clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

Tìm kiếm

adminici | 16/03/2021

Thực thi quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA: Cần lưu ý tận dụng

Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 01/08/2020, mặt dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA Sau hơn 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 11 năm 2020, các cơ quan tổ chức đã cấp trên 54.000 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 2,1 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 và Anh. Tại Việt Nam, quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA được quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Tại EU, quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA được hướng dẫn tại Tài liệu do EU soạn thảo. Trong đó, một số nội dung mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý để tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA khi xuất khẩu sang thị trường EU như sau: 1. Ưu đãi thuế quan theo cơ chế GSP: Theo quy định tại Phụ lục 2-A, Phần A, điểm 3 của Hiệp định EVFTA, ưu đãi thuế quan mà EU dành cho Việt Nam theo cơ chế GSP sẽ được cố định và duy trì trong 7 năm đầu tiên sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2022, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể lựa chọn sử dụng GSP hoặc EVFTA và áp dụng quy tắc xuất xứ tương ứng với mỗi cơ chế đó. Trong 5 năm tiếp theo, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn được phép lựa chọn áp dụng một trong hai mức thuế ưu đãi từ GSP hoặc Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, dù áp dụng thuế quan ưu đãi theo cơ chế nào, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần đáp ứng quy trình về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA. 2. Ưu đãi thuế quan EVFTA cho hàng hóa đã thông quan tại EU Theo quy định tại Chương 3, Luật Hải quan của Liên minh Châu Âu, hàng hóa của Việt Nam sau khi nhập khẩu vào EU (đã thông quan) vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan khi nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ còn hiệu lực được phát hành sau ngày xuất khẩu. Trong trường hợp này, chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O mẫu EUR.1 hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ) sẽ được phát hành sau theo quy định tại Điều 17 và Điều 19 (5), Nghị định thư 1, Hiệp định EVFTA. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào EU có C/O mẫu A, đã được thông quan và hưởng ưu đãi theo GSP (một phần hoặc toàn bộ) tại EU, nhà nhập khẩu EU vẫn có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi chứng minh được hàng hóa đáp ứng quy định tại Hiệp định. Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền cấp sau C/O mẫu EUR.1 để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA. 3. Cộng gộp vải nguyên liệu từ Hàn Quốc Nguyên tắc cộng gộp vải nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm dệt may tại Việt Nam không tự động được áp dụng khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam và Hàn Quốc cần trao đổi, thống nhất việc phối hợp xác mình xuất xứ khi áp dụng nguyên tắc cộng gộp này và thông báo với EU. Hiện nay, Hàn Quốc và Việt Nam đã ký công hàm trao đổi về việc thực hiện nguyên tắc cộng gộp xuất xứ vải theo Hiệp định EVFTA và đã có thông báo với EU. Sau khi EU phản hồi đã nhận được thông báo về việc triển khai cộng gộp của Hàn Quốc và Việt Nam, nguyên tắc cộng gộp vải này sẽ được áp dụng kể từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng mà EU phản hồi. 4. C/O mẫu EUR.1 EU chấp nhận C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp của Việt Nam đến hết ngày 31/12/2020. Như vậy, các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam có C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp trước ngày 01/01/2021 vẫn được chấp nhận tại EU, cho dù lô hàng đó nhập khẩu vào EU sau ngày 01/01/2021. Kể từ ngày 01/10/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp C/O mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi. EU chấp nhận C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp của Việt Nam đến hết ngày 31/12/2020. Như vậy, các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam có C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp trước ngày 01/01/2021 vẫn được chấp nhận tại EU, cho dù lô hàng đó nhập khẩu vào EU sau ngày 01/01/2021. Kể từ ngày 01/01/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp C/O mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi. Cục Xuất nhập khẩu

adminici | 16/03/2021

“Cơ hội” cho xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường Liên minh Châu Âu

Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ nông sản lớn, đa dạng và được giá. Năm 2019, EU nhập khẩu 166 tỷ USD các mặt hàng nông sản thô và chế biến. Tuy nhiên xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường này cho tới thời điểm trước khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào thực thi rất khiêm tốn. Kim ngạch xuất khẩu nông sản Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU chỉ đạt 3,4 tỷ USD. Trong đó, sấp xỉ 70% (2,35 tỷ USD) là nông sản thô (cà phê, chè, điều, lúa gạo,…). Bên cạnh các yếu tố về chất lượng sản phẩm, năng lực chế biến, khoảng cách địa lý,… các rào cản thuế và phi thuế là nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam chưa khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng này. Trong khi nông sản thô được hưởng thuế suất 0% thì các mặt hàng đã qua chế biến lại bị đánh thuế. Nhiều nông sản Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu (gạo, sắn, tỏi, nấm, đường…) không có cơ hội tiếp cận thị trường này do bị quản lý bởi hạn ngạch. Từ ngày 01/08/2020, Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mở ra những cơ hội cho thương mại song phương giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam. EVFTA là hiệp định thương mại đầu tiên EU ký kết với một nước đang phát triển. Với tính chất là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hiệp định hướng tới mức độ tự do hóa thương mại cao hơn rất nhiều so với WTO, vốn là khuôn khổ điều chỉnh thương mại trước đó giữa Việt Nam và EU. Các rào cản thuế, phi thuế được dỡ bỏ một phần ngay khi hiệp định có hiệu lực và sẽ được loại bỏ hoàn toàn theo lộ trình sau 5-7 năm thực thi. Các thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được thuận lợi hóa để giảm thiểu thời gian và chi phí thủ tục. Những yếu tố tích cực đó khiến EVFTA được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội to lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, đặc biệt là xuất khẩu nông sản. Bởi về cơ bản thuế nhập khẩu của EU với các sản phẩm công nghiệp khác đã được loại bỏ hoặc ở mức rất thấp. Cơ hội tận dụng các lợi ích của EVFTA để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường này đến không chỉ từ việc dỡ thuế và hạn ngạch mà còn từ các cơ chế thuận lợi hóa thương mại. Ngoài việc dỡ bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu với hầu hết các mặt hàng trong vòng 5-7 năm, EU dành hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch 0% cho những mặt hàng còn lại mà Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu như gạo, đường thô, ngô ngọt, tỏi, nấm… Các cơ chế thuận lợi hóa thương mại có tác động trực tiếp tới xuất khẩu nông sản bao gồm thống nhất các quy định về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm, đơn giản hóa thủ tục cấp và kiểm tra chứng nhận xuất xứ,... Hai nhóm hàng Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng EVFTA để xuất khẩu sang EU sau khi hiệp định được thực thi bao gồm: “Cánh cửa” cho nông sản Việt Nam vào thị trường Liên minh Châu Âu (i) Các mặt hàng được hưởng hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch 0%. (ii) Các sản phẩm nông sản chế biến sẽ được hưởng thuế suất 0%. Với việc tăng cường xuất khẩu các nông sản chế biến, chúng ta không chỉ tận dụng các cơ hội của EVFTA mà còn thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nông sản sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của Việt Nam. Tuy nhiên, để chuyển hóa các cơ hội thành các con số kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp và chính quyền các cấp cần có những giải pháp tổng thể nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại của nông nghiệp Việt Nam vốn đã được đề cập nhiều: quy mô nhỏ, chất lượng không đồng đều, kỹ thuật canh tác lạc hậu,… Trước hết, mục tiêu tận dụng cơ hội EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam và chiến lược xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế. Việc phát triển các nông sản đặc thù, chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn không chỉ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mà về lâu dài còn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước khi mức sống ngày càng được nâng cao. Tiếp cận thị trường các nước phát triển phải đáp ứng đòi hỏi cao về chất lượng, điều kiện giao hàng, và ngược lại, nông sản sẽ được tiêu thụ với giá cao hơn nhiều so với tiêu thụ tại thị trường nội địa và khu vực. Đó cũng là cơ hội để chúng ta đổi mới tư duy và phương thức canh tác nông nghiệp theo hướng hiện đại, từng bước áp dụng các biện pháp quy hoạch, canh tác, quản lý chất lượng tiên tiến nhằm tạo ra các nông sản đặc thù, có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để đạt mục tiêu này cần chú trọng hình thành các vùng trồng tập trung; các giải pháp hỗ trợ nông dân; xây dựng chuỗi liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân; phát triển công nghệ sau thu hoạch. Thực tiễn từ phát triển các vùng thâm canh vải Bắc Giang, cam Cao Phong, xoài Sơn La,… là thành công bước đầu để phát triển cho các địa phương cả nước. Để tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường EU, bên cạnh các giải pháp mang tính truyền thống về xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin về thị trường, hiệp định; phát triển dịch vụ logistics… cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các sản phẩm nông sản chế biến và các nông sản chúng ta có tiềm năng như mật ong, rau quả nhiệt đới, hoa…Đây là những mặt hàng hiện chưa có kim ngạch hoặc kim ngạch còn rất nhỏ nhưng có cơ hội tận dụng lợi thế khi thuế nhập khẩu vào EU được dỡ bỏ. Theo: congthuong.vn

