clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
Chứng nhận chè hữu cơ , Chứng nhận hữu cơ - Organic ,

Hướng dẫn đăng ký cấp chứng nhận chè hữu cơ (2024)

Đăng ngày 23/01/2022

Trong bối cảnh an toàn vệ sinh thực phẩm đang trong tình trạng báo động như hiện nay, chè hữu cơ xuất hiện dường như trở thành giải pháp an toàn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Chứng nhận chè hữu cơ đang là một trong những hướng đi mới trong ngành nông nghiệp trà. Các trang trại, doanh nghiệp đã từng bước thực hiện quá trình tiếp cận mô hình trồng trà an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Vậy:

  • Chứng nhận chè hữu cơ là gì?
  • Vì sao bạn nên đăng ký chứng nhận chè hữu cơ?
  • Quy trình cấp chứng nhận chè hữu cơ được thực hiện như thế nào?

Trong bài chia sẻ hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên. Cùng theo dõi đến cuối bài viết nhé!

Chứng nhận hữu cơ là gì?

Chứng nhận hữu cơ là loại chứng nhận dành cho các sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm nhằm xác thực và khẳng định các sản phẩm đó là hữu cơ, sạch và an toàn cho người sử dụng.

Sản phẩm hữu cơ được chứng nhận là những sản phẩm đã được sản xuất, chế biến, xử lý và đưa ra thị trường theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và được tổ chức chứng nhận chứng nhận là “hữu cơ”. Phụ thuộc vào % hữu cơ có trong thành phần cấu tạo của sản phẩm sẽ có quy định cấp chứng nhận tương ứng và sản phẩm được phép dán nhãn hữu cơ.

Sản phẩm chè hữu cơ là gì?

Chè hữu cơ là sản phẩm được sản xuất từ 100% lá trà hữu cơ, được chăm bón hoàn toàn tự nhiên, sử dụng khoáng chất và chất dinh dưỡng tự nhiên, không dùng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật cùng nguồn đất, nguồn nước sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong những năm gần đây, chè hữu cơ được người tiêu dùng đón nhận bởi sự đảm bảo về chất lượng, là giải pháp an toàn, có lợi cho sức khỏe người sử dụng.

Tiêu chuẩn hữu cơ được thừa nhận tại Việt Nam đối với sản phẩm chè là TCVN 11041-6:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 6: Chè hữu cơ.

Chứng nhận chè hữu cơ đem lại lợi ích gì?

Tạo ra sản phẩm an toàn, tăng giá trị chất lượng sản phẩm

  • Sản phẩm hữu cơ giảm nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn, cải thiện hành vi sử dụng thực phẩm hữu cơ cho người tiêu dùng, sản phẩm chất lượng tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm ra thị trường.
  • Chè hữu cơ giúp người sử dụng an tâm hơn về chất lượng, đảm bảo sức khỏe người sử dụng.

Tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ

  • Sản phẩm chè được gắn nhãn Organic bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của mình đạt chứng nhận hữu cơ. Từ đó tăng số lượng người tiêu dùng, đảm bảo giá cả, tăng khả năng cạnh tranh, tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm.

  • Chứng nhận chè hữu cơ giúp doanh nghiệp đảm bảo các yếu tố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo sản phẩm đạt được các yêu cầu khắt khe của thị trường cả trong và ngoài nước. Đây chính là cơ hội cho ngành chè Việt Nam tự chứng minh với thế giới về chất lượng nông sản Việt nói chung và giá trị chè Việt nói riêng.

Nâng cao uy tín chất lượng thương hiệu

  • Được phép in nhãn dán chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ Organic, xây dựng được lòng tin đối với khách hàng và đối tác. Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận hữu cơ trong các hoạt động marketing, quảng cáo, giới thiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp.

Quy trình chứng nhận chè hữu cơ

Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận chè hữu cơ

Đầu tiên, bạn thực hiện đăng ký thông tin cấp chứng nhận chè hữu cơ với tổ chức chứng nhận. Hai bên sẽ cùng trao đổi và thống nhất thông tin, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng.

Cụ thể như:

  • Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận chè hữu cơ;
  • Trình tự thủ tục chứng nhận hữu cơ;
  • Trao đổi các tiêu chuẩn chứng nhận;
  • Các loại chi phí của hoạt động đánh giá chứng nhận;
  • Kế hoạch đánh giá chứng nhận.

Bước 2: Đánh giá hồ sơ

Ở bước này, đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu hữu cơ. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh.

Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

Bước 3: Đánh giá chứng nhận (đánh giá thực địa)

Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp;

Ở bước này, tổ chức chứng nhận sẽ xác định hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm;

Lấy mẫu kiểm nghiệm: tổ chức chứng nhận chỉ chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của khách hàng khi kết quả kiểm nghiệm vẫn còn hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày đánh giá, đúng chỉ tiêu và phòng kiểm nghiệm đúng năng lực theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.

Kết thúc đánh giá tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hữu cơ

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận chứng nhận khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Và kết quả thử nghiệm sản phẩm phù hợp theo quy định.

Bước 5: Giám sát sau chứng nhận

Chứng nhận hữu cơ có hiệu lực 2 năm (kể từ ngày cấp).

Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.

Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu kiến thức về chứng nhận chè hữu cơ là gì. Tôi mong bài viết này cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì chứng nhận hữu cơ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và miễn phí nhé.

Dịch vụ liên quan