clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

Tìm kiếm

Jeffrey | 04/12/2021

Chứng nhận VietGAP rau sạch (Update 2024)

Nếu bạn là người điều hành của một trang trại hay là các đơn vị sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản với mong muốn sản phẩm của mình được sản xuất đảm bảo ATTP. Từ đó sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin từ khách hàng, đối tác. Chắc chắn bạn không thể bỏ qua chứng nhận VietGAP bởi đây bằng chứng cho thấy sản phẩm của bạn được đánh giá là an toàn thực phẩm trước khi bán ra thị trường. Thực phẩm rau sạch là gì? Rau sạch là một khái niệm chung để chỉ các loại rau được canh tác theo quy trình kỹ thuật tuân thủ một số tiêu chuẩn: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích… hoặc được sử dụng ở mức cho phép, nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì? VietGAP trồng trọt: Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt tại Việt Nam. Chứng nhận VietGAP trồng trọt là những yêu cầu trong sản xuất, sơ chế để đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt giúp bảo vệ sức khỏe con người và an toàn lao động của người sản xuất, cải thiện bảo vệ môi trường và biết được xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Chứng nhận VietGAP cho trồng trọt áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp, cây trồng dùng làm thực phẩm như: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,.. hầu hết VietGAP trồng trọt được áp dụng cho mọi cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp an toàn trên thị trường Việt Nam. Quy trình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP Để cho ra sản phẩm cuối cùng là nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, người trồng trọt phải áp dụng thực hiện đúng theo quy trình thực hành sản xuất tốt. Cụ thể quy trình trồng rau sạch cần đáp những yêu cầu sau: Đất trồng: Bạn cần chọn vùng đất trồng phải cao, có rãnh thoát nước, phân chia luống rõ ràng phù hợp cho sự sinh trưởng của từng loại rau. Đất không được tồn dư hóa chất độc hại, hàm lượng kim loại nặng trong đất không được vượt quá quy định. Đảm bảo khu vực trồng rau sạch phải được cách ly với các khu vực có chất thải công nghiệp nặng, bệnh viện ít nhất 2 km và với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Vùng trồng rau sạch không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp; sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ,… Nước tưới: Chất lượng nước tưới có vai trò quyết định đến sản phẩm của rau bởi lượng nước rất lớn từ rau xanh chủ yếu được lấy từ nước tưới. Có thể sử dụng nước giếng hoặc nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm để tưới, đảm bảo an toàn vệ sinh. Dùng nước sạch để pha các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đối với các loại rau mùi và xà lách thì nên dùng nước giếng khoan là tốt. Giống cây trồng: Giống cây trồng phải có nguồn gốc rõ ràng từ nơi sản xuất hạt giống, đối với hạt giống nội thì phải được kiểm dịch. Chỉ chọn và gieo trồng những hạt giống tốt, cây con khỏe mạnh, không mang mầm bệnh. Giống cây trồng cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh trước khi gieo trồng. Phân bón: Tùy theo từng loại rau sẽ có từng giai đoạn và lượng phân bón vào khác nhau. Sử dụng phân bón hữu cơ hoai mục bón cho rau là lựa chọn tốt nhất. Không được sử dụng các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng để tưới. Lưu ý trước thu hoạch 15 ngày cần kết thúc bón phân. Phòng trừ sâu bệnh: Không được phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có quy định cấm dùng cho rau. Ưu tiên chọ các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít gây độc hại làm ảnh hưởng đến ký sinh thiên địch. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, các chể phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh thay cho các loại thuốc hóa chất để bảo vệ an toàn cho cây trồng, đất, nước, môi trường không khí xung quanh. Ngừng phun thuốc trước ngày thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày. Thu hoạch và đóng gói: Thời điểm thu hái rau sạch ảnh hưởng đến chất lượng của rau khi đưa ra thị trường vì vậy cần phải chú ý thu hái đúng thời điểm. Rau phải được thu hoạch đúng độ chín tùy vào từng loại rau, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, dụng cụ chứa đựng cũng phải sạch. Sau khi thu hoạch rau phải được chuyển ngay đến khu vực sơ chế để phân loại, làm sạch, để ráo, đóng gói và bảo quản. Thời gian lưu trữ rau không quá 2 ngày và được bảo quản ở nhiệt độ 20 độ C. Quy trình đánh giá chứng nhận VietGAP trồng trọt Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận VietGAP Doanh nghiệp thực hiện đăng ký cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt với tổ chức chứng nhận. Hồ sơ đăng ký bao gồm: Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền. Sơ đồ vùng sản xuất. Bước 2: Thương thảo, ký kết hợp đồng chứng nhận Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP, trong vòng 03 ngày làm việc, tổ chức chứng nhận sẽ xem xét, xác nhận và thông báo cho cơ sở về tình trạng hồ sơ đăng ký, phạm vi đăng ký chứng nhận, hướng dẫn cho cơ sở sản xuất bổ sung những nội dung còn thiếu (nếu có). Bước 3: Chuẩn bị đánh giá Tổ chức chứng nhận sẽ thành lập đoàn đánh gia, thực hiện lên kế hoạch cùng với lịch đánh giá. Bước 4: Đánh giá hồ sơ Ở bước này, đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu VietGAP trồng trọt. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước 5: Đánh giá chứng nhận (đánh giá địa điểm sản xuất) Đoàn đánh giá thực hiện đánh giá các nguyên tắc của VietGAP theo đúng chương trình đánh giá, theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có quy định VietGAP ban thành theo TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) – Phần 1: trồng trọt. Lấy mẫu kiểm nghiệm: tổ chức chứng nhận chỉ chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của khách hàng khi kết quả kiểm nghiệm vẫn còn hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày đánh giá, đúng chỉ tiêu và phòng kiểm nghiệm đúng năng lực theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP. Bước 6: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Bước 7: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Sau khi đánh giá quá trình sản xuất và lấy mẫu xong, đoàn đánh giá họp nội bộ để tổng hợp, thống nhất các phát hiện đánh giá, điểm lưu ý trong hoạt động đánh giá và lấy mẫu. Sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận VietGAP. Bước 8: Cấp giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế, kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bước 9: Đánh giá giám sát Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận VietGAP tối đa không quá 03 năm kể từ ngày cấp. Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, không quá 12 tháng/1 lần tổ chức chứng nhận sẽ cử đoàn đánh giá đến cơ sở để tiến hành đánh giá giám sát. Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu. Kết quả đánh giá giám sát định kỳ đối với cơ sở là căn cứ để tổ chức chứng nhận xem xét duy trì chứng nhận. Hy vọng bài chia sẻ đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về canh tác rau sạch VietGAP. Hãy kết hợp nó vào quá trình canh tác và đăng ký cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm của mình ngay từ bây giờ nhé! Liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Jeffrey | 02/12/2021

Hướng dẫn quy trình 8 bước đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Với tư cách là một nhà sản xuất đang hoạt động trong ngành thực phẩm thì bạn cần biết rằng điều kiện về an toàn của thực phẩm mà bạn sản xuất và kinh doanh là rất quan trọng. Ngoài các biện pháp sản xuất mà bạn đang áp dụng, thì bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn đang đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng trước bất kỳ mối nguy nào từ thực phẩm. Một trong những tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm hiện nay mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Bạn đã từng áp dụng tiêu chuẩn này để quản lý hệ thống an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp của mình chưa? Sản phẩm của bạn đã được cấp giấy chứng nhận ISO 22000 chưa? Đây là một công cụ hữu ích cho quá trình quản lý an toàn thực phẩm thực phẩm của bạn. Vậy ISO 22000:2018 là gì? Có nhiều lợi ích ra sao? Chúng tôi sẽ trình bày và hướng dẫn quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 22000 thật chi tiết cho bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây! Tổng quan về ISO 22000:2018 Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm, đối tượng áp dụng, cũng như hiểu thêm về lý do tại sao doanh nghiệp thực phẩm cần phải được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì? ISO 22000:2018 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nó xác định và đưa ra những yêu cầu cụ thể mà một tổ chức/doanh nghiệp phải làm để chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng thực phẩm an toàn khi đến tay người tiêu dùng. Định nghĩa ISO 22000:2018 là gì? Mục đích chính của tiêu chuẩn này là đảm bảo rằng thực phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng là an toàn theo các quy định tiêu chuẩn. ISO 22000 có cấu trúc dựa trên các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 và tuân thủ các nguyên tắc HACCP. ISO 22000:2018 dành cho đối tượng nào? ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, bất kể quy mô hoặc lĩnh vực nào. Từ trang trại đến cửa hàng bao gồm người trồng trọt, chăn nuôi, người vận chuyển, cơ sở đóng gói, người chế biến, người bán lẻ và nhà hàng. Cũng như những hệ thống quản lý chất lượng khác, với tiêu chuẩn này bạn có thể tích hợp vào các quy trình quản lý hiện có của mình hoặc cũng có thể xây dựng và áp dụng độc lập tiêu chuẩn. Cụ thể, chúng ta thường thấy những đối tượng doanh nghiệp dưới đây sẽ áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018: Doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống Doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị, nông sản Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn Doanh nghiệp thực phẩm chức năng Các hãng vận chuyển thực phẩm, logistiscs, lưu trữ, bảo quản thực phẩm Doanh nghiệp sản xuất vật liệu, bao gói thực phẩm. Tại sao chứng nhận ISO 22000:2018 lại quan trọng? Ở nội dung này chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn các lợi ích chính, giúp bạn dễ hiểu và dễ nắm bắt nhất. ISO 22000 cho phép các tổ chức áp dụng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả để giúp họ cải thiện hoạt động tổng thể về an toàn thực phẩm. Thứ nhất: Giấy chứng nhận ISO 22000 được sử dụng rộng rãi, được công nhận trên toàn thế giới và ngày càng phổ biến. Thứ hai: Đạt chứng nhận ISO 22000, cho thấy rằng sản phẩm của bạn đáp ứng được các yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm và bạn đang có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Thứ ba: ISO 22000 giúp cải thiện quản lý rủi ro trong quy trình sản xuất thực phẩm an toàn. Thứ tư: ISO 22000 giúp phát triển doanh nghiệp, mang lại niềm tin khách hàng, duy trì danh tiếng cho thương hiệu. ISO 22000:2018 yêu cầu những gì với doanh nghiệp? ISO 22000 yêu cầu bạn phải xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nghĩa là chúng ta sẽ xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thành một bộ hồ sơ tài liệu ISO 22000 dưới dạng văn bản và từ đó sẽ đưa vào hoạt động thực tế sản xuất của doanh nghiệp. Hồ sơ tài liệu ISO 22000 sẽ bao gồm: Các chương trình tiên quyết GMP, SSOP được áp dụng để đảm bảo một môi trường vệ sinh sạch sẽ. Kế hoạch HACCP phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn được phát triển để xác định, ngăn ngừa và loại bỏ các mối nguy về an toàn thực phẩm. Ban hành các quy trình của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sử dụng trong toàn bộ tổ chức của bạn, từ khâu một trong quá trình sản xuất và các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 Bước 1: Đăng ký chứng nhận Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000:2018 với tổ chức chứng nhận. Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng Sau khi đăng ký, đánh giá viên của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 – đánh giá hồ sơ Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu ISO 22000. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 22000, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 – đánh giá thực địa Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào thực tế tại doanh nghiệp. Xác định các lỗ hổng có thể có trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018, phân tích những điểm không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có). Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Kết thúc kiểm tra tại thực địa và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018. Bước 7: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 (chứng chỉ ISO 22000:2018) Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bước 8: Giám sát sau chứng nhận Chứng chỉ ISO 22000 có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, thông thường sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận. Qua bài viết, ICI tin rằng đã giải đáp tường tận thắc mắc của bạn về khái niệm cũng như hướng dẫn chi tiết các bước trong quy trình đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000:2018. Hy vọng bài viết hướng dẫn Quy trình 8 bước đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 này sẽ giúp được nhiều cho bạn trên con đường phát triển doanh nghiệp của mình cũng như áp dụng nó cho việc quản lý hệ thống an toàn thực phẩm một cách hiệu quả nhất.