adminici | 16/03/2021

Truy xuất nguồn gốc – QR Code

Truy xuất nguồn gốc với ứng dụng từ mã Qr-Code không chỉ đơn thuần là quét mã nhận thông tin cơ bản của sản phẩm, mà giải pháp này còn giúp người dùng truy ngược về nguồn gốc sâu nhất của hàng hóa. Chỉ qua vài thao tác đơn giản, người tiêu dùng hay nhà quản lý có thể nắm bắt được thông tin của 1 sản phẩm. Từ khâu sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu, nhân sự phụ trách,… của từng giai đoạn trước khi đến tay người mua hàng. Để tìm hiểu rõ truy xuất nguồn gốc là gì?, và những tiện ích của chúng trong xã hội hiện nay. Mời mọi người đọc qua bài viết dưới. Truy xuất nguồn gốc – QR Code đúng nghĩa là gì? Dùng smarphone để quét mã QR Code Truy xuất nguồn gốc điện tử giúp người dùng truy xuất, tìm hiểu thông tin nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, truy ngược lại từ nơi bắt đầu sản xuất, các công đoạn, chứng nhận trong chế biến, vận chuyển bảo quản,… thông qua việc quét mã QR Code (là một mã vạch ma trận hình vuông kích thước nhỏ gọn) bằng smartphone .Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều ứng dụng của QR Code, trong đó truy xuất thông tin là một trong những ứng dụng đem lại nhiều lợi ích lớn cho thị trường và xã hội. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào gắn mã QR Code cũng trở thành sản phẩm có thông tin truy xuất, rất nhiều sản phẩm gắn mã QR Code để chứa đựng các thông tin cơ bản như: Tên sản phẩm, logo, giá cả,… thì chưa phải là truy xuất nguồn gốc đúng nghĩa. Truy xuất nguồn gốc phải đảm bảo các thông tin quan trọng Tên sản phẩm, thông tin về giá cả, khối lượng, số lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Nhật ký sản xuất: Bao gồm tiêu chuẩn, chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP,..), các phương pháp sử dụng để sản xuất, chi tiết đến từng thời điểm, công việc và nhân sự được giao. Nhật ký vận chuyển và bán hàng: Định vị được vị trí, thời gian và đơn vị sở hữu sản phẩm theo thời gian thực. Ngoài ra, còn rất nhiều thông tin khác có thể được cập nhật thông qua truy xuất nguồn gốc mà các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng chưa tận dụng hoàn toàn như quảng cáo, quảng bá thương hiệu, thu hồi, bảo hành điện tử, phản hồi trực tuyến,… Có thể thấy, giải pháp truy xuất nguồn gốc thông minh là một hệ thống toàn diện giúp ích cho thị trường trở nên minh bạch hơn về thông tin, giúp người tiêu dùng thông thái hơn khi lựa chọn các mặt hàng và giúp nhà quản lý dễ dàng nắm bắt được thị trường. Lợi ích của truy xuất nguồn gốc QR Code Trong thực tế, truy xuất nguồn gốc mang lại rất nhiều lợi ích “Lợi người bán, tiện người mua” Mô hình truy xuất nguồn gốc Đối với doanh nghiệp: Kế thừa thông tin từ Nhật ký điện tử: Những doanh nghiệp sử dụng ứng dụng Nhật ký sản xuất sẽ có thể kế thừa toàn bộ thông tin theo thời gian thực vào trong mã tem QR Code để truy xuất nguồn gốc khi đến tay khách hàng hoặc nhà quản lý. Các thông tin được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu đầy đủ, liền mạch. Sẽ không bị sai sót trong quá trình truyển tải. Sử dụng ứng dụng thông minh: Giải pháp truy xuất nguồn gốc của Viet Quality được tích hợp trong ứng dụng thông minh trên nền tảng Android/IOS. Ngoài việc hỗ trợ truy xuất còn giúp người dùng tiếp cận đến các tiện ích khác như Thương mại điện tử, Mạng xã hội,… Quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm: Khách hàng sử dụng dịch vụ của Viet Quality sẽ được quảng bá thương hiệu thông qua các kênh truyền thông như tem truy xuất, kênh thương mại điện tử,…. Đối với người tiêu dùng: Đảm bảo không mua phải hàng giả, hàng nhái Dễ dàng kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa Được hưởng nhiều ưu đãi và quyền lợi trực tiếp từ doanh nghiệp Tham gia tích vào ngăn chặn hàng giả Thông tin truy xuất nguồn gốc thịt heo Truy xuất nguồn gốc đã và đang là xu hướng tất yếu trong việc nâng cao giá trị thương hiệu, sản phẩm cũng như là cả chuỗi cung ứng. Hiểu rõ hơn về truy xuất nguồn gốc sẽ giúp cho những doanh nghiệp sản xuất chú trọng hơn vào giải pháp này, người tiêu dùng sẽ thông thái hơn khi mua sắm, giúp cho xã hội và thị trường phát triển.

adminici | 16/03/2021

Lợi ích Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với người tiêu dùng

Ngày càng nhiều các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ truy xuất nguồn gốc như một phương thức bảo đảm về độ tin cậy sản phẩm của mình. Vậy đối với người tiêu dùng, họ sẽ được lợi gì khi sử dụng các sản phẩm có áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm? Lợi ích truy xuất nguồn gốc đối với người tiêu dùng Dịch vụ truy xuất nguồn gốc là một giải pháp thông minh đang được phát triển rộng rãi trong giai đoạn hiện nay. Trong thời điểm mà hàng nhái ngày càng khó quản lý, nhu cầu tìm hiểu cặn kẻ về nguồn gốc sản phẩm ngày càng cao, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ trở nên vô cùng tiện lợi. 1. Đảm bảo không mua phải hàng giả, hàng nhái Đối với mỗi gia đình, sức khỏe của các thành viên luôn là yếu tố được quan tâm nhất. Vấn đề quan trọng là nguồn gốc sản phẩm như thế nào, được sản xuất hoặc nuôi trồng ra sao? Có nhiễm độc tố hay sử dụng thuốc tăng trường gì không? Hiện nay, nhiều thương hiệu quảng cáo là thực phẩm sạch, theo đủ các thể loại chuẩn nọ chuẩn kia. Nhưng những cái này chỉ nghe quảng cáo, không nhìn tận mắt không thể xác minh được thật hay giả. Ổi lê dán tem QR Code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm Khi sử dụng truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng cho biết đây là một giải quyết tuyệt vời. Giúp mọi người giải quyết được vấn đề đau đầu bấy lâu nay. Mua được sản phẩm sạch mà được xác minh thông tin minh bạch rõ ràng như thế này. Thì người tiêu dùng như có thêm một người bạn đồng hành. Giúp người tiêu dùng có những thông tin minh bạch, được cung cấp bởi doanh nghiệp. Nếu đang xem một phẩm đã được bán, có khả năng bị làm giả thì sẽ được cảnh báo. Đây là điểm mà có thể nói bất kỳ người tiêu dùng nào cũng rất quan tâm và ủng hộ. 2. Dễ dàng kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa. Ngày xưa khi đi mua hàng, thường phải tìm sản phẩm có dán nhãn “Made in USA” hay “Made in Korea” để lấy đó làm độ tin tưởng. Nhưng giờ thì dán nhãn như vậy chỉ là sản phẩm đã sản xuất ở nước đó, chứ còn thành phần hay xuất xứ nguyên liệu thì chưa biết lấy từ đâu. Từ khi biết đến sử dụng dịch vụ quét QRcode để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, người tiêu dùng thực sự yên tâm hơn vì mình mua đúng sản phẩm chất lượng. Dù đang đứng ở bất cứ đâu, trong siêu thị hay cửa hàng dọc đường, chỉ cần sử dụng bất kỳ ứng dụng quét QR code nào trên smartphone để quét mã, người mua hàng có thể kiểm tra được ngay thông tin về sản phẩm. 3. Được hưởng nhiều ưu đãi và quyền lợi trực tiếp từ doanh nghiệp. Bắt đầu từ khi sử dụng dịch vụ quét QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, người tiêu dùng đã có thêm một “chiêu” mua hàng hóa thông minh và tiết kiệm tiền. Ngoài ra, khi cài đặt ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên điện thoại. Bạn luôn nhận được các thông báo khuyến mãi, các chương trình tích điểm… trực tiếp từ các công ty bán hàng mà bạn đã mua hàng, thông tin đến rất nhanh. Vừa được mua hàng chất lượng, minh bạch về thông tin, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Người tiêu dùng lại được khuyến mãi, thực sự rất tiện lợi và tiết kiệm hơn rất nhiều. Không chỉ nhận được thông tin về các chương trình ưu đãi, thông qua dịch vụ này, khách hàng còn được gửi ý kiến đánh giá về sản phẩm trực tiếp đến doanh nghiệp. Như vậy dịch vụ này cũng đã trở thành cầu nối thông tin hai chiều giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, giúp cho hoạt động mua bán hàng càng ngày càng được minh bạch, chất lượng hơn. 4. Tham gia tích cực vào ngăn chặn hàng giả. Người tiêu dùng nói không với hàng giả, hàng kém chất lượng bằng cách quét QR code khi mua hàng. Đây là một cách để ngăn ngừa việc tái sử dụng các mã/ tem này vào mục đích làm giả. Có thể nói đứng ở góc độ người tiêu dùng, người mà hằng ngày tiếp xúc với việc mua hàng. Việc sử dụng dịch vụ truy xuất nguồn gốc là giải pháp bảo vệ quyền lợi của chính mình.  

adminici | 16/03/2021

Bắt buộc Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực phẩm

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 25/2019/TT-BYT​ quy định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. Bắt buộc truy xuất nguồn gốc áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nào? Ngày 30/08/2019  Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. Thông tư có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 16/10/2019. Như vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nào là thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế?  Và đảm bảo thực hiện truy xuất nguồn gốc theo những yêu cầu nào? Nhóm phụ gia, hương liệu 1. Đối tượng áp dụng bắt buộc truy xuất nguồn gốc Thông tư này áp dụng cho tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm. Hoặc có hoạt động liên quan đến bảo đảm ATTP thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế tại Việt Nam. Và cụ thể dưới đây là quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Sản xuất, kinh doanh liên quan đến các sản phẩm, nhóm thực phẩm dưới bắt buộc truy xuất nguồn gốc. DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM – HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ STT Tên sản phẩm/ nhóm sản phẩm Ghi chú 1 Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 Thực phẩm chức năng 3 Các vi chất bổ sung vào thực phẩm 4 Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm 5 Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó 6 Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2. Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực phẩm Trong Thông tư 25/2019/TT-BYT , Bộ Y tế cũng đưa ra 3 nguyên tắc truy xuất nguồn gốc cụ thể: Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc “một bước trước – một bước sau”  là việc theo dõi và nhận diện được công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất; cơ sở sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đối với sản phẩm thực phẩm. Hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo lô sản phẩm. Có thể bao gồm việc truy xuất cả lô nguyên liệu có liên quan dùng để sản xuất, chế biến lô sản phẩm thực phẩm. Thông tin sử dụng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn được lấy từ hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm thiết lập và các thông tin khác có liên quan. Theo đó, liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện: 3. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm Lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc lưu giữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối. Lưu trữ, duy trì dữ liệu tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô. 24 tháng kể từ ngày sản xuất lô sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng. Không bắt buộc ghi hạn sử dụng đối với dụng cụ hay vật liệu chứa đựng. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định và báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản về cơ quan có thẩm quyền tối đa 05 ngày làm việc kể từ khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Phân tích, xác định nguyên nhân gây mất an toàn đối với lô sản phẩm phải truy xuất. Trường hợp sản phẩm không đảm bảo an toàn phải thu hồi và xử lý. Áp dụng hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc theo mã nhận diện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

adminici | 16/03/2021

GlobalGAP – Làm thế nào để đạt chứng nhận GlobalGAP?

Chứng nhận GlobalGAP là một giải pháp tối ưu cho nhà sản xuất. Sở hữu chứng nhận GlobalGAP giúp tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao niềm tin của khách hàng, ngoài ra còn giúp nhà sản xuất dễ dàng thâm nhập thị trường quốc tế. GlobalGAP là gì? GlobalGAP (Global Good Agricultural Practice), gọi là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu. GlobalGAP là gì? Lợi ích từ chứng nhận GlobalGAP Tăng thêm giá trị cho sản phẩm thông qua việc tuân thủ với bộ tiêu chuẩn đã được công nhận. Tiếp cận khách hàng, thị trường, nhà cung ứng và nhà bán lẽ ở cả trong nước và nước ngoài. Giảm rũi ro ảnh hưởng đến uy tín, tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng. Tăng cường hiệu quả của các quy trình và hoạt động quản lý nông trại. Đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm minh bạch. Cho hiệu quả năng suất thu hoạch cao. Sở hữu chứng nhận GlobalGAP giúp nhà sản xuất mở rộng thị trường kinh doanh Sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP Trồng trọt bao gồm các loại nông sản: rau quả, hoa và cây cảnh, chè (trà), cây lương thực. Chăn nuôi bao gồm: gia súc và cừu, vật nuôi lấy sữa, bò con, lợn, gia cầm và gà tây. Thủy sản: cá, giáp xác, động vật thân mềm. Quy trình chứng nhận GlobalGAP Thực hiện chứng nhận GlobalGAP gồm 5 bước cơ bản: Bước 1: Tham khảo tài liệu và các danh mục liên quan của bộ tiêu chuẩn GlobalGAP. Bước 2: So sánh và lựa chọn gói dịch vụ của các cơ quan chứng nhận GlobalGAP ở Việt Nam để nhận số GGN cho sản phẩm cần được chứng nhận. Các Tổ chức chứng nhận ở Việt Nam hiện nay: SGS VietNam, IQC, Bureau Veritas Việt Nam Bước 3: Nhà sản xuất dựa vào các danh mục của tiêu chuẩn GlobalGAP để tự đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp với tất cả các yêu cầucủa tiêu chuẩn GlobalGAP. Nhằm giúp quy trình kiểm tra thuận tiện và nhanh chóng hơn, nhà sản xuất có thể liên hệ với tổ chức bảo trợ nông nghiệp được cấp phép GlobalGAP. Đây là những nhà chuyên môn được đào tạo và cấp phép có thể hỗ trợ nhà sản xuất trong suốt quá trình kiểm tra. Danh sách các tổ chức được cấp phép bảo trợ tại đây. Bước 4: Liên hệ với cơ quan được cấp phép chứng nhận GlobalGAP tại Việt Nam. Sau đó, sẽ có một thanh tra từ phía cơ quan đến nông trại để thực hiện cuộc kiểm tra tại chỗ. Bước 5: Sau khi đáp ứng các yêu cầu của chứng chỉ GlobalGAP, nhà sản xuất sẽ nhận được một Chứng chỉ tiêu chuẩn đảm bảo nông trại tích hợp GlobalGAP cho phạm vi và sản phẩm tương ứng có giá trị trong một năm. Mẫu giấy chứng nhận GlobalGAP do Bureau Veritas cấp (Nguồn: Internet) Các loại giấy tờ cần dùng cho quy trình chứng nhận Danh mục về chứng nhận GlobalGAP dùng cho việc tự đánh giá của nhà sản xuất Tài liệu về bộ tiêu chuẩn chuẩn và điểm kiểm tra (CPCC) nêu ra những tiêu chuẩn mà nhà sản xuất phải đạt được khi đăng kí và cung cấp thêm hướng dẫn để đạt được các yêu cầu của chứng nhận Tài liệu về các quy định chung của quy trình chứng nhận và những yêu cầu đối với hệ thống quản lí chất lượng cùng với các vấn đề liên quan Chi phí cho một chứng nhận GlobalGAP Để đạt được chứng nhận GlobalGAP, các nhà sản xuất cần chuẩn bị các khoản phí nhất định sau: Chi phí đáp ứng các yêu cầu của chứng nhận: từng nông trại có các điều kiện các nhau, do đó tùy theo từng trường hợp cụ thể mà nhà sản xuất cần phải đầu tư để cải tiến các chính sách, quy trình và trang thiết bị hiện có để phù hợp với các tiêu chuẩn của chứng nhận. Phí đăng kí cần trả cho cơ quan chứng nhận GlobalGAP. Đối với các sản phẩm cây trồng: phí đăng phí được tính theo từng Hecta diện tích sản xuất. Lưu ý: Chi phí khác nhau giữa khu vực sản xuất trong nhà kính và không sản xuất trong nhà kính. Đối với chăn nuôi và thủy sản: phí được tính theo số tấn thịt hoặc sản phẩm giết mổ. Phí dịch vụ dành cho cơ quan chứng nhận.

adminici | 11/03/2021

ISO 45001 và OHSAS 18001 có những điểm khác biệt gì?

Điểm khác nhau giữa ISO 45001 và OHSAS 18001 khá là nhiều mặc dù cả 2 tiêu chuẩn đều là Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tính phổ biến cũng như các định hướng cho một Tiêu chuẩn được thừa nhận toàn cầu và dễ dàng tích hợp với các tiêu chuẩn khác. OHSAS 18001 và ISO 45001 có những điểm khác biệt gì?  ISO 45001 giống OHSAS 18001 như thế nào? Mục đích: mục đích chung để tạo ra khuôn khổ quản lý phòng ngừa thương tích, bệnh tật và tính mạng của nhân viên là như nhau đối với cả 2 tiêu chuẩn. Kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – hành động: chu kỳ PDCA là nền tảng tạo ra nguyên tắc cho 2 tiêu chuẩn. Các điểm tương đồng khác: Nhiều yêu cầu được đề cập trong OHSAS 18001 mặc dù đã hợp nhất, xây dựng lại hoặc mở rộng, được tìm thấy trong ISO 45001, bao gồm các yêu cầu chính sách; xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác; mục tiêu cải tiến; yêu cầu nhận thức; yêu cầu năng lực; các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ hệ thống; và các yêu cầu để theo dõi, đo lường và phân tích cách thức hoạt động và cải tiến của OH&S. Điểm khác nhau giữa ISO 45001 và OHSAS 18001 là gì? Tiêu chí ISO 45001:2018 OHSAS 18001 Cơ quan ban hành Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành Năm ra đời 2018 1999 (phiên bản đầu tiên) Phạm vi Tiêu chuẩn Quốc tế, phổ biến và áp dụng rộng rãi trong 165 nước thành viên của Ủy ban ISO. Tiêu chuẩn của nước Anh, được phổ biến ra các nước khác. Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 45001được xây dựng dựa trên hệ thống cấu trúc ISO cao, chặt chẽ. Hay còn gọi là ISO Hight Level Structure (HLS) áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn ISO. Không có cấu trúc ISO Hight Level Structure Xác định bối cảnh Điều khoản hoạt động: ISO 45001 yêu cầu tổ chức xác định rõ bối cảnh bên ngoài và nội bộ. Đây là một yêu cầu mới, tiến bộ để đảm bảo doanh nghiệp nhận thức được tình trạng thực tại. Từ đó thiết lập được 1 hệ thống phù hợp ngay từ ban đầu. Không có Xác định rõ nhu cầu và mong đợi của người lao động ISO 45001 giới thiệu việc tập trung vào nhu cầu, mong đợi của người lao động và sự tham gia của người lao động khi hoạch định hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Điều này là để xác định chính xác nhu cầu từ người lao động và thiết lập các biện pháp quản lý, kiểm soát vừa hiệu quả, vừa thiết thực. Có hướng vào nhu cầu và mong dợi của người lao động tuy nhiên các điều khoản trong Tiêu chuẩn chưa nêu rõ ràng. Sự tham gia và tham vấn của người lao động ISO 45001 nêu rõ các yêu cầu về việc cần có sự tham gia, tham vấn của người lao động. Tiêu chí này được thực hiện ngay từ khi hoạch định các biện pháp kiểm sát, thực thi, theo dõi. Đo lường hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Có thực hiện tham vấn người lao động nhưng không nêu được các yêu cầu cụ thể chi tiết như ISO 45001. Quản lý rũi ro và cơ hội Đưa ra các yêu cầu về nhận diện rũi ro, cơ hội và hoạch định các quá trình để hạn chế rũi ro phát sinh, tận dụng được cơ hội. Doanh nghiệp phải xác định và xem xét khi cần thực hiện các hành động để giải quyết bất kỳ rũi ro hoặc cơ hội nào có thể tác động (tích cực hoặc tiêu cực) tới mục tiêu đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đã thiết lập. Quản lý cơ hội không được nhắc đến và chưa nêu rõ việc hoạch định kiểm soát các rũi ro ngay từ kh thiết lập, hoạch định hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Cam kết của lãnh đạo Nhấn mạnh hơn vào sự tích cực tham gia và chịu trách nhiệm về tính hiệu qa của hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp của lãnh đọa cao nhất. Chưa có điều khoản yêu cầu lãnh đạo đưa ra các cam két về tính hiệu quả của hệ thống, cũng như đảm bảo lãnh đạo sâu sát với hệ thống.

adminici | 10/03/2021

Lưu hành khẩu trang vải kháng khuẩn: 04 điều kiện bắt buộc phải đáp ứng

Chắc hẳn cụm từ “lưu hành sản phẩm” không còn quá xa lạ gì với các tổ chức/ doanh nghiệp. Có thể nghe đến thường xuyên. Nhưng rốt cuộc lưu hành sản phẩm là gì? và đáp ứng những điều kiện gì để được phép lưu hành sản phẩm. Cụ thể, trong thời điểm hiện nay, khi thị trường đang “khát thiết bị y tế phòng dịch” thì có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế. Cụ thể là các sản phẩm khẩu trang như: khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn,… Vậy, làm thế nào để được phép bán, lưu hành khẩu trang vải kháng khuẩn hợp pháp tại Việt Nam và xuất khẩu ra thị trường thế giới? Các tổ chức doanh nghiệp sản xuất khẩu trang cần đáp ứng các điều kiện như thế nào? >>> Chuyên mục kỳ trước, chúng tôi đã đề cập đến Điều kiện để lưu hành khẩu trang y tế, các bạn có thể tham khảo nhé! Bây giờ hãy tìm hiểu khái niệm lưu hành sản phẩm là gì? vàc các điều kiện bắt buộc nào để được lưu hành khẩu trang vải kháng khuẩn? Lưu hành sản phẩm là gì? Giấy phép lưu hành sản phẩm hay còn gọi là Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. CFS bao gồm các giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của CFS và các loại giấy chứng nhận có nội dung tương tự. CFS có hiệu lực 02 năm, kể từ ngày cấp. 04 Điều kiện được phép sản xuất và lưu hành khẩu trang vải kháng khuẩn 1/ Đạt chứng nhận hợp quy dệt may cho khẩu trang vải theo QCVN 01:2017/BCT Bước đầu, sản phẩm khẩu trang của bạn cần được Tổ chức chứng nhận do Bộ Công Thương cấp phép tiến hành đánh giá, chứng nhận hợp quy dệt may cho sản phẩm khẩu trang vải dệt hoặc vải không dệt theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2017/BCT 2/ Công bố hợp quy sản phẩm khẩu trang tại sở Công Thương Sau khi khẩu trang đạt chứng nhận hợp quy dệt may theo QCVN 01:2017/BCT, doanh nghiệp cần làm hồ sơ công bố tại Sở Công Thương sở tại. Hồ sơ công bố hợp quy khẩu trang vải theo quy định tại Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 và Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. >>Download Thông tư 28/2012/TT-BKHCN để xem chi tiết Hồ sơ công bố hợp quy khẩu trang vải Tại đây >> Nếu bạn chưa biết hợp quy dệt may là gì? Tham khảo qua bài viết ” Chứng nhận hợp quy dệt may là gì? Các hình thức công bố hợp quy dệt may”. 3/ Gắn dấu hợp quy lên nhãn sản phẩm để bán hợp pháp trên thị trường 4/ Đối với tính năng kháng khuẩn của khẩu trang Tổ chức/ doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và thử nghiệm tính năng kháng khuẩn theo Quyết định số 870/QĐ-BYT của bộ Y tế ngày 12/03/2020 hướng dẫn kỹ thuật cho khẩu trang vải kháng khuẩn, kháng giọt bắn. >>> Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Lưu hành sản phẩm là gì? Cũng như giúp bạn nắm được 04 điều kiện bắt buộc mà các doanh nghiệp/ cơ sở phải đáp ứng để được phép lưu hành khẩu trang vải kháng khuẩn.

