clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
VietGAP trồng trọt , Chứng nhận VietGAP ,

Chứng nhận VietGAP trồng trọt: 8 bước cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt (2024)

Đăng ngày 12/12/2021

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tiết lộ những điều cần biết về chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì cũng như những chia sẽ kinh nghiệm áp dụng VietGAP trồng trọt. Sau bài viết này bạn sẽ có thể:

  • Hiểu được thế nào là tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt.
  • Biết được tại sao chứng nhận VietGAP lại quan trọng?
  • Nắm được chi tiết quy trình cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt.

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm VietGAP trồng trọt là gì…

Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt là gì?

VietGAP (viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy tắc về thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản ở Việt Nam.

VietGAP trồng trọt là các quy tắc về thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt tại Việt Nam.

Tiêu chuẩn bao gồm những trình tự, nguyên tắc, thủ tục hướng dẫn các cá nhân, tổ chức sản xuất, thu hoạch và sơ chế để đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm phúc lợi xã hội, sức khoẻ người lao động cũng như người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

VietGAP trồng trọt áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp, cây trồng dùng làm thực phẩm như: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,.. hầu hết VietGAP trồng trọt được áp dụng cho mọi cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp an toàn trên thị trường Việt Nam.

Chứng nhận VietGAP trồng trọt quan trọng như thế nào?

4 lý do nên có chứng nhận VietGAP trồng trọt

Đối với xã hội:

  • Đạt giấy chứng nhận VietGAP, đây chính là bằng chứng để khẳng định rằng sản phẩm của mình được đảm bảo về an toàn thực phẩm. Có lợi cho quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại.
  • Một quy trình sản xuất nông nghiệp tối ưu ảnh hướng rất lớn đến thói quen, tập quán sản xuất hiện nay, quy trình càng tốt càng đem tới sản phẩm an toàn vệ sinh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm bớt các chi phí y tế cũng như đảm bảo xã hội phát triển bền vững.

Đối với nhà sản xuất:

  • Người trực tiếp quản lý VietGAP sẽ được đào tạo, tập huấn về VietGAP. Có kỹ năng phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu từ canh tác cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định.
  • Khi các đơn vị sản xuất áp dụng đúng quy trình và được cấp chứng nhận VietGAP sẽ nâng được lòng tin trong mắt người tiêu dùng, nhà phân phối, và cơ quan quản lý. Tạo độ tin cậy cho thương hiệu, thị trường tiêu thụ tốt hơn.

Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu:

  • Nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận VietGAP dùng làm thực phẩm sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu.
  • Toàn bộ chuỗi sản xuất sẽ được kiểm soát chặt chẻ, hình thành được quy trình sản xuất đạt chuẩn mục tiêu cuối cùng là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối với người tiêu dùng:

  • Mục đích chính và cuối cùng của sản phẩm VietGAP là phục vụ cho người tiêu dùng sản phẩm được bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Từ đó, thiết lập niềm tin với khách hàng, duy trì danh tiếng cho thương hiệu, tạo nên thế hệ người tiêu dùng thông thái có thể nhận biết được những sản phẩm chất lượng nhờ dấu hiệu chứng nhận của VietGAP.

4 tiêu chí trong đánh giá cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt

Thứ nhất: Về kỹ thuật sản xuất

Yêu cầu về kỹ thuật sản xuất là tiêu chí đặt ra đầu tiên của chứng nhận VietGAP mà doanh nghiệp phải đạt được. Trong đó bao gồm: phương thức canh tác, thu hoạch cũng như những tiêu chuẩn về hạt giống (trồng trọt), con giống (thủy sản, chăn nuôi), nguồn nước, nguồn đất.

Thứ 2: Về môi trường làm việc

Môi trường làm việc phải có đầy đủ tiêu chuẩn an toàn lao động cần thiết mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động, bảo vệ tốt nhất cho người lao động về sức khỏe.

Thứ ba: Về an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm là tiêu chí rất quan trọng để doanh nghiệp bạn có thể đạt chứng nhận VietGAP. Để đảm bảo được về chất lượng thực phẩm trong toàn bộ khâu canh tác, doanh nghiệp phải đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, không được sử dụng các chất bảo quản, dư lượng kháng sinh, chỉ được sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép theo quy định.

Thứ tư: Về nguồn gốc sản phẩm

Các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP phải truy xuất được nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo về chất lượng cũng như giúp cho việc kiểm tra xuất xứ sản phẩm.

Quy trình đánh giá chứng nhận VietGAP trồng trọt

Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận VietGAP

Doanh nghiệp thực hiện đăng ký cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt với tổ chức chứng nhận.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  1. Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền.
  2. Sơ đồ vùng sản xuất.

Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng chứng nhận

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP, trong vòng 03 ngày làm việc, tổ chức chứng nhận sẽ xem xét, xác nhận và thông báo cho cơ sở về tình trạng hồ sơ đăng ký, phạm vi đăng ký chứng nhận, hướng dẫn cho cơ sở sản xuất bổ sung những nội dung còn thiếu (nếu có).

Bước 3: Chuẩn bị đánh giá

Tổ chức chứng nhận sẽ thành lập đoàn đánh gia, thực hiện lên kế hoạch cùng với lịch đánh giá.

Bước 4: Đánh giá hồ sơ

Ở bước này, đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu VietGAP trồng trọt. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh.

Bước 5: Đánh giá chứng nhận (đánh giá địa điểm sản xuất)

  • Đoàn đánh giá thực hiện đánh giá các nguyên tắc của VietGAP theo đúng chương trình đánh giá, theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có quy định VietGAP ban thành theo TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) – Phần 1: trồng trọt.
  • Lấy mẫu kiểm nghiệm: tổ chức chứng nhận chỉ chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của khách hàng khi kết quả kiểm nghiệm vẫn còn hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày đánh giá, đúng chỉ tiêu và phòng kiểm nghiệm đúng năng lực theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.

Bước 6: Đánh giá khắc phục (nếu có)

Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục.

Bước 7: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

Sau khi đánh giá quá trình sản xuất và lấy mẫu xong, đoàn đánh giá họp nội bộ để tổng hợp, thống nhất các phát hiện đánh giá, điểm lưu ý trong hoạt động đánh giá và lấy mẫu. Sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Bước 8: Cấp giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế, kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.

Bước 9: Đánh giá giám sát

  • Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận VietGAP tối đa không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
  • Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, định kỳ 01 năm/01 lần tổ chức chứng nhận sẽ cử đoàn đánh giá đến cơ sở để tiến hành đánh giá giám sát.
  • Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.
  • Kết quả đánh giá giám sát định kỳ đối với cơ sở là căn cứ để tổ chức chứng nhận xem xét duy trì chứng nhận.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và chất lượng về khái niệm chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì hay quy trình đăng ký cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt chuyên nghiệp mà bạn đang tìm kiếm.

Dịch vụ liên quan