Jeffrey | 28/11/2021

Liên minh châu Âu thông báo quy định về sản phẩm hữu cơ

Vừa qua, Liên minh châu Âu đã có thông báo về Quy định thi hành luật của Uỷ ban châu Âu theo Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu, thiết lập danh sách các nước thứ ba và danh sách các cơ quan kiểm soát và tổ chức kiểm soát đã được công nhận theo Điều 33 (2) và (3) của Quy định Hội đồng (EC) số 834/2007 cho mục đích nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ vào Liên minh. Xem thêm: Chứng nhận thực phẩm hữu cơ – ORGANIC là gì? Nông nghiệp hữu cơ là gì? Quy trình chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam Đạo luật đưa ra danh sách các quốc gia thứ ba cũng như các cơ quan kiểm soát và tổ chức kiểm soát đã được công nhận với mục đích tương đương theo Điều 33 (2) và 33 (3) của Quy định (EC) số 834/2007 để họ có thể tiếp tục các hoạt động chứng nhận và kiểm soát vì mục đích tương đương trong giai đoạn chuyển đổi tương ứng được thiết lập theo Quy định (EU) 2018/848. Ngoài ra, Luật này cũng có một số yêu cầu mở rộng phạm vi từ các cơ quan kiểm soát đã được công nhận, một số yêu cầu công nhận từ cơ quan kiểm soát mới cũng như việc rút lại một số cơ quan kiểm soát. Mục đích ban hành thông báo, quy định hữu cơ mới (EU) số 2018/848, bãi bỏ Quy định (EC) 834/2007, trao khả năng cho các nước thứ ba cũng như cơ quan và tổ chức kiểm soát đã được công nhận mục đích của sự tương đương theo Điều 33 (2) và 33 (3) của Quy định (EC) số 834/2007 để tiếp tục thực hiện các hoạt động chứng nhận và kiểm soát với mục đích tương đương trong các giai đoạn chuyển tiếp tương ứng. Các giai đoạn chuyển đổi này sẽ hết hạn trước ngày 31/12/2026 đối với các quốc gia thứ ba được công nhận và trước ngày 31/12/2024 đối với cơ quan và tổ chức kiểm soát được công nhận, như đã đề cập trong Quy định (EU) 2020/1693 (hoãn một năm khi áp dụng Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng sửa đổi Quy chế (EU) 2018/848. Tuy nhiên, ngoài việc bãi bỏ Quy định (EC) 834/2007, Quy định (EC) 1235/2008 có chứa danh sách của các nước thứ ba được công nhận (Phụ lục III) cũng như cơ quan kiểm soát và cơ quan kiểm soát (Phụ lục IV) vì mục đích tương đương cũng sẽ bị bãi bỏ vào ngày 31/12/2021 đã được công nhận có thể tiếp tục hoạt động trong các giai đoạn chuyển đổi có liên quan theo chương trình đó, cần phải thông qua một hành động thực hiện duy trì sự công nhận của họ. Nội dung của dự thảo hành động thực hiện về cơ bản giống với các phụ lục III và IV của Quy định ation (EC) số 1235/2008. Ngoài ra, một số hạn chế cơ quan kiểm soát mới cũng như một số yêu cầu mở rộng phạm vi từ cơ quan kiểm soát hoặc cơ quan kiểm soát đã được công nhận đã được đưa vào đạo luật này. Đạo luật có hiệu lực đối với việc rút lại công nhận của một số cơ quan kiểm soát. Để tránh khoảng thời gian mà các nước thứ ba, cơ quan kiểm soát và cơ quan kiểm soát không được công nhận theo luật của EU với mục đích tương đương, đạo luật thi hành này sẽ có hiệu lực trước ngày 01/01/2022. Theo: Vietq.vn

Jeffrey | 24/11/2021

Chứng nhận Hợp quy đèn Led theo QCVN 19:2019/BKHCN

Từ ngày 01/1/2021 sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ Led phải được chứng nhận hợp quy phù hợp QCVN 19:2019/BKHCN, thực hiện công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy CR trước khi lưu thông trên thị trường. Nhưng bạn đã biết: Tại sao chứng nhận hợp quy đèn Led quan trọng với doanh nghiệp? Những loại đèn Led nào thuộc danh sách bắt buộc chứng nhận hợp quy theo QCVN 19:2019/BKHCN? Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn Led được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Chứng nhận hợp quy đèn led là gì? Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá, cấp giấy chứng nhận hợp quy được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận (bên thứ ba). Đánh giá các yêu cầu về an toàn, tương thích điện từ và các yêu cầu về quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng đèn Led. Chứng nhận hợp quy đèn led là hoạt động bắt buộc đối với những doanh nghiệp, tổ chức sản xuất đèn Led nhằm đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm đạt quy chuẩn quốc gia cũng như đáp ứng được các yêu cầu về công bố chất lượng khi đưa sản phẩm ra thị trường. Áp dụng cho các tổ chức, đơn vị sản xuất – kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm đèn Led. Tại sao chứng nhận hợp quy đèn led quan trọng với doanh nghiệp? Theo quy định tại QCVN 19:2019/BKHCN – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ Led do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 25/09/2019 thì đèn Led thuộc nhóm sản phẩm bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Sản phẩm chiếu sáng đèn Led bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi được phép lưu thông trên thị trường. Nếu bạn đang có sản phẩm nhưng chưa được chứng nhận hợp quy thì thực tế sản phẩm của bạn xem như “vô hình”. Ngoài ra, chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đáng kể như giảm tỉ lệ phế phẩm, sản phẩm bị hư hỏng, doanh thu tăng, và năng suất tăng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn chưa chứng nhận hợp quy đèn Led thì hãy nhanh chóng tiến hành vì đây là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế và cạnh tranh trên thị trường hơn. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp không được bỏ qua thủ tục đăng ký chứng nhận hợp quy đèn Led. Những loại đèn Led nào thuộc danh sách bắt buộc chứng nhận hợp quy theo QCVN 19:2019/BKHCN? Đèn đi-ốt phát sáng (Led): Bóng đèn Led có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V. Đèn điện Led thông dụng cố định. Đèn điện Led thông dụng di động. Bóng đèn Led hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng. Đèn rọi: Đèn điện Led thông dụng cố định. Loại khác: Đèn điện Led thông dụng di động. Yêu cầu kỹ thuật của QCVN 19:2019/BKHCN đối với các loại đèn Led trên như sau: Thời hạn bắt buộc chứng nhận toàn bộ các yêu cầu của QCVN 19:2019/BKHCN: dời từ 01/06/2021 sang 01/01/2022. TCVN 7722-1:2017 (IEC 60598-1:2014/AMD1:2017) và TCVN 7722-2 (IEC 60598-2) tương ứng, tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho đèn điện Led thông dụng cố định và đèn điện LED thông dụng di động; TCVN 8782:2017 (IEC 62560:2011+AMD1:2015), tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho bóng đèn Led có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng; TCVN 11846:2017 (IEC 62776:2014), tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho bóng đèn Led hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng; TCVN 7186:2018 (CISPR 15:2018), tiêu chuẩn về EMI áp dụng cho tất cả các đèn Led thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn. Từ ngày 01/1/2022 phải đáp ứng thêm các yêu cầu về an toàn quang sinh học và miễn nhiễm điện từ (EMS) theo các tiêu chuẩn sau: Các sản phẩm chiếu sáng công nghệ Led phải nằm trong nhóm miễn trừ (Exempt group) không có nguy cơ về quang sinh học hoặc nhóm 1 (Risk group 1) không có nguy cơ về quang sinh học với sử dụng thông thường khi thử nghiệm, đánh giá, phân loại theo IEC 62471:2006; IEC 61547:2009 Ed 2.0 , tiêu chuẩn về EMS. Quy định về Nhãn năng lượng cho sản phẩm đèn chiếu sáng Led Bóng đèn Led có ba-lát lắp liền có đầu đèn loại E27 và B22 và bóng đèn Led hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn loại G5 và G13, sử dụng cho mục đích thông dụng, có công suất đến 60 W, điện áp danh định không quá 250 V. Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn led được thực hiện như thế nào? Hồ sơ chứng nhận hợp quy đèn Led bao gồm: 1. Giấy đăng ký chứng nhận: 02 bản 2. Tài liệu kỹ thuật: Mô tả kỹ thuật thiết bị: Catalogue sản phẩm hoặc các tài liệu tương tự. Sơ đồ mạch: Sơ đồ mạch của driver và bóng Led. (Sẽ làm cam kết bảo mật nếu doanh nghiệp yêu cầu). Danh mục linh kiện sử dụng trong thiết bị 3. Hình ảnh của sản phẩm: ngoại quan và chi tiết bên trong (thực hiện hành động chụp ảnh sản phẩm và doanh nghiệp sẽ xác nhận lại bằng dấu treo). 4. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn lắp đặt: các hướng dẫn đi kèm sản phẩm. Chứng nhận hợp quy đèn Leb có hiệu lực không quá 3 năm kể từ ngày cấp. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng nhận hợp quy đèn Led, nắm được quy trình thủ tục thực hiện. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về chứng nhận hợp quy, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết.