adminici | 10/03/2021

Dịch vụ tư vấn chứng nhận HACCP

Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thì HACCP là một hệ thống quản lý hiệu quả, đem lại cho doanh nghiệp nhiều bước tiến vượt bậc. Với chứng nhận HACCP, doanh nghiệp như có một “chiếc tem” minh chứng cho sản phẩm của mình được đảm bảo về an toàn thực phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể có được niềm tin của khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Vậy tiêu chuẩn HACCP là gì? Vai trò của HACCP trong ngành thực phẩm như thế nào? Quy trình thực hiện tiêu chuẩn đó ra sao trong một doanh nghiệp? Chất lượng Việt sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả thắc mắc qua những chia sẽ dưới đây! Tiêu chuẩn HACCP là gì? HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System, có nghĩa là “Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm tại các đơn vị doanh nghiệp. Tiêu chuẩn HACCP là gì? HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến, từ khâu ban đầu đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời xác định những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm. Chứng nhận HACCP là gì? Chứng nhận HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức hoặc doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tác được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp, doanh nghiệp, tổ chức đó sẽ được cấp chứng nhận (hay chứng chỉ) HACCP. Việc chứng nhận tiêu chuẩn HACCP thường được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền. Những doanh nghiệp nào có thể áp dụng tiêu chuẩn HACCP? Đối với mỗi tiêu chuẩn khi được thiết lập thì đều được tính toán kỹ lưỡng nhằm mục đích cụ thể và được hướng đến các đối tượng riêng biệt. Vậy tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm HACCO được áp dụng với các doanh nghiệp như thế nào hiện nay? Các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất trong nước hoạt động trong ngành thực phẩm như: bánh mì, rau củ quả, đồ uống, thực phẩm đông lạnh, đóng hộp, các trang trại chăn nuôi. Các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài bắt buộc phải áp dụng HACCP để đồng bộ với công ty mẹ. Các nhà cung cấp thực phẩm như nhà hàng, bệnh viện và khách sạn và các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói. Xem thêm: Chứng nhận HACCP có bắt buộc hay không? Vai trò tiêu chuẩn HACCP trong ngành thực phẩm Tiêu chuẩn HACCP đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hiện nay không chỉ đối với các đơn vị doanh nghiệp mà còn với rất nhiều đối tượng khác nhau. 1. Đối với các đơn vị doanh nghiệp Tiêu chuẩn HACCP giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao được uy tín, thương hiệu sản phẩm của mình trong mắt người tiêu dùng. HACCP góp phần tăng tính cạnh tranh cùng các khả năng để đơn vị doanh nghiệp có thể dễ dàng chiếm lĩnh được thì trường, nhất là đối với các thực phẩm sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu. Dấu chứng nhận HACCP sẽ được phép in trên các nhãn dấu và được chứng nhận phù hợp theo hệ thống HACCP, theo đó, tạo lòng tin đối với người tiêu dùng tốt hơn tronh quá trình kinh doanh thực phẩm. Tiêu chuẩn HACCP được xem là cơ sở để doanh nghiệp có thể đảm bảo được các điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại. 2. Đối với ngành công nghiệp HACCP đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực ATTP hiện nay đối với rất nhiều đối tượng khác nhau. Tiêu chuẩn HACCP giúp cho ngành công nghiệp trên thế giới có thể tăng sự cạnh tranh cũng như khả năng tiếp thị hơn. HACCP giúp giảm bớt những chi phí không cần thiết bởi nó sẽ giảm bớt về số lượng các sản phẩm hỏng, tồn hay phải thu hồi. Áp dụng tiêu chuẩn HACCP cũng giúp cho ngành công nghiệp có thể cải tiến tốt hơn về quá trình sản xuất cũng như các điều kiện thuận lợi của môi trường. Ngoài ra, tiêu chuẩn HACCP cũng góp phần tăng khả năng, cơ hội kinh doanh, các hoạt động xuất – nhập khẩu về lương thực, thực phẩm ra nước ngoài. 3. Đối với lợi ích của nhà nước Giúp cho quá trình cải thiện tốt hơn về sức khỏe của cộng đồng, đồng thời nâng cao về chất lượng, hiệu quả kiểm soát lĩnh vực thực phẩm trên thị trường. Giúp giảm bớt nhiều chi phí liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng hiện nay. Tiêu chuẩn HACCP cũng tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi để quá trình phát triển thương mại được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả tốt. Không chỉ vậy, việc có chứng chỉ về tiêu chuẩn HACCP cũng giúp mang lại lòng tin cho con người trong quá trình sử dụng các thực phẩm được cung cấp từ các đơn vị doanh nghiệp. 4. Đối với người tiêu dùng Giúp giảm bớt những vấn đề về bệnh tật đến con người thông qua con đường thực phẩm ăn uống hàng ngày. Có tiêu chuẩn HACCP cũng giúp con người có thể nâng cao hơn nữa về nhận thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong cuộc sống của mình. Tiêu chuẩn HACCP cũng làm tăng mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm. Bên cạnh đó, việc áp dụng tiêu chuẩn này cũng giúp cải thiện tốt hơn cho cuộc sống con người, đặc biệt là về sức khỏe bởi nó có ảnh hưởng quan trọng đến với rất nhiều hoạt động khác trong sự phát triển nền kinh tế – xã hội. Xem thêm: Quy định truy xuất nguồn gốc trong tiêu chuẩn HACCP Dịch vụ tư vấn chứng nhận HACCP cho các doanh nghiệp Quy trình chứng nhận HACCP được thực hiện một cách khoa học, logic giúp doanh nghiệp nắm rõ các thủ tục cần phải thực hiện để đạt được chứng nhận HACCP. Bước 1: Đăng ký chứng nhận Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận tại Chất Lượng Việt (CLV). Doanh nghiệp cần các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, thông tin về lĩnh vực hoạt động, hình thức sản xuất, sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh,… Sau đó, CLV sẽ cùng doanh nghiệp thỏa thuận và ký kết hợp đồng. Bước 2: Đánh giá sơ bộ Căn cứ vào tình hình áp dụng HACCP cụ thể của doanh nghiệp, CLV sẽ có đội ngũ chuyên gia đến đánh giá sơ bộ thực tế hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp. Bước 3: Đánh giá tài liệu Khi đăng ký chứng nhận HACCP, CLV sẽ đưa ra danh sách các hồ sơ mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị phục vụ cho quá trình đánh giá, thẩm xét hệ thống HACCP. Thông thường, thời gian đánh giá tài liệu, hồ sơ HACCP sẽ căn cứ vào quy mô cùng loại hình cụ thể của từng doanh nghiệp. Sẽ có những khoá đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ ở giai đoạn này. Chất lượng Việt cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận HACCP trọn gói trên toàn quốc Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý Đoàn chuyên gia đánh giá đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng HACCP tại doanh nghiệp. Xem xét sự phù hợp giữa thực tế cùng những nội dung trong hồ sơ, tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp. Sau đó, đưa ra các kiến nghị cho doanh nghiệp để khắc phục các sự không phù hợp trong hệ thống. Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ CLV sẽ kiểm tra lại tình trạng cần khắc phục các điểm không phù hợp đã được chỉ ra ở bước trước đó. Sau khi các điểm không phù hợp đã được khắc phục, Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận HACCP. Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận Sau khi thẩm xét hồ sơ đánh giá , nếu kết quả là phù hợp, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận cùng dấu chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp. Tham khảo: Ví dụ minh họa về thực hiện áp dụng tiêu chuẩn HACCP trong doanh nghiệp Chứng nhận HACCP có hiệu lực tối đa 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian chứng chỉ còn hiệu lực, CLV sẽ tổ chức các cuộc đánh giám sát định kỳ thường niên mỗi năm 1 lần nhằm kiểm tra tình trạng áp dụng HACCP trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không duy trì hệ thống theo tiêu chuẩn HACCP thì giấy chứng nhận HACCP sẽ mất đi hiệu lực và bị thu hồi. Chi phí tư vấn chứng nhận HACCP Thực tế, chi phí chứng nhận HACCP cho mỗi đơn vị doanh nghiệp là khác nhau. Một số yếu tố chủ yếu liên quan đến việc tính chi phí HACCP như sau: Quy mô và phạm vi của doanh nghiệp: Quy mô về nhân sự, phòng ban là bao nhiêu? Đây là căn cứ để tổ chức chứng nhận xác định Manday (ngày làm việc). Và đồng thời cũng là số lượng nhân sự tham gia đánh giá. Phạm vi về địa điểm của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có những địa điểm hoạt động kinh doanh nào? Địa điểm sản xuất có khác với địa điểm trụ sở? Các thông tin này sẽ liên quan nhiều tới chi phí đi lại; ăn ở của chuyên gia. Ví dụ: Chi phí đi lại 02 địa điểm hay 01; Tại 02 tỉnh khác nhau hay cùng tỉnh. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào: sự phức tạp trong quy trình sản xuất và sản phẩm. Đây cũng là 01 yếu tố có thể tổ chức chứng nhận sẽ cân nhắc chi phí. Vì nó sẽ mất nhiều thời gian và cần phải có những chuyên gia kỹ thuật đi theo. Tùy thuộc vào quy mô, phạm vi, số lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí xây dựng áp dụng và chi phí nhân sự tham gia cũng như chi phí đăng ký, chi phí thử nghiệm,… mà mức chi phí cũng có sự thay đổi. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận HACCP, cùng đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, Chất lượng Việt sẽ mang đến cho bạn dịch vụ tư vấn theo tiêu chuẩn Quốc tế, giúp doanh nghiệp của bạn cải tiến hiệu quả hoạt động kinh doanh và nâng cao hình ảnh thương hiệu trên thị trường. Mọi thắc mắc hay yêu cầu chứng nhận hệ thống quản lý HACCP, cũng như để xác định cụ thể chi phí chứng nhận HACCP là bao nhiêu, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0932.521.368 hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

