Đăng ngày 18/12/2021
Chứng nhận ISO 9001:2015 hay Hệ thống quản lý chất lượng là những khái niệm không mấy xa lạ với các nhà quản trị doanh nghiệp.
Những gì chúng ta thường nghe về ISO 9001 là nhiệm vụ quản lý hệ thống chất lượng cho một doanh nghiệp một cách có hệ thống, giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu luật định và quy định hiện hành.
Tuy nhiên, cách thức hoạt động của ISO 9001:2015 ra sao và có tầm ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động quản lý chất lượng của doanh nghiệp không phải là điều mà ai cũng biết.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
ISO 9001 (viết tắt ISO 9001:2015) Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
ISO 9001 là một hệ thống quản lý chất lượng được thừa nhận và công nhận trên toàn thế giới. Đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loại hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ.
Khái niệm ISO 9001 là gì?
Hiện nay, đối với ngành vật liệu xây dựng và sản xuất phân bón là 2 lĩnh vực có yêu cầu bắt buộc phải được cấp chứng nhận ISO 9001:2015 trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Đánh giá chứng nhận ISO 9001 là bước cuối cùng trước khi doanh nghiệp bạn nhận được chứng chỉ ISO 9001. Tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng mà bạn đã triển khai cùng với tài liệu liên quan để xem liệu bạn có đáp ứng tất cả các yêu cầu của ISO 9001 hay không.
Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể nâng cao uy tín của tổ chức bằng cách cho khách hàng thấy rằng các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức đó đáp ứng được mong đợi.
Trong những năm qua, đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi các tổ chức/doanh nghiệp đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cấp chứng nhận ISO 9001. Điều này cho thấy rằng lợi ích của ISO 9001 đem lại cho doanh nghiệp rất lớn.
Vậy những lợi ích đó là gì?
Lợi ích # 1: Áp dụng ISO có thể xác định rủi ro và cơ hội
Lợi ích # 2: Áp dụng ISO 9001 có thể ngăn chặn các vấn đề tái phát
Lợi ích # 3: Áp dụng ISO 9001 sẽ thúc đẩy các nỗ lực tiếp thị và bán hàng
Nhận định của các công ty được chứng nhận ISO cho rằng doanh số bán hàng của họ tăng 65% so với các công ty không được chứng nhận. Các công ty không được chứng nhận chỉ có doanh số tăng 46%.
Tại sao lại như vậy?
Lợi ích # 4: Áp dụng ISO 9001 có thể nâng cao hiệu suất của nhân viên
Lợi ích # 5: Đ Áp dụng ISO 9001 giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về doanh nghiệp của mình
Thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Thứ hai: Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận.
Thứ ba: Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO
Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015
Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký cấp chứng nhận ISO 9001:2015 với tổ chức chứng nhận.
Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng
Sau khi đăng ký, đánh giá viên của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Quá trình đánh giá có thể mất đến một tuần, tùy thuộc vào quy mô của tổ chức.
Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận.
Bước 3: Đánh giá sơ bộ – đánh giá hồ sơ
Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu ISO 9001:2015. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001:2015, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh.
Bước 4: Đánh giá chứng nhận – đánh giá thực địa
Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng vào thực tế tại doanh nghiệp. Xác định những điểm sai sót trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, phân tích những điểm không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có).
Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có)
Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục.
Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá
Kết thúc đánh giá ứng dụng thực tế tại doanh nghiệp và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015.
Bước 7: Cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015
Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
Bước 8: Giám sát sau chứng nhận
Giấy chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp).
Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.
Trên đây là bài viết chi tiết về chứng nhận ISO 9001:2015, hi vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong quá trình triễn khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong thời gian sắp tới.
Dịch Vụ
THEO DÕI FANPAGE