clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

Tìm kiếm

Jeffrey | 17/12/2021

Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ có lẻ không còn quá lạ lẫm đối với những người trong ngành nông nghiệp trồng trọt. Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương. Ngoài ra, nó còn giúp cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. Vậy cụ thể nông nghiệp hữu cơ là gì? Tại sao nông dân phải chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ? Các nguyên tắc cơ bản trong sản xuất hữu cơ. Hãy bắt đầu tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé! Nông nghiệp hữu cơ là gì? Nông nghiệp hữu cơ theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là "Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe cho người và vật nuôi". Nông nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, và kiểm soát cỏ, côn trồng và các loại sâu bệnh khác. Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. Tại sao chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ? Nông nghiệp hữu cơ chính là giải pháp lớn để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch. 10 lợi ích tiêu biểu cho thấy nông dân nên chọn phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ. Giảm tác độc của thuốc trừ sâu và hóa chất Nông nghiệp hữu cơ hướng đến thực hành bền vững và thân thiện với môi trường. Canh tác hữu cơ chú trọng đến duy trì dinh dưỡng trong đất và chú trọng đến an toàn thực phẩm hơn. Bằng việc tận dụng phân hữu cơ, phân xanh hoặc các bộ phận cây trồng bị bật gốc hoặc gieo xuống héo để làm lớp phủ cho cây trồng của bạn. Phục hồi và cải thiện sức khỏe của đất Nông nghiệp hữu cơ bài trừ các chất tăng trưởng tổng hợp, điều đó tạo cho đất một hơi thở mới, thành phần đất không lẫn tạp và tạo cơ hội để đất trẻ hóa một cách tự nhiên. Phân xanh, phân hữu cơ và lớp phủ khiến thành phần hữu cơ từ đất tăng nhanh, điều đó làm đất giàu dinh dưỡng. Giảm mức độ xói mòn đất Bới đất nông, đây là một kỹ thuật chủ yếu dùng trong canh tác nông nghiệp hữu cơ nhằm đảm bảo lớp đất không bị phá vỡ sâu hơn 7,5 – 15cm. Lớp đất phía trên cùng theo thời gian sẽ được bồi thêm các chất dinh dưỡng theo chu kỳ của từng giống cây. Việc không phá vỡ kết cấu lớp đất sâu bên dưới giúp cho khả năng giữ nước được tốt hơn. Giảm thiểu tác động đến khí hậu Canh tác hữu cơ loại bỏ việc sử dụng phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu, nồng độ nitơ trên mỗi ha đất được giảm mạnh. Điều này góp phần vào một hệ thống sản xuất thực phẩm bền vững với năng suất tăng, an toàn và giảm tải áp lực lên môi trường mà nó được canh tác. Tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm Do được hạn chế tiếp xúc với kim loại nặng trong phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu nên sản phẩm hữu cơ rất giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra, các cấu trúc đường và khoáng chất trong các sản phẩm hữu cơ là đáng kể so với thực phẩm được sản xuất thông thường. Điều này làm các loại rau và trái cây bổ dưỡng hơn, tốt cho sức khỏe hơn và có chất lượng cao hơn. Sản phẩm hữu cơ đồng thời có khả năng tăng cường miễn dịch trong chúng ta một cách tự nhiên. Do cấu trúc cây trồng không bị biến chất bởi các thành phần hóa học nên sản phẩm rất giàu khoáng chất và vitamin có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch của người dùng. Nguồn thực phẩm hữu cơ đáng tin cậy Thực phẩm hữu cơ, không giống như những sản phẩm được trồng theo kiểu công nghiệp hóa thông thường vì nó ít được xử lý hơn, các tính chất của sản phẩm vẫn còn tinh khiết. Bên cạnh đó, sản phẩm hữu cơ còn dễ làm hài lòng người tiêu dùng. Thậm chí có thể dễ dàng xuất khẩu nếu đáp ứng đủ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc nông sản. Tại sao người tiêu dùng chọn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ? Vì sản phẩm hữu cơ không có chất lưu tồn từ thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng. Thực phẩm hữu cơ có vị ngon hơn, nhiều giá trị dinh dưỡng hơn. Thực phẩm hữu cơ chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống các bệnh ung thư hơn các loại thực phẩm canh tác theo phương pháp thông thường. Các nguyên tắc cơ bản trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ Quốc tế IFOAM: " Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật khác có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người". Gồm có 13 nguyên tắc trong canh tác nông nghiệp hữu cơ: #1. Tất cả các loại phân bón hóa học đều bị cấm dùng. #2. Cấm dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học. #3. Cấm dùng các loại hóc môn tổng hợp (thuốc kích thích sinh trưởng). #4. Các thiết bị canh tác (bình phun thuốc trừ sâu, cuốc,...) đã dùng trong canh tác truyền thống không được sử dụng trong canh tác hữu cơ. #5. Nông dân phải duy trì việc ghi chép lại các nguồn của tất cả các khoản vật tư (giống, phân bón,...) dùng trong canh tác. #6. Các cây trồng trong các ruộng hữu cơ phải khác với cây trồng trong ruộng truyền thống. #7. Một vùng cách ly (hoặc một vùng ngăn cản) cần phải được thiết lập nhằm để tránh việc nhiễm bẩn từ bên ngoài vào. Vùng cách ly này có thể là một con đê, con mương thoát nước hoặc một hàng cây nhằm sàng lọc nhiễm bẩn. Cây trồng cách ly phải gồm hai hàng rào và cao hơn loại cây trồng truyền thống. Các loại cây trồng làm hàng rào cách ly phải khác với cây trồng trong ruộng hữu cơ. #8. Ngăn cấm phá rừng nguyên sinh để canh tác hữu cơ. #9. Các loại cây trồng ngắn ngày (lúa, rau, ngô,...) phải có ít nhất 12 tháng chuyển đổi. Cây trồng lâu năm được gieo trồng sau giai đoạn chuyển đổi được coi là cây trồng hữu cơ. #10. Các loại cây trồng lâu năm (chè, cà phê,...) phải có ít nhất 18 tháng chuyển đổi. Các cây trồng ngắn ngày được thu hoạch sau giai đoạn chuyển đổi được coi là sản phẩm hữu cơ. #11. Cấm sử dụng các loại giống cây chuyển đổi gen. #12. Tốt nhất nên sử dụng hạt giống hữu cơ và các nguyên liệu hữu cơ. #13. Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.

Jeffrey | 16/12/2021

ISO 22000: Đối tượng và các yêu cầu của ISO 22000

ISO 22000 – Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm, đã tạo bước chuyển biến đáng kể về nhận thức trong việc nhận biết và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi cung ứng. Hiện nay, ISO 22000:2018 được biết đến như một công cụ hữu hiệu giúp các cơ sở chế biến thực phẩm đảm bảo được sản phẩm của mình an toàn đối với mọi người. ISO 22000:2018 ISO 22000:2018 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 (gọi tắt là ISO 22000) quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đồng thời, ISO 22000 cũng tích hợp với nguyên tắc phòng ngừa mối nguy an toàn thực phẩm là HACCP. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 hiện đang được áp dụng rông rãi trên 150 nước, trong đó có Việt Nam. Hiểu được khái niệm tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì rồi, có phải vấn đề bạn đang thắc mắc tiếp theo là: ISO 22000 áp dụng cho những đối tượng doanh nghiệp nào, tiêu chuẩn đưa ra những yêu cầu gì? và tầm quan trọng của chứng nhận ISO 22000:2018? Hiểu được điều bạn cần, ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức về ISO 22000. Hãy cùng theo dõi nhé! ISO 22000 áp dụng cho những đối tượng doanh nghiệp nào? ISO 22000 là một tiêu chuẩn dành cho mọi doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi cung ứng thực phẩm. Tức là mọi doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đều có thể áp dụng ISO 22000 cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của cá nhân doanh nghiệp đó. Cụ thể: Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông trại, trang trại, ngư trường Đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ làm sạch và vệ sinh về thực phẩm Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo quản và phân phối thực phẩm Nhà cung cấp thiết bị, chất làm sạch, chất khử trùng, vật liệu bao gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm. Các yêu cầu của hệ thống quản lý ISO 22000 doanh nghiệp cần đáp ứng Trước tiên, doanh nghiệp cần tổ chức một nhóm các cá nhân đủ điều kiện để thành lập đội an toàn thực phẩm. Các thành viên phải được đào tạo và có đủ hiểu biết về những vấn đề liên quan trong công việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Sau khi hướng dẫn doanh nghiệp lập đội an toàn thực phẩm, các đơn vị tư vấn chứng nhận ISO 22000 luôn tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với một hệ thống tài liệu tại chỗ và thủ tục cần thiết bao gồm: Chính sách an toàn thực phẩm tổng thể được đưa ta cho toàn hoạt động của doanh nghiệp, được xây dựng dựng bởi lãnh đạo doanh nghiệp và truyền đạt tới các phòng ban, bộ phận, nhân viên. Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khi được thiết lập sẽ thúc đẩy các nỗ lực tuân thủ chính sách. Các chương trình tiên quyết hiệu quả tại chổ để tạo điều kiện ngăn ngừa và giảm chất ô nhiễm trong sản phẩm, quá trình chế biến sản phẩm và môi trường làm việc. Tài liệu phân tích mối nguy và kế hoạch kiểm soát mối nguy phải được soạn thảo và phát triển để xác định, ngăn chặn và loại bỏ các mối nguy về an toàn thực phẩm. Hệ thống quy trình liên quan tới quản lý an toàn thực phẩm đều được lập thành văn bản truyền đạt tới toàn tổ chức để vận hành việc kiểm soát mối nguy gây mất an toàn thực phẩm. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để xác định sản phẩm. Thiết lập một hệ thống hành động khắc phục và kiểm soát sản phẩm không phù hợp. Duy trì một thủ tục được ghi chép để xử lý việc thu hồi sản phẩm. Kiểm soát các thiết bị giám sát và đo lường. Thiết lập và duy trì đánh giá nội bộ. Cần có kế hoạch ứng phó và xử lý các tình huống khẩn cấp. Tổ chức các cuộc họp đánh giá quản lý định kỳ để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Liên tục cập nhật và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Cung cấp đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bằng các hoạt động đào tạo nhân viên, đầu tư cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc phù hợp. Tầm quan trọng của chứng nhận ISO 22000:2018? Chứng nhận ISO 22000 là chứng chỉ có giá trị quốc tế, nó như một lời cam kết của doanh nghiệp trong việc kiểm soát các mối nguy hiểm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng… Giá trị của chứng nhận ISO 22000 có thể được thể hiện dưới các khía cạnh sau: Chứng minh cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được triển khai nhằm chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Chứng nhận ISO 22000 như một bằng chứng về an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong quản lý thực phẩm Doanh nghiệp sẽ bắt đầu quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn đối với các vấn đề: Quản lý nguyên vật liệu đầu vào; quản lý kế hoạch sản xuất; quản lý kho; quản lý nhân sự sản xuất; quản lý thành phẩm; quản lý về điều kiện nhà xưởng; quản lý dụng cụ sản xuất…. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dần cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý chung cho doanh nghiệp. Yêu cầu bắt buộc khi tham gia đấu thầu; cung cấp thực phẩm trường học; khu công nghiệp Hiện nay, để chứng minh năng lực khi tham gia một số dự án đấu thầu. Doanh nghiệp cần có một số giấy tờ liên quan đến lĩnh vực mình hoạt động. Giấy cơ sở đủ điều kiện; Giấy phép con; Giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn. Giấy chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP trong lĩnh vực thực phẩm. Giấy chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế Giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Căn cứ theo Điều 12: Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm – Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định. Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP). Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”. Bài viết cùng chủ đề: Chứng nhận iso 22000:2018 là gì – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Hướng dẫn quy trình 8 bước đánh giá cấp giấy chứng nhận iso 22000:2018

Jeffrey | 15/12/2021

Đẩy mạnh sản xuất VietGAP doanh nghiệp thu lợi cao

Khoảng 6 năm trở lại đây, phong trào sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt tại Bình Phước phát triển mạnh. Nhiều mô hình trồng rau, củ, quả trong nhà màng được các hộ nông dân đầu tư thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Thanh Phú (Bình Long), gia đình ông Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tổ 2, ấp Phú Thành đã đầu tư 2,7 tỷ đồng để xây dựng 7.000m2 nhà mang trồng dưa lưới và rau càng cua theo tiêu chuẩn VietGAP. Ý tưởng trồng rau, củ, quả theo hướng hữu cơ trong nhà màng của ông Nguyễn Hữu Thọ nhen nhóm từ năm 2010. Khi đó, mô hình này chỉ mới xuất hiện ở một số nơi như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu, Sơn La,… còn tại Bình Phước chưa ai thực hiện. Vì vậy, cha con ông Thọ đã rong ruổi nhiều tháng trời đi Đà Lạt, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng. Tuy nhiên, những nơi ông Thọ đã đi qua cũng chỉ tham khảo là chính, bởi rất khó áp dụng do nhiều yếu tố nên ông phải kết hợp tìm kiếm thông tin từ internet, sách, báo để tham khảo, áp dụng. Đến cuối năm 2016, ông Thọ thuê công ty tư vấn và xây dựng 7.000m2 nhà màng kiên cố, hiện đại để trồng dưa lưới, rau hữu cơ theo hướng công nghệ cao, đồng thời tham gia học lớp sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo hướng VietGAP. Hiện gia đình ông có 5 nhà màng, trong đó 4 nhà màng trồng dưa lưới, 1 nhà trồng rau càng cua. Các nhà màng được ông Thọ xây dựng rất hiện đại với 2 lần cửa ra vào, lưới dày màu trắng để hấp thu ánh sáng, ngăn nhiệt mặt trời và ngăn ngừa các loại sâu bệnh, nước mưa… Mô hình trồng dưa lưới, rau của ông Thọ tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ chọn giống đến nước tưới, phân bón. Vì được trồng trong nhà kính, cùng hệ thống tưới phun sương nên độ ẩm trong đất luôn đảm bảo, rau, quả phát triển xanh tốt, ít bị sâu bệnh, từ đó hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật. Ông Thọ cho biết, trồng dưa lưới nhàn, đầu tư ban đầu tuy hơi lớn, song sản phẩm thu được sạch và an toàn, không phụ thuộc thời tiết, ngăn ngừa được sâu bệnh hại, giảm đáng kể các khoản chi phí. Đây cũng là hướng đi phù hợp khi thị trường rau quả không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay. Dưa lưới của gia đình ông xuất bán ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các siêu thị lớn. Nói về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới, ông Thọ chia sẻ, sau mỗi lứa thu hoạch, chuẩn bị đất, cày xới, phơi nắng, bón phân lót 2-3 tuần thì gieo trồng vụ tiếp theo. 10 ngày đầu sau khi gieo, chú ý các bệnh như nấm, thối rễ, héo lá, nhũn thân… Khi dưa bắt đầu ra bông, cứ 1 sào ông Thọ đưa 2 thùng nuôi ong mật thả vào nhà màng để ong giúp cây thụ phấn. Khi cây đậu trái thì giữ những trái đạt yêu cầu, còn lại cắt bỏ hết; kết hợp cắt chồi, tỉa lá gốc ở độ cao khoảng 70-80cm so với mặt đất để tạo độ thông thoáng cho vườn dưa và giảm lượng đạm, bón tăng lượng kali, canxi. Ngày tưới nước 4 lần bằng hệ thống tưới tự động nhỏ giọt với liều lượng 1 lít/cây/ngày. Nếu phát hiện dấu hiệu của sâu thì dùng thuốc có nguồn gốc sinh học, định kỳ 15 ngày/lần, như vậy vẫn đảm bảo thời gian cách ly. Sau 75 ngày, dưa lưới cho thu hoạch. Trước khi thu hoạch khoảng 15 ngày, ông dùng dụng cụ đo độ ngọt của dưa và khống chế ở mức nhất định để đảm bảo chất lượng dưa tốt nhất. Với năng suất trung bình 1,5kg/cây, tương đương sản lượng 3-4 tấn/sào với giá bán từ 30-35 ngàn đồng/kg, mỗi sào cho thu trên 100 triệu đồng, trong đó lợi nhuận đạt khoảng 60%. Trung bình 1 năm gia đình ông Thọ trồng được 3 lứa dưa, sản lượng khoảng 100 tấn trái. Sản xuất theo quy trình khép kín, sau mỗi vụ thu hoạch dưa lưới, ông tận dụng “giá thể” đã trồng dưa để trồng rau càng cua. Theo ông Thọ, trồng rau càng cua rất đơn giản. Đầu tiên chuẩn bị hạt giống chất lượng, ươm giống, trồng cây, sau khoảng 70 ngày sẽ cho thu hoạch. Có thời điểm ông trồng rau tại 2 nhà kính, mỗi nhà thu về 2 tấn rau. Với giá thị trường hiện nay từ 18-30 ngàn đồng/kg, mỗi vụ ông lãi hơn 20 triệu đồng/nhà kính. Tuy nhiên, do thị trường rau càng cua không ổn định, lệ thuộc vào từng mùa, từng thời điểm nên việc xuất bán loại rau này đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ông Thọ chỉ trồng rau càng cua để bán theo đơn đặt hàng. Để thuận lợi chăm sóc vườn dưa lưới, rau an toàn, ông đã tìm tòi, nghiên cứu chế tạo ra nhiều loại máy móc, từ máy làm đất, máy đánh tan xơ dừa, máy phun thuốc trừ sâu, máy gieo hạt, trồng cây… giúp tiết giảm nhiều công lao động, hạ giá thành, đem lại lợi nhuận cao. Được trồng đúng quy trình theo công nghệ sạch, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, mà chỉ dùng các chế phẩm sinh học tự tạo nên vườn dưa, rau nhà ông Thọ cho năng suất cao, đảm bảo an toàn chất lượng. Mô hình dưa lưới, rau của gia đình ông Thọ không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giải quyết việc làm cho một số lao động tại địa bàn. Đặc biệt, nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến, cùng việc quản lý và sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình VietGAP, việc sản xuất trong nhà màng loại bỏ các yếu tố gây bệnh, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô sản xuất trong nhân dân thì rất cần có chuỗi cửa hàng cung ứng rau, quả sạch từ trang trại đến người tiêu dùng. Nhất là việc xây dựng thương hiệu sản phẩm để có đầu ra ổn định và được các cấp, ngành hỗ trợ kỹ thuật nhiều hơn nữa đang là điều mong mỏi của nhiều hộ dân trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Phước hiện nay. Theo vietgap.com

