Jeffrey | 04/12/2021
Nếu bạn là người điều hành của một trang trại hay là các đơn vị sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản với mong muốn sản phẩm của mình được sản xuất đảm bảo ATTP. Từ đó sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin từ khách hàng, đối tác. Chắc chắn bạn không thể bỏ qua chứng nhận VietGAP bởi đây bằng chứng cho thấy sản phẩm của bạn được đánh giá là an toàn thực phẩm trước khi bán ra thị trường.
Thực phẩm rau sạch là gì?
Rau sạch là một khái niệm chung để chỉ các loại rau được canh tác theo quy trình kỹ thuật tuân thủ một số tiêu chuẩn: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích… hoặc được sử dụng ở mức cho phép, nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh.
Chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì?
VietGAP trồng trọt: Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt tại Việt Nam.
Chứng nhận VietGAP trồng trọt là những yêu cầu trong sản xuất, sơ chế để đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt giúp bảo vệ sức khỏe con người và an toàn lao động của người sản xuất, cải thiện bảo vệ môi trường và biết được xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.
Chứng nhận VietGAP cho trồng trọt áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp, cây trồng dùng làm thực phẩm như: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,.. hầu hết VietGAP trồng trọt được áp dụng cho mọi cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp an toàn trên thị trường Việt Nam.
Quy trình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP
Để cho ra sản phẩm cuối cùng là nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, người trồng trọt phải áp dụng thực hiện đúng theo quy trình thực hành sản xuất tốt. Cụ thể quy trình trồng rau sạch cần đáp những yêu cầu sau:
Đất trồng:
Bạn cần chọn vùng đất trồng phải cao, có rãnh thoát nước, phân chia luống rõ ràng phù hợp cho sự sinh trưởng của từng loại rau.
Đất không được tồn dư hóa chất độc hại, hàm lượng kim loại nặng trong đất không được vượt quá quy định.
Đảm bảo khu vực trồng rau sạch phải được cách ly với các khu vực có chất thải công nghiệp nặng, bệnh viện ít nhất 2 km và với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m.
Vùng trồng rau sạch không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp; sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ,…
Nước tưới:
Chất lượng nước tưới có vai trò quyết định đến sản phẩm của rau bởi lượng nước rất lớn từ rau xanh chủ yếu được lấy từ nước tưới.
Có thể sử dụng nước giếng hoặc nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm để tưới, đảm bảo an toàn vệ sinh.
Dùng nước sạch để pha các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Đối với các loại rau mùi và xà lách thì nên dùng nước giếng khoan là tốt.
Giống cây trồng:
Giống cây trồng phải có nguồn gốc rõ ràng từ nơi sản xuất hạt giống, đối với hạt giống nội thì phải được kiểm dịch.
Chỉ chọn và gieo trồng những hạt giống tốt, cây con khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.
Giống cây trồng cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh trước khi gieo trồng.
Phân bón:
Tùy theo từng loại rau sẽ có từng giai đoạn và lượng phân bón vào khác nhau.
Sử dụng phân bón hữu cơ hoai mục bón cho rau là lựa chọn tốt nhất. Không được sử dụng các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng để tưới.
Lưu ý trước thu hoạch 15 ngày cần kết thúc bón phân.
Phòng trừ sâu bệnh:
Không được phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có quy định cấm dùng cho rau.
Ưu tiên chọ các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít gây độc hại làm ảnh hưởng đến ký sinh thiên địch.
Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, các chể phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh thay cho các loại thuốc hóa chất để bảo vệ an toàn cho cây trồng, đất, nước, môi trường không khí xung quanh.
Ngừng phun thuốc trước ngày thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày.
Thu hoạch và đóng gói:
Thời điểm thu hái rau sạch ảnh hưởng đến chất lượng của rau khi đưa ra thị trường vì vậy cần phải chú ý thu hái đúng thời điểm.
Rau phải được thu hoạch đúng độ chín tùy vào từng loại rau, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng.
Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, dụng cụ chứa đựng cũng phải sạch.
Sau khi thu hoạch rau phải được chuyển ngay đến khu vực sơ chế để phân loại, làm sạch, để ráo, đóng gói và bảo quản.
Thời gian lưu trữ rau không quá 2 ngày và được bảo quản ở nhiệt độ 20 độ C.
Quy trình đánh giá chứng nhận VietGAP trồng trọt
Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận VietGAP
Doanh nghiệp thực hiện đăng ký cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt với tổ chức chứng nhận.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền.
Sơ đồ vùng sản xuất.
Bước 2: Thương thảo, ký kết hợp đồng chứng nhận
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP, trong vòng 03 ngày làm việc, tổ chức chứng nhận sẽ xem xét, xác nhận và thông báo cho cơ sở về tình trạng hồ sơ đăng ký, phạm vi đăng ký chứng nhận, hướng dẫn cho cơ sở sản xuất bổ sung những nội dung còn thiếu (nếu có).
Bước 3: Chuẩn bị đánh giá
Tổ chức chứng nhận sẽ thành lập đoàn đánh gia, thực hiện lên kế hoạch cùng với lịch đánh giá.
Bước 4: Đánh giá hồ sơ
Ở bước này, đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu VietGAP trồng trọt. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh.
Bước 5: Đánh giá chứng nhận (đánh giá địa điểm sản xuất)
Đoàn đánh giá thực hiện đánh giá các nguyên tắc của VietGAP theo đúng chương trình đánh giá, theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có quy định VietGAP ban thành theo TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) – Phần 1: trồng trọt.
Lấy mẫu kiểm nghiệm: tổ chức chứng nhận chỉ chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của khách hàng khi kết quả kiểm nghiệm vẫn còn hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày đánh giá, đúng chỉ tiêu và phòng kiểm nghiệm đúng năng lực theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.
Bước 6: Đánh giá khắc phục (nếu có)
Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục.
Bước 7: Thẩm xét hồ sơ đánh giá
Sau khi đánh giá quá trình sản xuất và lấy mẫu xong, đoàn đánh giá họp nội bộ để tổng hợp, thống nhất các phát hiện đánh giá, điểm lưu ý trong hoạt động đánh giá và lấy mẫu. Sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận VietGAP.
Bước 8: Cấp giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt
Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế, kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
Bước 9: Đánh giá giám sát
Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận VietGAP tối đa không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, không quá 12 tháng/1 lần tổ chức chứng nhận sẽ cử đoàn đánh giá đến cơ sở để tiến hành đánh giá giám sát.
Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.
Kết quả đánh giá giám sát định kỳ đối với cơ sở là căn cứ để tổ chức chứng nhận xem xét duy trì chứng nhận.
Hy vọng bài chia sẻ đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về canh tác rau sạch VietGAP. Hãy kết hợp nó vào quá trình canh tác và đăng ký cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm của mình ngay từ bây giờ nhé! Liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí!