clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
Chứng nhận hệ thống , ISO 22000:2018 ,

Hướng dẫn quy trình 8 bước đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Đăng ngày 02/12/2021

Với tư cách là một nhà sản xuất đang hoạt động trong ngành thực phẩm thì bạn cần biết rằng điều kiện về an toàn của thực phẩm mà bạn sản xuất và kinh doanh là rất quan trọng. Ngoài các biện pháp sản xuất mà bạn đang áp dụng, thì bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn đang đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng trước bất kỳ mối nguy nào từ thực phẩm.

Một trong những tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm hiện nay mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Bạn đã từng áp dụng tiêu chuẩn này để quản lý hệ thống an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp của mình chưa? Sản phẩm của bạn đã được cấp giấy chứng nhận ISO 22000 chưa? Đây là một công cụ hữu ích cho quá trình quản lý an toàn thực phẩm thực phẩm của bạn.

Vậy ISO 22000:2018 là gì? Có nhiều lợi ích ra sao? Chúng tôi sẽ trình bày và hướng dẫn quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 22000 thật chi tiết cho bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây!

Tổng quan về ISO 22000:2018

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm, đối tượng áp dụng, cũng như hiểu thêm về lý do tại sao doanh nghiệp thực phẩm cần phải được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì?

ISO 22000:2018 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm.

Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nó xác định và đưa ra những yêu cầu cụ thể mà một tổ chức/doanh nghiệp phải làm để chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng thực phẩm an toàn khi đến tay người tiêu dùng.

quy-trinh-cap-giay-chung-nhan-iso-22000-2018Định nghĩa ISO 22000:2018 là gì?

Mục đích chính của tiêu chuẩn này là đảm bảo rằng thực phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng là an toàn theo các quy định tiêu chuẩn.

ISO 22000 có cấu trúc dựa trên các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 và tuân thủ các nguyên tắc HACCP.

ISO 22000:2018 dành cho đối tượng nào?

ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, bất kể quy mô hoặc lĩnh vực nào. Từ trang trại đến cửa hàng bao gồm người trồng trọt, chăn nuôi, người vận chuyển, cơ sở đóng gói, người chế biến, người bán lẻ và nhà hàng.

Cũng như những hệ thống quản lý chất lượng khác, với tiêu chuẩn này bạn có thể tích hợp vào các quy trình quản lý hiện có của mình hoặc cũng có thể xây dựng và áp dụng độc lập tiêu chuẩn.

Cụ thể, chúng ta thường thấy những đối tượng doanh nghiệp dưới đây sẽ áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018:

  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống
  • Doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị, nông sản
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn
  • Doanh nghiệp thực phẩm chức năng
  • Các hãng vận chuyển thực phẩm, logistiscs, lưu trữ, bảo quản thực phẩm
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu, bao gói thực phẩm.

Tại sao chứng nhận ISO 22000:2018 lại quan trọng?

Ở nội dung này chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn các lợi ích chính, giúp bạn dễ hiểu và dễ nắm bắt nhất.

ISO 22000 cho phép các tổ chức áp dụng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả để giúp họ cải thiện hoạt động tổng thể về an toàn thực phẩm.

quy-trinh-cap-giay-chung-nhan-iso-22000-2018

Thứ nhất: Giấy chứng nhận ISO 22000 được sử dụng rộng rãi, được công nhận trên toàn thế giới và ngày càng phổ biến.

Thứ hai: Đạt chứng nhận ISO 22000, cho thấy rằng sản phẩm của bạn đáp ứng được các yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm và bạn đang có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Thứ ba: ISO 22000 giúp cải thiện quản lý rủi ro trong quy trình sản xuất thực phẩm an toàn.

Thứ tư: ISO 22000 giúp phát triển doanh nghiệp, mang lại niềm tin khách hàng, duy trì danh tiếng cho thương hiệu.

ISO 22000:2018 yêu cầu những gì với doanh nghiệp?

ISO 22000 yêu cầu bạn phải xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nghĩa là chúng ta sẽ xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thành một bộ hồ sơ tài liệu ISO 22000 dưới dạng văn bản và từ đó sẽ đưa vào hoạt động thực tế sản xuất của doanh nghiệp.

Hồ sơ tài liệu ISO 22000 sẽ bao gồm:

  • Các chương trình tiên quyết GMP, SSOP được áp dụng để đảm bảo một môi trường vệ sinh sạch sẽ.
  • Kế hoạch HACCP phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn được phát triển để xác định, ngăn ngừa và loại bỏ các mối nguy về an toàn thực phẩm.
  • Ban hành các quy trình của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sử dụng trong toàn bộ tổ chức của bạn, từ khâu một trong quá trình sản xuất và các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000:2018 với tổ chức chứng nhận.

Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng

Sau khi đăng ký, đánh giá viên của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận.

Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 – đánh giá hồ sơ

Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu ISO 22000. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 22000, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh.

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 – đánh giá thực địa

Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào thực tế tại doanh nghiệp. Xác định các lỗ hổng có thể có trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018, phân tích những điểm không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có).

quy-trinh-cap-giay-chung-nhan-iso-22000-2018

Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có)

Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục.

Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

Kết thúc kiểm tra tại thực địa và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018.

Bước 7: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 (chứng chỉ ISO 22000:2018)

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.

Bước 8: Giám sát sau chứng nhận

Chứng chỉ ISO 22000 có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp).

Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, thông thường sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.

Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.

Qua bài viết, ICI tin rằng đã giải đáp tường tận thắc mắc của bạn về khái niệm cũng như hướng dẫn chi tiết các bước trong quy trình đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000:2018.

Hy vọng bài viết hướng dẫn Quy trình 8 bước đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 này sẽ giúp được nhiều cho bạn trên con đường phát triển doanh nghiệp của mình cũng như áp dụng nó cho việc quản lý hệ thống an toàn thực phẩm một cách hiệu quả nhất.

Dịch vụ liên quan