Jeffrey | 12/12/2021

Chứng nhận VietGAP trồng trọt: 8 bước cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt (2024)

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tiết lộ những điều cần biết về chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì cũng như những chia sẽ kinh nghiệm áp dụng VietGAP trồng trọt. Sau bài viết này bạn sẽ có thể: Hiểu được thế nào là tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt. Biết được tại sao chứng nhận VietGAP lại quan trọng? Nắm được chi tiết quy trình cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm VietGAP trồng trọt là gì… Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt là gì? VietGAP (viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy tắc về thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản ở Việt Nam. VietGAP trồng trọt là các quy tắc về thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt tại Việt Nam. Tiêu chuẩn bao gồm những trình tự, nguyên tắc, thủ tục hướng dẫn các cá nhân, tổ chức sản xuất, thu hoạch và sơ chế để đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm phúc lợi xã hội, sức khoẻ người lao động cũng như người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. VietGAP trồng trọt áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp, cây trồng dùng làm thực phẩm như: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,.. hầu hết VietGAP trồng trọt được áp dụng cho mọi cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp an toàn trên thị trường Việt Nam. Chứng nhận VietGAP trồng trọt quan trọng như thế nào? 4 lý do nên có chứng nhận VietGAP trồng trọt Đối với xã hội: Đạt giấy chứng nhận VietGAP, đây chính là bằng chứng để khẳng định rằng sản phẩm của mình được đảm bảo về an toàn thực phẩm. Có lợi cho quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại. Một quy trình sản xuất nông nghiệp tối ưu ảnh hướng rất lớn đến thói quen, tập quán sản xuất hiện nay, quy trình càng tốt càng đem tới sản phẩm an toàn vệ sinh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm bớt các chi phí y tế cũng như đảm bảo xã hội phát triển bền vững. Đối với nhà sản xuất: Người trực tiếp quản lý VietGAP sẽ được đào tạo, tập huấn về VietGAP. Có kỹ năng phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu từ canh tác cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Khi các đơn vị sản xuất áp dụng đúng quy trình và được cấp chứng nhận VietGAP sẽ nâng được lòng tin trong mắt người tiêu dùng, nhà phân phối, và cơ quan quản lý. Tạo độ tin cậy cho thương hiệu, thị trường tiêu thụ tốt hơn. Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận VietGAP dùng làm thực phẩm sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Toàn bộ chuỗi sản xuất sẽ được kiểm soát chặt chẻ, hình thành được quy trình sản xuất đạt chuẩn mục tiêu cuối cùng là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với người tiêu dùng: Mục đích chính và cuối cùng của sản phẩm VietGAP là phục vụ cho người tiêu dùng sản phẩm được bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, thiết lập niềm tin với khách hàng, duy trì danh tiếng cho thương hiệu, tạo nên thế hệ người tiêu dùng thông thái có thể nhận biết được những sản phẩm chất lượng nhờ dấu hiệu chứng nhận của VietGAP. 4 tiêu chí trong đánh giá cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt Thứ nhất: Về kỹ thuật sản xuất Yêu cầu về kỹ thuật sản xuất là tiêu chí đặt ra đầu tiên của chứng nhận VietGAP mà doanh nghiệp phải đạt được. Trong đó bao gồm: phương thức canh tác, thu hoạch cũng như những tiêu chuẩn về hạt giống (trồng trọt), con giống (thủy sản, chăn nuôi), nguồn nước, nguồn đất. Thứ 2: Về môi trường làm việc Môi trường làm việc phải có đầy đủ tiêu chuẩn an toàn lao động cần thiết mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động, bảo vệ tốt nhất cho người lao động về sức khỏe. Thứ ba: Về an toàn thực phẩm Đảm bảo an toàn thực phẩm là tiêu chí rất quan trọng để doanh nghiệp bạn có thể đạt chứng nhận VietGAP. Để đảm bảo được về chất lượng thực