Jeffrey | 18/11/2021

Đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018

ISO 22000:2018 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành để giúp các tổ chức, doanh nghiệp quy trình hóa các hoạt động trong chuỗi sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát, ngăn ngừa các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quả,… từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tạo ra thực phẩm an toàn giúp giảm giá thành, giảm sai lỗi, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm cơ sở cho phát triển bền vững. Chứng nhận ISO 22000:2018 là gì? Chứng nhận ISO 22000:2018 – Chứng nhận Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm là hoạt động tổ chức chứng nhận đánh giá một doanh nghiệp/tổ chức áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000. Nếu đạt yêu cầu sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực 3 năm. Phiên bản hiện hành của tiêu chuẩn này là ISO 22000:2018 thay thế cho ISO 22000:2005 vào ngày 19/06/2018. Theo hướng dẫn của Diễn đàn công nhận quốc tế – IAF: thời hạn cuối để các doanh nghiệp chuyển đổi sang phiên bản ISO 22000:2018 là 29/06/2021. Chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Chứng nhận ISO 22000:2018 đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp thực phẩm như thế nào? ISO 22000:2018 chính là yếu tố quyết định đằng sau tất cả những sản phẩm thành công về chất lượng an toàn thực phẩm. ISO 22000 không chỉ là công cụ bảo đảm an toàn thực phẩm, mà chứng nhận ISO 22000 còn được xem là bằng chứng chứng minh rằng đơn vị doanh nghiệp bạn có đủ khả năng sản xuất và kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn và đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật hiện hành. Nếu không được chứng nhận ISO 22000, sản phẩm của bạn có thể sẽ bị “chìm nghỉm” trong đám đông những công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm. Khi đó, những khách hàng, đối tác sẽ không thể đủ tin tưởng để sử dụng sản phẩm mà bạn kinh doanh. Áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, bạn có thể thay đổi điều đó! Có hai điều quan trọng bạn cần ghi nhớ nếu muốn thành công trong lĩnh vực thực phẩm: Lợi ích của chứng nhận ISO 22000:2018 Thiết lập niềm tin với khách hàng Duy trì danh tiếng cho thương hiệu Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cũng giúp công ty bạn xác định được các rủi ro, mối nguy ảnh hưởng đến sản phẩm, đưa ra các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu hoặc loại bỏ, tạo ra hệ thống kiểm soát thống nhất, chặt chẽ ngay từ đầu, hỗ trợ việc truy xuất sản phẩm. Từ đó, công ty giảm được các chi phí do xử lý/thu hồi sản phẩm không đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật đưa ra cho sản phẩm. Nếu không áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018, bạn đang bỏ lỡ một phần lớn thị trường cạnh tranh của mình. Tham khảo: ISO 22000: đối tượng và các yêu cầu của ISO 22000 Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 của ICI Chi tiết dịch vụ gồm có: Đánh giá chứng nhận ISO 22000 Hoạt động đánh giá cấp chứng nhận ISO 22000 do ICI thực hiện đánh giá độc lập và trực tiếp xem xét phê duyệt cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Chứng nhận mở rộng phạm vi Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nếu có cần mở rộng phạm vi chứng nhận thì ICI sẽ tiến hành đánh giá mở rộng để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đánh giá giám sát hằng năm Đánh giá giám sát hằng năm (không quá 12 tháng/lần) là hoạt động đánh giá trong thời gian hiệu lực của chứng nhận. Đánh giá giám sát cũng tương tự như đánh giá cấp chứng nhận lần đầu. Tái chứng nhận ISO 22000 Hết hạn 3 năm hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000:2018, doanh nghiệp cần đăng ký tái chứng nhận để được đánh giá cấp chứng nhận mới. Quy trình đánh giá chứng nhận của ICI Đây là một trong những yếu tố tạo nên sự uy tín và chất lượng dịch vụ tại ICI, tối ưu quy trình hằng ngày để chuyên nghiệp hóa hơn trong cách làm việc. Quy trình thực hiện chi tiết như sau: Bước 1: Tiếp nhận, xem xét thông tin đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000:2018 với ICI. Bước 2: Thương thảo, ký kết hợp đồng Sau khi đăng ký, đánh giá viên của ICI sẽ thận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá Đoàn đánh giá có trách nhiệm bám sát và thực hiện đánh giá yêu cầu Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018 theo kế hoạch, chương trình đánh giá đã được phê duyệt. Báo cáo đầy đủ kết quả về trưởng đoàn đánh giá. Bước 4: Đánh giá giai đoạn 1 – đánh giá sơ bộ Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu ISO 22000. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 22000, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước 5: Đánh giá giai đoạn 2 – đánh giá Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào thực tế tại doanh nghiệp. Xác định các lỗ hổng có thể có trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018, phân tích những điểm không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có). Bước 6: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các yêu cầu cần khắc phục của ICI, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. ICI sẽ theo dõi kế hoạch khắc phục các điểm không phù hợp. Bước 7: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và ra quyết định cấp giấy Kết thúc kiểm tra tại thực địa và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018. Bước 8: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bước 9: Đánh giá giám sát hằng năm Tới thời hạn giám sát theo quy định, ICI thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận. Đây là tất cả những chia sẻ của chúng tôi về hoạt động đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 gửi đến bạn. Giờ bạn đã biết chứng nhận ISO 22000 là gì? Nó quan trọng đối với doanh nghiệp ra sao. Và chi tiết các bước thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018. Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể giúp ích bạn trong giai đoạn áp dụng và đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000 trong thời gian tới. Hãy liên hệ với ICI khi bạn có bất kỳ thắc mắc về chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng! Bài viết cùng chủ đề: Chứng nhận HACCP là gì? 8 bước cấp chứng nhận HACCP 7 nguyên tắc HACCP: Doanh nghiệp thực phẩm cần biết Đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015

