là cơ hội cho ngành chè Việt Nam tự chứng minh với thế giới về chất lượng nông sản Việt nói chung và giá trị chè Việt nói riêng. Nâng cao uy tín chất lượng thương hiệu Được phép in nhãn dán chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ Organic, xây dựng được lòng tin đối với khách hàng và đối tác. Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận hữu cơ trong các hoạt động marketing, quảng cáo, giới thiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp. Quy trình chứng nhận chè hữu cơ Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận chè hữu cơ Đầu tiên, bạn thực hiện đăng ký thông tin cấp chứng nhận chè hữu cơ với tổ chức chứng nhận. Hai bên sẽ cùng trao đổi và thống nhất thông tin, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng. Cụ thể như: Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận chè hữu cơ; Trình tự thủ tục chứng nhận hữu cơ; Trao đổi các tiêu chuẩn chứng nhận; Các loại chi phí của hoạt động đánh giá chứng nhận; Kế hoạch đánh giá chứng nhận. Bước 2: Đánh giá hồ sơ Ở bước này, đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu hữu cơ. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức. Bước 3: Đánh giá chứng nhận (đánh giá thực địa) Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp; Ở bước này, tổ chức chứng nhận sẽ xác định hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm; Lấy mẫu kiểm nghiệm: tổ chức chứng nhận chỉ chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của khách hàng khi kết quả kiểm nghiệm vẫn còn hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày đánh giá, đúng chỉ tiêu và phòng kiểm nghiệm đúng năng lực theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP. Kết thúc đánh giá tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra. Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hữu cơ Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận chứng nhận khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Và kết quả thử nghiệm sản phẩm phù hợp theo quy định. Bước 5: Giám sát sau chứng nhận Chứng nhận hữu cơ có hiệu lực 2 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận. Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu kiến thức về chứng nhận chè hữu cơ là gì. Tôi mong bài viết này cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì chứng nhận hữu cơ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và miễn phí nhé.

