Đăng ngày 10/03/2022
Từ yêu cầu của người tiêu dùng đến nhu cầu của thị trường luôn có những đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với sự an toàn của các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày.
Cùng với điều kiện quản lý khó khăn của ngành thực phẩm, việc đảm bảo chất lượng an toàn cho các loại thực phẩm là một bài toán khó mà doanh nghiệp bạn cần giải quyết nếu muốn nâng cao khả năng cạnh trang, tăng doanh thu.
Cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đó là áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 vào quy trình sản xuất – tức là sản phẩm của bạn phải được cấp chứng nhận ISO 22000:2018.
ISO 22000 có tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế, kinh tế hội nhập toàn cầu.
ISO 22000 được xây dựng trên nền tảng là nguyên lý của 2 tiêu chuẩn “HACCP” kết hợp với các yêu cầu của “ISO 9001” được áp dụng cho các chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến và cung ứng.
ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Hiện nay, ISO 22000 được đánh giá là một trong những tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả vấn đề an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất. Đồng thời doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 22000:2018, sản phẩm được in dấu chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng để bạn có thể chứng minh rằng doanh nghiệp mình có đã và đang áp dụng hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn chất lượng cho người tiêu dùng.
Chứng nhận ISO 22000:2018 là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp chứng chỉ ISO 22000 (còn gọi là giấy chứng nhận ISO 22000).
ISO 22000:2018 chính là yếu tố quyết định đằng sau tất cả những sản phẩm thành công về chất lượng an toàn thực phẩm.
Nếu không được chứng nhận ISO 22000, sản phẩm của bạn có thể sẽ bị “chìm nghỉm” trong đám đông những công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm. Bởi, chứng nhận ISO 22000 được nhìn nhận như là bằng chứng chứng minh rằng đơn vị doanh nghiệp bạn có đủ khả năng sản xuất và kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn và đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật hiện hành. Khi đó, những khách hàng, đối tác sẽ không thể đủ tin tưởng để sử dụng sản phẩm mà bạn kinh doanh.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 lại đặc biệt quan trọng với các công ty thực phẩm
Áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, bạn có thể thay đổi điều đó! Có hai điều quan trọng bạn cần ghi nhớ nếu muốn thành công trong lĩnh vực thực phẩm:
Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cũng giúp công ty bạn xác định được các rủi ro, mối nguy ảnh hưởng đến sản phẩm, đưa ra các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu hoặc loại bỏ, tạo ra hệ thống kiểm soát thống nhất, chặt chẽ ngay từ đầu, hỗ trợ việc truy xuất sản phẩm. Từ đó, công ty giảm được các chi phí do xử lý/thu hồi sản phẩm không đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật đưa ra cho sản phẩm.
Nếu không áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018, bạn đang bỏ lỡ một phần lớn thị trường cạnh tranh của mình.
Lưu ý: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã ban hành phiên bản ISO 22000:2018 thay thế cho ISO 22000:2005 vào ngày 19/06/2018. Theo hướng dẫn của Diễn đàn công nhận quốc tế – IAF: thời hạn cuối để các doanh nghiệp chuyển đổi sang phiên bản ISO 22000:2018 là 29/06/2021.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm.
Doanh nghiệp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Nghĩa là doanh nghiệp bạn đã được cấp giấy chứng nhận ISO 22000, nếu không có yêu cầu từ đối tác, khách hàng thì bạn không cần phải thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn quốc tế giúp mở rộng quy mô kinh doanh. Thay vì quản lý hệ thống an toàn thực phẩm theo cách truyền thống sao doanh nghiệp bạn không thử xem xét chuyển sang xây dựng và áp dụng quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. Cùng điểm qua những tiện ích mà ISO 22000:2018 mang lại nhé.
1. Chứng nhận ISO 22000:2018 có giá trị trên phạm vi toàn cầu
Đạt chứng nhận ISO 22000:2018 tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu. Là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu và là cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài. Đây được xem là một lợi thế cho các doanh nghiệp thực phẩm.
2. ISO 22000:2018 giúp phát triển doanh nghiệp
Như đã đề cập ở trên, ISO 22000 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, tập trung kiểm soát ở tất cả các công đoạn trong chuỗi sản xuất. Kiểm soát được các mối nguy từ nguồn nguyên liệu đầu vào, sơ chế, chế biến cho đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm.
ISO 22000 giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và kiểm soát sản phẩm. Giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi, cải tiến liên tục quá trình sản xuất và điều kiện môi trường, cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm.
3. ISO 22000:2018 đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm
Nâng cao nhận thức về vệ sinh cơ bản, tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm. Sản phẩm được in dấu chứng nhận ISO 22000 được xem là sản phẩm an toàn, tạo lòng tin với người tiêu dùng và đối tác.
Thực tế cho thấy rằng: Tiêu chuẩn này hiệu quả trong việc quản lý hệ thống an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu chung áp dụng phổ biến cho mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc chuỗi thực phẩm. Sẽ bao gồm những đơn vị hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp, không phân biệt quy mô hay loại hình doanh nghiệp. Điều này nhằm tăng cường mức độ an toàn cho sản phẩm.
Trong thực tế, chúng ta sẽ thường thấy ISO 22000 có thể được áp dụng chủ yếu từ các đối tượng doanh nghiệp dưới đây:
Trên đây là toàn bộ những kiến thức tổng quan về tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Chúng tôi hy vọng kiến thức này có thể hỗ trợ bạn triển khai kế hoạch quản lý hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hiệu quả.
VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
169/11 Ngô Quyền, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng
0932 521 368
VĂN PHÒNG MIỀN NAM
18E Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
0901 955 898
VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
81 Trần Cung, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
0766 777 686
VĂN PHÒNG TÂY NGUYÊN
Số 45 Lý Tự Trọng, Phường Tự An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
0931 989 919
THEO DÕI FANPAGE
Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là Tổ chức cung cấp các dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đo lường chất lượng và dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Chúng tôi luôn nỗ lực vì sự THÀNH CÔNG của khách hàng. Hơn cả một nhà cung cấp chúng tôi coi mình như một đối tác thân thiết, đồng hành cùng khách hàng và giúp họ nhận ra tiềm năng dựa trên nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn từ ngành mình.
VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
169/11 Ngô Quyền, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng
0932 521 368
VĂN PHÒNG MIỀN NAM
18E Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
0901 955 898
VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
81 Trần Cung, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
0766 777 686
VĂN PHÒNG TÂY NGUYÊN
Số 45 Lý Tự Trọng, Phường Tự An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
0931 989 919