Đăng ngày 17/11/2021
Để cho ra đời một sản phẩm xây dựng chất lượng thì ngoài các yếu tố như phối liệu, kỹ thuật,… thì phụ gia bê tông cũng là một yếu tố rất quan trọng. Xi măng là một trong những vật liệu vô cùng quan trọng trong các công trình lớn nhỏ của ngành xây dựng.
Thế nhưng, hiện nay cũng có không ít những công trình kém chất lượng nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vật liệu không đảm trong đó có xi măng.
Chính vì vậy việc kiểm tra chất lượng, cũng như chứng nhận hợp quy xi măng phải thực hiện chặt chẽ trước khi đưa các loại vật liệu xây dựng này ra thị trường là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Xi măng (từ tiếng Pháp: ciment) là một loại chất kết dính thủy lực, được dùng làm vật liệu xây dựng. Xi măng được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia (vỏ sò, đất sét). Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định.
Công dụng quan trọng nhất của xi măng chính là sản xuất vữa và bê tông, chất kết dính của các kết tủa tự nhiên hoặc nhân tạo để hình thành nên vật liệu xây dựng vững chắc, chịu được tác động thường thấy của môi trường.
Ở đây, không nên lầm lẫn bê tông với xi măng, vì xi măng là vật liệu được dùng để kết dính các vật liệu kết tập của xi măng, còn bê tông là sản phẩm của việc trộn xi măng với các vật liệu kết tập đó.
Ở Việt Nam, xi măng là ngành công nghiệp phát triển sớm nhất (để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp), từ năm 1899 tại Hải Phòng. Hải Phòng cũng là cái nôi của ngành xi măng Việt Nam hiện nay.
Nếu là doanh nghiệp kinh doanh, thì chắc bạn sẽ không thể không biết đến khái niệm hợp quy sản phẩm. Việc chứng nhận hợp quy sản phẩm, chính là việc xác nhận đối tượng của một hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn nào đó. Kiểm định xem nó có phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hay không.
Để có thể thực hiện chứng nhận hợp quy phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật. Doanh nghiệp sẽ phải trải qua một quá trình đánh giá sự phù hợp của sản phẩm. Đánh giá sự phù hợp có nghĩa là việc xác định đối tượng, sản phẩm của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn và đối tượng, sản phẩm của hoạt động trong lĩnh vực.
Tiêu chuẩn và đối tượng, sản phẩm của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn; có phù hợp với đặc tính kỹ thuật cũng như yêu cầu quản lý quy định trong quy chuẩn kỹ thuật; và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng hay không.
Từ các căn cứ đánh giá về sự phù hợp. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; hoặc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho đối tượng đã được đánh giá; và được quyền sử dụng dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận trên sản phẩm; bao gói của sản phẩm đã được chứng nhận hợp chuẩn.
1. Các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu xi măng trong nước.
2. Các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực xi măng tại nước ta.
Xi măng mặc dù cực kỳ cần thiết trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên nếu như không biết kết hợp, sử dụng đúng tính chất, đúng liều lượng của xi măng, hay sử dụng loại phụ gia kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Thì sẽ có thể làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng của xi măng đồng thời gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Căn cứ theo QCVN 16:2017/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, kèm theo là Thông tư số 10/2017/TT-BXD. Thì 07 loại xi măng dưới đây trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường thì phỉ có (giấy) chứng nhận hợp quy, công bố bố hợp quy:
Các sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy. Có ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với các sản phẩm không được chứng nhận hợp quy. Lợi ích việc thực hiện thủ tục công bố hợp quy của sản phẩm:
Ngoài ra các sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy. Sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn rất nhiều đối với các sản phẩm cùng loại không chứng nhận hợp quy. Chính thế việc chứng nhận, công nhận hợp quy sẽ vừa giúp đảm bảo tuân thủ pháp luật. Vừa là công cụ hữu hiệu cho nhà sản xuất, kinh doanh.
Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm cũng là một cách để doanh nghiệp có thể kiểm soát quá trình sản xuất của mình, từ đó có thể giữ vững ổn định chất lượng, giảm thiểu lãng phí, cải tiến năng suất và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm.
Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận hợp quy xi măng
Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình
Bước 3: Khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có, đối với đơn vị sản xuất)
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá, cấp giấy chứng nhận
Bước 5: Hướng dẫn công bố hợp quy xi măng tại Sở Xây dựng
Bước 6: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận
Dịch Vụ
THEO DÕI FANPAGE