Jeffrey | 22/01/2022

Cơ quan cấp giấy chứng nhận HACCP

Ngày nay, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không còn quá xa lạ với các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống. Riêng đối với lĩnh vực thực phẩm, việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm để vừa được hướng dẫn thực hành sản xuất tốt và phân tích các mối nguy nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm sẽ được hỗ trợ bởi tiêu chuẩn HACCP. Vậy chứng nhận HACCP là gì? Lý do doanh nghiệp nên đăng ký chứng nhận HACCP ? và cơ quan cấp giấy chứng nhận HACCP là ai? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chứng nhận HACCP là gì? Tiêu chuẩn HACCP là viết tắt Hazard Analysis and Critical Control Point System – Hệ thống đánh giá có tính phòng ngừa các mối đe doạ và điểm kiểm soát tới hạn. Tiêu chuẩn HACCP là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến, từ khâu ban đầu đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời xác định những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm. Sau Hoa Kỳ nhiều nước trên thế giới như Canada, Úc, Newzeland, Nhật, Singapore đã chính thức chấp nhận hệ thống HACCP như điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp thực phẩm. Chứng nhận HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp giấy chứng nhận HACCP (còn gọi là chứng chỉ HACCP). Hoạt động đánh giá và cấp giấy chứng nhận HACCP sẽ được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền. 4 lý do doanh nghiệp thực phẩm nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP Muốn áp dụng hệ thống HACCP, ở doanh nghiệp phải nắm được các kỹ năng cơ bản để xây dựng và vận hành hệ thống; muốn nắm được kỹ năng cơ bản của HACCP phải hiểu tường tận bản chất của hệ thống, điều kiện áp dụng và 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP. Nếu doanh nghiệp của bạn đang vận hành sản xuất và kinh doanh các mặt hàng trong lĩnh vực thực phẩm thì dưới đây là 4 lý do bạn nên đăng ký chứng nhận HACCP: Quản lý rủi ro cho doanh nghiệp Mục tiêu của HACCP là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt và phân tích, kiểm soát các mối nguy. Có HACCP sẽ giúp doanh nghiệp bạn thực hiện tốt việc phòng ngừa các rủi ro và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Chất lượng sản phẩm hàng hóa ổn định. Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm Có chứng nhận HACCP, doanh nghiệp bạn sẽ được khẳng định rằng sản phẩm của mình được đảm bảo về an toàn thực phẩm. Có lợi cho quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp HACCP làm tăng tính cạnh tranh,khả năng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường hơn nhiều so với những đối thủ khác, nhất là trong ngành xuất khẩu thực phẩm. Được phép sử dụng dấu chứng nhận Doanh nghiệp bạn sẽ được phép sử dụng dấu chứng nhận để in trên bao bì nhãn hàng của mình. Là cơ sở để tạo lòng tin với khách hàng và đối tác. Cơ quan cấp giấy chứng nhận HACCP? Sau khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Tổ chức chứng nhận sẽ đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng HACCP tại doanh nghiệp, thẩm tra kết quả nếu phù hợp Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp. Tổ chức chứng nhận phải là các đơn vị được chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng – Bộ KH-CN trong lĩnh vực chứng nhận. Và phải là cơ quan độc lập với đơn vị tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều tổ chức chứng nhận để doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn có cả các Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Điều kiện để doanh nghiệp có thể được cấp chứng nhận HACCP Lãnh đạo cơ sở có quyết tâm và đầu tư thích đáng cơ sở vật chất kỹ thuật và trực tiếp tham gia điều hành, thẩm định các bước áp dụng HACCP Cơ sở có mục đích rõ ràng, có động cơ đúng đắn, không chạy theo hình thức Đầu tư nguồn lực để đánh giá đầy đủ và khách quan về thực trạng của cơ sở; xây dựng chương trình HACCP đúng đắn và khả thi; tổ chức bằng được các nội dung của chương trình HACCP đã xây dựng; tổ chức thực hiện quá trình áp dụng, thẩm định, hoàn chỉnh liên tục và có hiệu quả. Có hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở đủ mạnh và hoạt động có hiệu quả, có trình độ kỹ thuật phù hợp Có sự ủng hộ của cấp trên, sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ của một cơ quan tư vấn có năng lực Tổ chức đào tạo giáo dục tốt về HACCP Khả năng triển khai chương trình vệ sinh tiên quyết tại cơ sở, tức là cơ sở đã áp dụng hoặc có khả năng áp dụng hệ thống GMP hay không. Hệ thống HACCP chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nền tảng của việc áp dụng GMP hoặc SSOP (Sanitation Standard Operating Procedues). GMP, SSOP là các chương trình vệ sinh cơ bản đảm bảo điều kiện sản xuất bao gồm nhà xưởng, kho tàng, dây chuyền sản xuất, thiết bị, dụng cụ, con người, môi trường.

Jeffrey | 20/01/2022

Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 là gì?

