clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • English
  • Tiếng Việt
Chứng nhận chất lượng sản phẩm , Chứng nhận hợp chuẩn đèn led ,

Chứng nhận Hợp quy đèn Led theo QCVN 19:2019/BKHCN

Đăng ngày 24/11/2021

Từ ngày 01/1/2021 sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ Led phải được chứng nhận hợp quy phù hợp QCVN 19:2019/BKHCN, thực hiện công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy CR trước khi lưu thông trên thị trường.

Nhưng bạn đã biết:

  • Tại sao chứng nhận hợp quy đèn Led quan trọng với doanh nghiệp?
  • Những loại đèn Led nào thuộc danh sách bắt buộc chứng nhận hợp quy theo QCVN 19:2019/BKHCN?
  • Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn Led được thực hiện như thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chứng nhận hợp quy đèn led là gì?

Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá, cấp giấy chứng nhận hợp quy được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận (bên thứ ba). Đánh giá các yêu cầu về an toàn, tương thích điện từ và các yêu cầu về quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng đèn Led.

Chứng nhận hợp quy đèn led là hoạt động bắt buộc đối với những doanh nghiệp, tổ chức sản xuất đèn Led nhằm đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm đạt quy chuẩn quốc gia cũng như đáp ứng được các yêu cầu về công bố chất lượng khi đưa sản phẩm ra thị trường. Áp dụng cho các tổ chức, đơn vị sản xuất – kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm đèn Led.

Tại sao chứng nhận hợp quy đèn led quan trọng với doanh nghiệp?

Theo quy định tại QCVN 19:2019/BKHCN – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ Led do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 25/09/2019 thì đèn Led thuộc nhóm sản phẩm bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Sản phẩm chiếu sáng đèn Led bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi được phép lưu thông trên thị trường. Nếu bạn đang có sản phẩm nhưng chưa được chứng nhận hợp quy thì thực tế sản phẩm của bạn xem như “vô hình”.

Ngoài ra, chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đáng kể như giảm tỉ lệ phế phẩm, sản phẩm bị hư hỏng, doanh thu tăng, và năng suất tăng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn chưa chứng nhận hợp quy đèn Led thì hãy nhanh chóng tiến hành vì đây là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế và cạnh tranh trên thị trường hơn.

Đó là lý do tại sao doanh nghiệp không được bỏ qua thủ tục đăng ký chứng nhận hợp quy đèn Led.

Những loại đèn Led nào thuộc danh sách bắt buộc chứng nhận hợp quy theo QCVN 19:2019/BKHCN?

Đèn đi-ốt phát sáng (Led):

  • Bóng đèn Led có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V.
  • Đèn điện Led thông dụng cố định.
  • Đèn điện Led thông dụng di động.
  • Bóng đèn Led hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng.

Đèn rọi:

  • Đèn điện Led thông dụng cố định.

Loại khác:

  • Đèn điện Led thông dụng di động.

Yêu cầu kỹ thuật của QCVN 19:2019/BKHCN đối với các loại đèn Led trên như sau:

  • Thời hạn bắt buộc chứng nhận toàn bộ các yêu cầu của QCVN 19:2019/BKHCN: dời từ 01/06/2021 sang 01/01/2022.
  • TCVN 7722-1:2017 (IEC 60598-1:2014/AMD1:2017) và TCVN 7722-2 (IEC 60598-2) tương ứng, tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho đèn điện Led thông dụng cố định và đèn điện LED thông dụng di động;
  • TCVN 8782:2017 (IEC 62560:2011+AMD1:2015), tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho bóng đèn Led có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng;
  • TCVN 11846:2017 (IEC 62776:2014), tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho bóng đèn Led hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng;
  • TCVN 7186:2018 (CISPR 15:2018), tiêu chuẩn về EMI áp dụng cho tất cả các đèn Led thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn.
  • Từ ngày 01/1/2022 phải đáp ứng thêm các yêu cầu về an toàn quang sinh học và miễn nhiễm điện từ (EMS) theo các tiêu chuẩn sau: Các sản phẩm chiếu sáng công nghệ Led phải nằm trong nhóm miễn trừ (Exempt group) không có nguy cơ về quang sinh học hoặc nhóm 1 (Risk group 1) không có nguy cơ về quang sinh học với sử dụng thông thường khi thử nghiệm, đánh giá, phân loại theo IEC 62471:2006; IEC 61547:2009 Ed 2.0 , tiêu chuẩn về EMS.

Quy định về Nhãn năng lượng cho sản phẩm đèn chiếu sáng Led

Bóng đèn Led có ba-lát lắp liền có đầu đèn loại E27 và B22 và bóng đèn Led hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn loại G5 và G13, sử dụng cho mục đích thông dụng, có công suất đến 60 W, điện áp danh định không quá 250 V.

Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn led được thực hiện như thế nào?

Hồ sơ chứng nhận hợp quy đèn Led bao gồm:

1. Giấy đăng ký chứng nhận: 02 bản

2. Tài liệu kỹ thuật:

  • Mô tả kỹ thuật thiết bị: Catalogue sản phẩm hoặc các tài liệu tương tự.
  • Sơ đồ mạch: Sơ đồ mạch của driver và bóng Led. (Sẽ làm cam kết bảo mật nếu doanh nghiệp yêu cầu).
  • Danh mục linh kiện sử dụng trong thiết bị

3. Hình ảnh của sản phẩm: ngoại quan và chi tiết bên trong (thực hiện hành động chụp ảnh sản phẩm và doanh nghiệp sẽ xác nhận lại bằng dấu treo).

4. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn lắp đặt: các hướng dẫn đi kèm sản phẩm.

Chứng nhận hợp quy đèn Leb có hiệu lực không quá 3 năm kể từ ngày cấp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng nhận hợp quy đèn Led, nắm được quy trình thủ tục thực hiện. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về chứng nhận hợp quy, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết.

Dịch vụ liên quan