Đăng ngày 22/10/2021
Với tư cách là một nhà quản trị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tôi chắc rằng bạn sẽ cảm thấy chứng nhận HACCP vô cùng giá trị. HACCP là một hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm vừa hiệu quả vừa hấp dẫn.
Nếu bạn áp dụng đúng cách, HACCP sẽ giúp công ty bạn phát triển, đảm bảo an toàn thực phẩm, có khả năng ngăn ngừa các mối nguy có thể gây ra ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến một cách chủ động, tạo ra sản phẩm an toàn.
Vậy làm thế nào để có thể áp dụng hệ thống HACCP và quy trình cấp chứng chỉ HACCP được thực hiện như thế nào?
Bài viết này sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về hệ thống này.
Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là “Phân tích mối nguy hại và kiểm soát các điểm tới hạn”. Là một tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
Bản chất của hệ thống HACCP là hệ thống ngăn ngừa, nhằm cung cấp sự đảm bảo an toàn thực phẩm qua việc phân tích các mối nguy về sinh học, hóa học, vật lý vốn có trong quá trình sản xuất, từ giai đoạn thu mua nguyên vật liệu và xử lý, chế biến, phân phối, tiêu thụ đến khi thành phẩm.
HACCP là gì?
Xác định các mối nguy để ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận được tại các CCP (Critical – Control – Point) có nghĩa là Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là cách hoạt động của hệ thống HACCP.
Chứng chỉ HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận doanh nghiệp bạn đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp chứng chỉ HACCP (hay giấy chứng nhận HACCP).
Thực trạng an toàn thực phẩm đang rất được người tiêu dùng quan tâm như hiện nay. Việc xây dựng và áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm là điều hiển nhiên doanh nghiệp phải thực hiện.
Có thể kể đến như ISO 22000:2018 và BRC, FSSC 22000,… Tuy nhiên, HACCP vẫn luôn được các doanh nghiệp thực phẩm đánh giá cao là hệ thống được thiết lập để giảm tới mức thấp nhất độ rủi ro có thể xảy ra đối với an toàn thực phẩm.
Chứng chỉ HACCP là bằng chứng để bạn chứng minh sản phẩm của mình được đảm bảo về mức độ an toàn thực phẩm. Vì thế để tạo dựng lòng tin và thu hút người tiêu dùng, gia tăng các giá trị giao dịch thương mại quốc tế thì sản phẩm của bạn bắt buộc phải được cấp chứng chỉ HACCP.
Ở một số nước trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Newzeland,… đã đưa ra yêu cầu tất cả các doanh nghiệp thực phẩm trong nước và các công ty nước ngoài muốn nhập khẩu thực phẩm vào những thị trường trên đều phải áp dụng hệ thống HACCP. Riêng ở Việt Nam thì chưa có yêu cầu bắt buộc, nhưng rất được khuyến khích áp dụng hệ thống HACCP.
Để áp dụng hệ thống HACCP, doanh nghiệp bạn phải được đào tạo và hướng dẫn các kỹ năng cơ bản để xây dựng và vận hành hệ thống. Phải hiểu tường tận bản chất của hệ thống, điều kiện áp dụng và 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP.
Sau khi đã áp dụng HACCP vào quy trình sản xuất của doanh nghiệp, bạn bắt đầu đăng ký cấp chứng nhận HACCP.
Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình 8 bước chứng nhận HACCP
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận HACCP với tổ chức chứng nhận.
Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng
Sau khi đăng ký, chuyên gia của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận.
Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận.
Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 – đánh giá hồ sơ
Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ HACCP. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của HACCP, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh.
Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 – đánh giá thực địa
Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét sự phù hợp của hồ sơ với việc áp dụng thực tế tại doanh nghiệp. Phát hiện điểm nào không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có).
Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có)
Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục.
Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá
Kết thúc kiểm tra tại thực địa và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận HACCP.
Bước 7: Cấp chứng nhận HACCP
Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận HACCP khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
Bước 8: Giám sát sau chứng nhận
Chứng chỉ HACCP có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp).
Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, thông thường sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.
Đây là những chia sẻ của chúng tôi về Hệ thống HACCP, hy vọng sau bài viết này bạn đã hiểu thêm về HACCP. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý, ICI là tổ chức chứng nhận cung cấp dịch vụ đánh giá cấp chứng nhận HACCP hiệu quả, đáng tin cậy, luôn đem đến lợi ích tối đa cho Khách hàng.
VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
169/11 Ngô Quyền, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng
0932 521 368
VĂN PHÒNG MIỀN NAM
18E Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
0901 955 898
VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
81 Trần Cung, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
0766 777 686
VĂN PHÒNG TÂY NGUYÊN
Số 45 Lý Tự Trọng, Phường Tự An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
0931 989 919
THEO DÕI FANPAGE
Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là Tổ chức cung cấp các dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đo lường chất lượng và dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Chúng tôi luôn nỗ lực vì sự THÀNH CÔNG của khách hàng. Hơn cả một nhà cung cấp chúng tôi coi mình như một đối tác thân thiết, đồng hành cùng khách hàng và giúp họ nhận ra tiềm năng dựa trên nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn từ ngành mình.
VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
169/11 Ngô Quyền, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng
0932 521 368
VĂN PHÒNG MIỀN NAM
18E Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
0901 955 898
VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
81 Trần Cung, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
0766 777 686
VĂN PHÒNG TÂY NGUYÊN
Số 45 Lý Tự Trọng, Phường Tự An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
0931 989 919