Thiết bị, dụng cụ y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác khám, chữa bệnh và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của con người. Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn cho sản phẩm thiết bị y tế. Đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các chế định, luật định của luật pháp. Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 là gì? ISO 13485 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn cho sản phẩm thiết bị y tế nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2003 do tổ chức ISO ban hành. Hiện nay, phiên bản mới nhất là ISO 13485:2016 có quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho các tổ chức sản xuất và cung cấp dụng cụ y tế và dịch vụ liên quan nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định của luật pháp. Tiêu chuẩn ISO 13485 được xây dựng dựa trên nền tảng của bộ tiêu chuẩn ISO 9001. Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 nhấn mạnh vào việc hài hoà các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng với các yêu cầu về luật định đối với ngành thiết bị y tế. Tiêu chuẩn ISO 13458 đã được chấp nhận và được áp dụng rộng rãi cho các nhà sản xuất thiết bị y tế trên toàn thế giới và là một yêu cầu cần phải có trong giai đoạn hiện nay nếu như một tổ chức sản xuất thiết bị y tế muốn sản phẩm của mình được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 13485 ISO 13485:2003 Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn cho sản phẩm y tế nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2003 được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành phiên bản đầu tiên vào đầu 07/2003. ISO 13485:2012 (EN ISO 13485:2012) Trong năm 2011, Ủy ban Châu Âu đưa ra một mối quan tâm xung quanh các giả định văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ sự phù hợp với các chỉ thị thiết bị y tế. Kết quả là CEM quyết định xuất bản một ấn bản mới của tiêu chuẩn EN ISO 13485:2012 (tiêu chuẩn Châu Âu). ISO 13485:2016 – Phiên bản mới nhất Ngày 01/03/2016 tiêu chuẩn ISO 13485:2016 ra đời thay thế phiên bản cũ ISO 13485:2003. Tiêu chuẩn này được xuất bản ngày 01/03/2016. Thời hạn chuyển đổi 3 năm từ phiên bản cũ sang phiên bản mới đối với các nhà sản xuất và các tổ chức khác. Tức là đến ngày 28/02/2019 khi ISO 13485:2003 hết hiệu lực. Điều đó cũng có nghĩa là việc cập nhật lên phiên bản mới từ phiên bản cũ ISO 13485:2003 và tiêu chuẩn Châu Âu liên quan: EN ISO 13485:2012 cần được thực hiện chậm nhất là vào ngày này. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485:2016 Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 tập trung vào việc quản lý an toàn sản phẩm thiết bị y tế, mang tính chất tự nguyện không có quy định yêu cầu bắt buộc. Không phân biệt loại hình doanh nghiệp, địa điểm hay quy mô. Có thể bao gồm: cá nhân, các cơ sở, tổ chức, công ty, nhà máy, nhà phân phối,… thực hiện sản xuất kinh doanh thiết bị y tế, dịch vụ y tế nói chung. Các sản phẩm y tế sau đây nên được cấp chứng nhận ISO 13485:2016: Khẩu trang y tế Găng tay y tế Dung dịch tuyệt trùng sản phẩm y tế Dây chuyền dịch Kim chích Dây (ống) cho ăn,… Tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 13485:2016 Sản phẩm trong lĩnh vực này không chỉ phải đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà sản xuất và còn phải tuân thủ các yêu cầu chế định và luật định nhằm đảm bảo thiết bị, dụng cụ y tế cung cấp ra thị trường luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định của luật pháp. Dưới đây là một vài yếu tố cho thấy tầm quan trọng và lợi ích từ tiêu chuẩn ISO 13485 khi doanh nghiệp áp dụng: Cung cấp sản phẩm an toàn cho người sử dụng Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu, có thể dễ dàng xuất khẩu Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận, giảm thiểu tối đa rủi ro Các hoạt động được quản lý theo hệ thống, giúp kiểm soát chất lượng và an toàn sản phẩm Nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm Kiểm soát các mối nguy, kiểm soát vệ sinh và nhiểm bẩn và có phương án triển khai cụ thể Năng suất lao động tăng Nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Đáp ứng luật định của quốc gia, quốc tế cho các sản phẩm y tế Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và mở rộng thị trường Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý hiện tại. Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14001).