Jeffrey | 17/11/2021

Chứng nhận hợp quy xi măng và bê tông

Để cho ra đời một sản phẩm xây dựng chất lượng thì ngoài các yếu tố như phối liệu, kỹ thuật,... thì phụ gia bê tông cũng là một yếu tố rất quan trọng. Xi măng  là một trong những vật liệu vô cùng quan trọng trong các công trình lớn nhỏ của ngành xây dựng.  Thế nhưng, hiện nay cũng có không ít những công trình kém chất lượng nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vật liệu không đảm trong đó có xi măng. Chính vì vậy việc kiểm tra chất lượng, cũng như chứng nhận hợp quy xi măng phải thực hiện chặt chẽ trước khi đưa các loại vật liệu xây dựng này ra thị trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tổng quan về xi măng Xi măng (từ tiếng Pháp: ciment) là một loại chất kết dính thủy lực, được dùng làm vật liệu xây dựng. Xi măng được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia (vỏ sò, đất sét). Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định. Công dụng quan trọng nhất của xi măng chính là sản xuất vữa và bê tông, chất kết dính của các kết tủa tự nhiên hoặc nhân tạo để hình thành nên vật liệu xây dựng vững chắc, chịu được tác động thường thấy của môi trường. Ở đây, không nên lầm lẫn bê tông với xi măng, vì xi măng là vật liệu được dùng để kết dính các vật liệu kết tập của xi măng, còn bê tông là sản phẩm của việc trộn xi măng với các vật liệu kết tập đó. Ở Việt Nam, xi măng là ngành công nghiệp phát triển sớm nhất (để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp), từ năm 1899 tại Hải Phòng. Hải Phòng cũng là cái nôi của ngành xi măng Việt Nam hiện nay. Chứng nhận hợp quy là gì? Nếu là doanh nghiệp kinh doanh, thì chắc bạn sẽ không thể không biết đến khái niệm hợp quy sản phẩm. Việc chứng nhận hợp quy sản phẩm, chính là việc xác nhận đối tượng của một hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn nào đó. Kiểm định xem nó có phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hay không. Để có thể thực hiện chứng nhận hợp quy phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật. Doanh nghiệp sẽ phải trải qua một quá trình đánh giá sự phù hợp của sản phẩm. Đánh giá sự phù hợp có nghĩa là việc xác định đối tượng, sản phẩm của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn và đối tượng, sản phẩm của hoạt động trong lĩnh vực. Tiêu chuẩn và đối tượng, sản phẩm của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn; có phù hợp với đặc tính kỹ thuật cũng như yêu cầu quản lý quy định trong quy chuẩn kỹ thuật; và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng hay không. Từ các căn cứ đánh giá về sự phù hợp. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; hoặc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho đối tượng đã được đánh giá; và được quyền sử dụng dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận trên sản phẩm; bao gói của sản phẩm đã được chứng nhận hợp chuẩn. Chứng nhận hợp quy xi măng sẽ áp dụng với 02 nhóm doanh nghiệp 1. Các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu xi măng trong nước. 2. Các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực xi măng tại nước ta. Danh mục xi măng cần chứng nhận hợp quy Xi măng mặc dù cực kỳ cần thiết trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên nếu như không biết kết hợp, sử dụng đúng tính chất, đúng liều lượng của xi măng, hay sử dụng loại phụ gia kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Thì sẽ có thể làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng của xi măng đồng thời gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Căn cứ theo QCVN 16:2017/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, kèm theo là Thông tư số 10/2017/TT-BXD. Thì 07 loại xi măng dưới đây trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường thì phỉ có (giấy) chứng nhận hợp quy, công bố bố hợp quy: Xi măng poóc lăng Xi măng poóc lăng hỗn hợp Xi măng poóc lăng bền sun phát Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng Tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng Lợi ích của sản phẩm được chứng nhận hợp quy Các sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy. Có ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với các sản phẩm không được chứng nhận hợp quy. Lợi ích việc thực hiện thủ tục công bố hợp quy của sản phẩm: Định vị thương hiệu uy tín, tách biệt với các hàng hóa trôi nổi trên thị trường. Khẳng định sản phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, chất lượng công trình. Minh chứng cho chất lượng sản phẩm. Hệ thống sản xuất của Doanh nghiệp được kiểm soát, tạo niềm tin nơi khách hàng. Chấp hành các quy định của Chính phủ, tự tin trước các cơ quan Kiểm tra, Thanh tra, Quản lý của Bộ xây dựng. Ngoài ra các sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy. Sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn rất nhiều đối với các sản phẩm cùng loại không chứng nhận hợp quy. Chính thế việc chứng nhận, công nhận hợp quy sẽ vừa giúp đảm bảo tuân thủ pháp luật. Vừa là công cụ hữu hiệu cho nhà sản xuất, kinh doanh. Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm cũng là một cách để doanh nghiệp có thể kiểm soát quá trình sản xuất của mình, từ đó có thể giữ vững ổn định chất lượng, giảm thiểu lãng phí, cải tiến năng suất và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. Quy trình cấp chứng nhận hợp quy xi măng theo QCVN 16:2019/BXD Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận hợp quy xi măng Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình Bước 3: Khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có, đối với đơn vị sản xuất) Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá, cấp giấy chứng nhận Bước 5: Hướng dẫn công bố hợp quy xi măng tại Sở Xây dựng Bước 6: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Jeffrey | 17/11/2021

Quy trình chứng nhận hữu cơ USDA Tiêu chuẩn Mỹ

Chứng nhận hữu cơ USDA là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất của Mỹ. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến cũng như các hoạt động hữu cơ phải chứng minh rằng họ đang bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Quy trình chứng nhận hữu cơ USDA được thực hiện như thế nào? Và các sản phẩm nào được chứng nhận trong quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ theo tiêu hữu cơ USDA. Chứng nhận hữu cơ USDA là gì? USDA là từ viết tắt của United States Department of Agriculture ( Bộ nông nghiệp Mỹ), một cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý phát triển và thực thi những chính sách được chính phủ Mỹ thông qua liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp. Đồng thời, cơ quan này còn cấp giấy phép (Chứng nhận USDA) cho các mặt hàng nông nghiệp về tiêu chuẩn hữu cơ, và chỉ có những sản phẩm nào đạt trên 95% thành phần hữu cơ mới được cấp phép. Nông nghiệp hữu cơ sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp bằng các phương pháp bảo vệ môi trường và hầu như không dùng các nguyên vật liệu nhân tạo như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh. Người nông dân nuôi trồng hữu cơ, trang trại sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ và quy trình chế biến thực phẩm hữu cơ phải theo các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm hữu cơ và chất xơ. Các tiêu chuẩn này sẽ bao quát toàn bộ quy trình sản xuất và sản phẩm từ lúc ở nông trại đến bữa ăn của người tiêu dùng, gồm chất lượng đất trồng, nước tưới, kiểm soát sâu bệnh, tập quán chăn nuôi, và các quy tắc về phụ gia thực phẩm. Chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam cần tuân thủ các tiêu chí chung trong canh tác hưu cơ hiện nay, 3 tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ phổ biến trên thế giới và được mọi người biết đến rộng rãi tại Việt Nam là chứng nhận hữu cơ USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chứng nhận hữu cơ EU của Liên minh Châu Âu và chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật. Sản phẩm được cấp chứng nhận hữu cơ của USDA Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tiêu chuẩn USDA chứng nhận bốn hạng mục sản xuất hữu cơ như sau: Cây trồng: Những loại cây trồng để thu hoạch dùng cho chế biến thức ăn chăn nuôi, làm thực phẩm, sợi bông hoặc được dùng để bón thêm dinh dưỡng cho đồng cỏ. Vật nuôi: Động vật được nuôi lấy thực phẩm hoặc dùng trong quá trình sản xuất lấy thực phẩm, sợi hoặc thức ăn chăn nuôi. Các sản phẩm đã được chế biến: Xử lý và đóng gói (ví dụ: cà rốt đã được cắt) hoặc được kết hợp, chế biến, đóng gói (ví dụ: bánh mì, xúp,…) Cây tự nhiên: Các loại cây mọc ở nơi không có canh tác Quy trình chứng nhận hữu cơ USDA Hồ sơ xin cấp chứng nhận hữu cơ USDA Mô tả chi tiết quy trình sản xuất cần chứng nhận. Ghi chép thông tin các chất đã được sử dụng trên đất trong vòng ba năm trước đó. Danh sách sản phẩm hữu cơ được trồng, chăm sóc hoặc được chế biến. Bản kế hoạch hệ thống hữu cơ miêu tả hoạt động và các chất được sử dụng. Quy trình thực hiện Bước 1: Nộp hồ sơ và lệ phí lên Tổ chức chứng nhận hữu cơ có trong danh sách ủy quyền của USDA. Bước 2: Tổ chức chứng nhận đánh giá các hoạt động sản xuất có phù hợp với quy định hữu cơ của USDA hay không. Bước 3: Nhân viên kiểm tra của Tổ chức chứng nhận tiến hành kiểm tra các hoạt động tại trang trại của cơ sở đăng ký chứng nhận. Bước 4: Tổ chức chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của nhân viên kiểm tra để xác nhận cơ sở đăng ký chứng nhận đã thực hiện đúng quy định hữu cơ của USDA hay chưa. Bước 5: Cấp chứng nhận hữu cơ USDA Hàng năm, cơ sở đã được cấp chứng nhận hữu cơ phải nộp báo cáo cập nhật hoạt động sản xuất cho Tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát hằng năm. Tổ chức chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của nhân viên kiểm tra để xác nhận cơ sở được cấp chứng nhận vẫn thực hiện đúng quy định hữu cơ của USDA hay không. Tổ chức chứng nhận cấp giấy tái chứng nhận hữu cơ. Chi phí quy trình chứng nhận hữu cơ USDA Tùy vào tổ chức chứng nhận và quy mô, loại hình, mức độ phức tạp của hoạt động sản xuất, chi phí chứng nhận sẽ khác nhau đáng kể. Thông thường chi phí cho quy trình chứng nhận USDA sẽ bao gồm: Phí nộp đơn xin chứng nhận USDA, phí kiểm nghiệm, phí đánh giá giám sát hằng năm,…