adminici | 10/03/2021

Công bố hợp quy phân bón

Căn cứ pháp lý: Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón. Công văn số 2242/BVTV-QLPB của Cục bảo vệ thực vật gửi đến Sở NN&PTNT. Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT. Xem chi tiết: Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón https://clv.vn/nghi-dinh-108-2017-nd-cp-ve-quan-ly-phan-bon/ Quy định về việc công bố hợp quy phân bón Việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phân bón thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phân bón là các chỉ tiêu chất lượng được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Việc quản lý chất lượng phân bón được thực hiện theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP. Đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực. Tham khảo: Quy trình chứng nhận hợp quy phân bón năm 2020 Đối tượng áp dụng Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam. Hồ sơ công bố hợp quy phân bón Quy định về hồ sơ công bố hợp quy phân bón như sau: Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy: Bản công bố hợp quy theo mẫu; Bản sao có chứng thực chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp; Bản mô tả chung về sản phẩm (đặc điểm, tính năng, công dụng…). Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: Bản công bố hợp quy theo mẫu; Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng…); Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được chỉ định; Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định. Hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001; Kế hoạch giám sát định kỳ; Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: Đối tượng được chứng nhận hợp quy; Tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy (số hiệu, tên…); Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy; Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng; Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá); Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận); Thông tin bổ sung khác. Xem thêm: Quy trình Cấp chứng nhận ISO 9001:2015 Thủ tục công bố hợp quy phân bón Quy định về thủ tục công bố hợp quy phân bón như sau: Bước 1: Đánh giá hợp quy của đối tượng công bố với quy chuẩn kỹ thuật. Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định. Hoặc do tổ chức, cá nhân tự công bố hợp quy; Trường hợp tự đánh giá hợp quy thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định; Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức công bố hợp quy. Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh. Chất Lượng Việt cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận hợp chuẩn – hợp quy. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến công bố hợp quy phân bón, chứng nhận hợp quy phân bón. Tham khảo: Chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ Chính phủ ban hành Nghị định 84 thay thế Nghị định 108 về quản lý phân bón Khảo nghiệm phân bón là gì? Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón Giấy phép sản xuất phân bón Hồ sơ, trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu Bộ Công Thương gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm phân bón