Jeffrey | 19/01/2022

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD

Đạt chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng được coi là sản phẩm an toàn, đảm bảo tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc gia và được phép đưa ra thị trường. Vì vậy, “chứng nhận hợp quy là gì” sẽ không phải là cụm từ quá xa lạ đối với tôi và bạn. Nhưng: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì? Nó mang lại hiệu quả ra sao? Những sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nào là bắt buộc chứng nhận hợp quy? Quy trình cấp chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng thực hiện như thế nào? Có thể chưa ai cho bạn câu trả lời chính xác nhất. Hiểu được điều này, trong bài viết chia sẻ hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày những nội dung quan trọng, chi tiết nhất giúp bạn nắm được kiến thức về chứng nhận hợp quy. Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì? Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là quá trình đánh giá, chứng nhận sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD (do Tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện). Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì? Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đảm bảo không gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích. Quy chuẩn vật liệu xây dựng mới nhất hiện nay là gì? QCVN 16:2019/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng là quy chuẩn mới nhất hiện nay là căn cứ pháp lý cho hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng. QCVN 16:2019/BXD có hiệu lực từ ngày 01/07/2020. Quy chuẩn này quy định về các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc biệt là nhóm 2) được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng cần phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích. Đồng thời, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng bắt buộc phải áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng mang lại hiệu quả gì? Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD không chỉ có lợi ích về mặt tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp, mà còn đem lại nhiều lợi ích to lớn khác. Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan cho người sử dụng nhờ áp dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tăng khả năng trúng thầu/đấu thầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các gói thầu công. Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng, tạo lòng tin nơi khách hàng. Giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần. Giúp sản phẩm đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường trong nước hoặc ngoài nước. Tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường cả trong nước và quốc tế. 06 nhóm vật liệu xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy Dưới đây là chi tiết 06 nhóm vật liệu xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy theo quy định của QCVN 16:2019/BXD: #1. Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông: Xi măng pooc lăng Xi măng pooc lăng hỗn hợp Xi măng pooc lăng bền sun phát Xi măng pooclăng hỗn hợp bền sun phát Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng Tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng. #2. Cốt liệu xây dựng Cốt liệu cho bê tông và vữa Cát nghiền cho bê tông và vữa. #3. Kính xây dựng Kính nối Kính phẳng tôi nhiệt Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp Kính hộp gắn kín cách nhiệt #4. Gạch, đá ốp lát Gạch gốm ốp lát Đá ốp lát lát tự nhiên Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ #5. Vật liệu xây dựng Gạch đất sét nung Gạch rỗng đất sét nung Gạch bê tông Sản phẩm bê tông khí chưng áp Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép #6. Nhóm vật liệu xây dựng khác Tấm sóng amiăng xi măng Amiăng crizotin để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng Tấm thạch cao và Panel thạch cao có sợi gia cường Sơn tường dạng nhũ tương Thanh định hình (profile) nhôm và hợp kim nhôm Thanh định hình (profile) poly (vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi Ống và phụ tùng Polyetylen (PE) dùng cho mục đích cấp nước và thoát nước Ống và phụ tùng nhựa Polypropylen (PP) dùng cho mục đích cấp và thoát nước Ống và phụ tùng Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho mục đích cấp và thoát nước Ống và phụ tùng bằng chất dẻo (PVC-U; PP; PE) thành kết cấu dùng cho mục đích thoát nước chôn ngầm trong điều kiện không chịu áp Hệ thống ống nhựa nhiệt rắn gia cường bằng sợi thủy tinh trên cơ sở nhựa polyeste không no (GRP) sử dụng trong cấp nước chịu áp và không chịu áp. Quy trình cấp chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận hợp quy Khách hàng thực hiện đăng ký chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng với tổ chức chứng nhận. Chuyên gia của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, thống nhất với khách hàng một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình Với phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình Với phương thức 5: Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm điển hình Với phương thức 7: Kiểm tra thực tế lô sản phẩm, hàng hóa kết hợp lấy mẫu thử nghiểm sản phẩm điển hình Đảm bảo các chỉ tiêu thử nghiệm có kết quả phù hợp với các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật. Bước 3: Thẩm xét hồ sơ đánh giá, cấp giấy chứng nhận Tổ chức chứng nhận sẽ thông báo kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng cho khách hàng. Nếu kết quả trên phù hợp với các yêu cầu quy định thì khách hàng sẽ được tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận Hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD. Bước 4: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận Đối với phương thức chứng nhận 5 thì giấy chứng nhận Hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD sẽ có giá trị trong vòng 3 năm. Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, khách hàng sẽ phải thực hiện đánh giá giám sát định kỳ không quá 12 tháng/lần. Thủ tục công bố hợp quy vật liệu xây dựng Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng phải tiến hành công bố hợp quy tại Sở Xây dựng mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Hồ sơ công bố hợp quy vật liệu xây dựng bao gồm như sau: Bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của luật pháp (bản sao công chứng). Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân. (Bản sao công chứng) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng Tỉnh/Thành phố Thời gian giải quyết: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết rõ được chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì và lợi ích của nó mang lại cho bạn cũng như nắm được quy trình cấp chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng. Nếu còn bất ký thắc mắc nào về chứng nhận hợp quy, bạn hãy liên hệ với ICI để được tư vấn miễn phí nhé.