Jeffrey | 16/11/2021

Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em theo QCVN 03:2019/BKHCN

Theo quy định QCVN 03:2019/BKHCN đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước hay nhập khẩu chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi đã được chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em, công bố hợp quy và có dấu hợp quy. Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em 1. Đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước: Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 “Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” tại cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em. Hoặc chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 “Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa tại cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em trong trường hợp cơ sở sản xuất không thể áp dụng các yêu cầu đảm bảo chất lượng theo Phương thức 5. 2. Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu: Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 “Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa đối với từng lô đồ chơi trẻ em nhập khẩu trong trường hợp lô đồ chơi trẻ em chưa được chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 quy định tại quy chuẩn kỹ thuật này. Hoặc chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài khi có yêu cầu từ phía cơ sở sản xuất nước ngoài theo quy định tại điểm a) mục 4.4.2. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị không quá 3 năm. Danh mục đồ chơi trẻ em bắt buộc phải chứng nhận hợp quy Danh mục đồ chơi trẻ em phải bảo đảm các yêu cầu của QCVN 3:2019/BKHCN: Danh mục các sản phẩm được miễn cấp chứng nhận hợp quy Danh mục gồm có hơn 20 sản phẩm không được coi là đồ chơi trẻ em và các đồ chơi không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này: 1. Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi (nghĩa là xe có chiều cao yên tối đa bằng 435 mm); 2. Ná bắn đá; 3. Phi tiêu có đầu nhọn kim loại; 4. Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng; 5. Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén; 6. Diều (ngoại trừ điện trở của dây diều được quy định trong TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014); 7. Bộ mô hình lắp ráp, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ sở thích không được thiết kế dùng để chơi; 8. Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, đồ dùng cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này; Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đoán trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không; 9. Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ đốt trong. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng của các mô hình này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này; 10. Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ nhỏ hơn 16 tuổi; 11. Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ; 12. Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị hỗ trợ nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác; 13. Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại); 14. Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp; 15. Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi; 16. Các loại sản phẩm có bộ phận gia nhiệt được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn trong hoạt động giảng dạy; 17. Các loại xe có động cơ hơi nước; 18. Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình và vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V; 19. Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm); 20. Các loại vũ khí mô phỏng trung thực; 21. Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V; 22. Cung tên có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm; 23. Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em.

Jeffrey | 15/11/2021

Chứng nhận FDA Hoa Kỳ cho khẩu trang y tế, thiết bị y tế

“Mang khẩu trang đồng loạt trong cộng đồng vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ cộng đồng trong mùa dịch COVID-19”. Liên quan đến tình hình dịch bệnh như hiện nay, khẩu trang y tế và trang thiết bị y tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nước và thị trường Châu Âu, Mỹ. Để xuất được hàng sang Mỹ trong giai đoạn Covid-19, doanh nghiệp phải vượt qua hàng rào đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe. Trong đó Chứng chỉ FDA cho khẩu trang y tế là tiêu chuẩn bắt buộc doanh nghiệp phải có nếu muốn đưa được sản phẩm khẩu trang của mình. Nhưng có phải bạn đang loay hoay: Chứng nhận FDA là gì? Mặt hàng khẩu trang nào bắt buộc phải đăng ký FDA? Xuất khẩu khẩu trang y tế sang Mỹ có những quy định gì? Thủ tục đăng ký chứng nhận FDA khẩu trang y tế? Trong bài viết chia sẻ hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên của bạn, hãy cùng theo dõi nhé! Chứng nhận FDA là gì? Tiêu chuẩn FDA viết tắt của Food and Drug Administration là Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn FDA được lập năm 1906, trụ sở chính tại White Oak, Maryland. FDA có 223 văn phòng và 13 phòng thí nghiệm trên khắp các các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Tính đến năm 2016, FDA đã có văn phòng khắp các nước trên toàn thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Costa Rica, Chile, Bỉ, và Vương quốc Anh. Chứng nhận FDA là gì? Giấy chứng nhận FDA là một giấy loại giấy tờ quan trọng trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ, đây là yêu cầu bắt buộc của thị trường này. Bạn có thể hiểu rằng cứ muốn nhập khẩu bất kỳ một loại sản phẩm, hàng hóa nào của mình vào thị trường Hoa Kỳ thì bạn phải có giấy chứng nhận FDA cho sản phẩm đó. Tương tự bạn xuất đi bao nhiêu loại sản phẩm thì bắt buộc phải đăng ký bấy nhiêu chứng chỉ FDA. Lưu ý: Không gộp chung nhiều mặt hàng thực phẩm lại với nhau, mỗi giấy chứng nhận FDA chỉ được một mặt hàng (sẽ không bị giới hạn về số lượng và trọng lượng). Đối tượng cần đăng ký FDA khẩu trang y tế Sẽ có 2 nhóm đối tượng doanh nghiệp cần đăng ký chứng nhận FDA Các tổ chức/doanh nghiệp đã và đang sản xuất khẩu trang nhưng chưa được đăng ký với FDA. Các tổ chức thuộc nhóm ngành sản xuất khác nay chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang y tế. Mặt hàng khẩu trang nào bắt buộc phải đăng ký FDA Những quy định bắt buộc, kèm theo là quy định về chứng nhận FDA mà Cơ quan Thông báo và hỏi đáp quốc gia về TBT của Hoa Kỳ đã gửi về theo yêu cầu của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Văn phòng TBT Việt Nam). Cụ thể như sau: Thông tin về sản phẩm bảo hộ cá nhân nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh: Quy định tại Quy định số 21 CFR 878.4040. Khẩu trang phẫu thuật là khẩu trang dùng 1 lần và được sử dụng trong phòng phẫu thuật, các cơ sở y tế hoặc những nơi có nhiều chất ô nhiễm trong môi trường. Khẩu trang phẫu thuật có thể được dán nhãn là khẩu trang phẩu thuật, khẩu trang nha khoa hay khẩu trang cách ly, hoặc là khẩu trang y tế. Gồm có loại có kính chắn mặt hoặc không kính. Khẩu trang N95 có nghĩa là lọc được ít nhất 95% vi khuẩn, khói bụi mịn (0,3 micron) trong không khí. Đây là một loại sản phẩm bảo vệ hô hấp được thiết kế ôm khít vùng mũi và miệng người đeo và có chức năng lọc các hạt hiệu quả trong không khí. Chứng nhận FDA khẩu trang y tế, thiết bị y tế Khả năng lọc của khẩu trang N95 tốt hơn nhiều so với khẩu trang thông thường, tuy nhiên phải được sử dụng đúng cách, phải đeo được kín, khít khuôn mặt thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh hoặc tử vong. Khẩu trang N95 là loại khẩu trang bắt buộc cần cho các nhân viên y tế khi tiếp xúc với người nhiễm virus Covid-19. Các khẩu trang phẫu thuật N95 này là các thiết bị loại II được quy định theo Quy định 21 CFR 878.4040 bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và theo quy định 42 CFR Phần 84 bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh – Viện Sức khỏe và An toàn Lao động Quốc gia Hoa Kỳ (CDC NIOSH). Xuất khẩu khẩu trang y tế sang Mỹ có những quy định gì? Mỗi sản phẩm khẩu trang sẽ được phân vào các cấp độ khác nhau. Có tất cả là 3 cấp độ: Cấp độ 1: Kiểm soát chung – Cần đăng ký thông tin doanh nghiệp và nhóm sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Cấp độ 2: Kiểm soát chung và kiểm soát đặc biệt – Cần đăng ký thông tin doanh nghiệp và nhóm sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ và nộp kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cho FDA. Cấp độ 3: Kiểm soát chung và phê duyệt trước khi tiếp thị vào thị trường – Cần đăng ký thông tin doanh nghiệp và nhóm sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ, nộp kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cho FDA và đoàn chuyên gia đánh giá của FDA sẽ đến tận nhà máy kiểm tra và xác nhận thông tin. Đối với sản phẩm khẩu trang y tế theo quy định của FDA được phân loại thành 2 nhóm cấp độ 1 và cấp độ 2. Thủ tục đăng ký chứng nhận FDA khẩu trang y tế Bước 1: Sau khi đã thống nhất thông tin, ký kết hợp đồng. Tổ chức chứng nhận sẽ hướng dẫn doanh nghiệp kê khai tất cả các thông tin đăng ký FDA. Bước 2: Nhận đầy đủ thông tin, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành tạo tài khoản cho doanh nghiệp với hệ thống FDA. Bước 3: Đăng nhập vào FDA, đăng ký tài khoản và kê khai các chi tiết về sản phẩm trong FDA. Bước 4: Sau khi nhận được phí, hệ thống FDA sẽ tự động cập nhật mã PIN và mã PCN vào tài khoản đã đăng ký trên hệ thống đăng ký FDA của doanh nghiệp bạn. Bước 5: Ngay sau có mã PIN và mã PCN, sẽ tiến hành nhập lên hệ thống FDA, Submit, ra số FDA tạm thời cho doanh nghiệp. Bước 6: Bàn giao Giấy chứng nhận mã số FDA tạm thời đã được xác thực cho doanh nghiệp bạn. Hy vọng nội dung trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin miễn phí vầ giúp bạn tìm ra cau trả lời đầy đủ nhất cho những thắc mắc về chứng nhận FDA Khẩu trang y tế là gì? Sản phẩm khẩu trang nào bắt buộc phải có chứng nhận FDA? Và quy trình đăng ký FDA. Bài viết cùng chủ đề: 1. FDA là gì? Thủ tục cấp chứng nhận FDA Hoa Kỳ (2021) https://icicert.vn/services/fda-la-gi-thu-tuc-cap-chung-nhan-fda-hoa-ky-2021/ 2. Chứng nhận CE Marking là gì? Vì sao cần chứng nhận CE Marking? https://icicert.vn/services/chung-nhan-ce-marking-la-gi/ 3. Giải đáp các quy định về chứng nhận FDA và CE Marking https://icicert.vn/services/giai-dap-cac-quy-dinh-ve-chung-nhan-fda-va-ce-marking/