phẩm trong toàn bộ khâu canh tác, doanh nghiệp phải đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, không được sử dụng các chất bảo quản, dư lượng kháng sinh, chỉ được sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép theo quy định. Thứ tư: Về nguồn gốc sản phẩm Các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP phải truy xuất được nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo về chất lượng cũng như giúp cho việc kiểm tra xuất xứ sản phẩm. Quy trình đánh giá chứng nhận VietGAP trồng trọt Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận VietGAP Doanh nghiệp thực hiện đăng ký cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt với tổ chức chứng nhận. Hồ sơ đăng ký bao gồm: Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền. Sơ đồ vùng sản xuất. Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng chứng nhận Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP, trong vòng 03 ngày làm việc, tổ chức chứng nhận sẽ xem xét, xác nhận và thông báo cho cơ sở về tình trạng hồ sơ đăng ký, phạm vi đăng ký chứng nhận, hướng dẫn cho cơ sở sản xuất bổ sung những nội dung còn thiếu (nếu có). Bước 3: Chuẩn bị đánh giá Tổ chức chứng nhận sẽ thành lập đoàn đánh gia, thực hiện lên kế hoạch cùng với lịch đánh giá. Bước 4: Đánh giá hồ sơ Ở bước này, đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu VietGAP trồng trọt. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước 5: Đánh giá chứng nhận (đánh giá địa điểm sản xuất) Đoàn đánh giá thực hiện đánh giá các nguyên tắc của VietGAP theo đúng chương trình đánh giá, theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có quy định VietGAP ban thành theo TCVN 11892-1:2017 - Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) - Phần 1: trồng trọt. Lấy mẫu kiểm nghiệm: tổ chức chứng nhận chỉ chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của khách hàng khi kết quả kiểm nghiệm vẫn còn hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày đánh giá, đúng chỉ tiêu và phòng kiểm nghiệm đúng năng lực theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP. Bước 6: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Bước 7: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Sau khi đánh giá quá trình sản xuất và lấy mẫu xong, đoàn đánh giá họp nội bộ để tổng hợp, thống nhất các phát hiện đánh giá, điểm lưu ý trong hoạt động đánh giá và lấy mẫu. Sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận VietGAP. Bước 8: Cấp giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế, kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bước 9: Đánh giá giám sát Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận VietGAP tối đa không quá 03 năm kể từ ngày cấp. Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, định kỳ 01 năm/01 lần tổ chức chứng nhận sẽ cử đoàn đánh giá đến cơ sở để tiến hành đánh giá giám sát. Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu. Kết quả đánh giá giám sát định kỳ đối với cơ sở là căn cứ để tổ chức chứng nhận xem xét duy trì chứng nhận. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và chất lượng về khái niệm chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì hay quy trình đăng ký cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt chuyên nghiệp mà bạn đang tìm kiếm.

Jeffrey | 07/12/2021

FDA là gì? Thủ tục cấp chứng nhận FDA Hoa Kỳ (2022)

Chứng nhận FDA được xem là “giấy thông hành” giúp đưa sản phẩm, hàng hóa của bạn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Nghĩa là nếu bạn muốn xuất khẩu sản phẩm hàng hóa đến thị trường Mỹ, thì bạn bắt buộc phải có giấy chứng nhận FDA để được thông quan. Bài viết hôm nay sẽ có những nội dung hữu ích dành cho bạn: Chứng nhận FDA là gì? Vai trò của chứng nhận FDA? Những sản phẩm nào bắt buộc phải xin cấp chứng nhận FDA? Hướng dẫn đăng ký cấp chứng nhận FDA Cùng theo dõi bài viết nhé! Tiêu chuẩn FDA là gì? Tiêu chuẩn FDA viết tắt của Food and Drug Administration là Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn FDA được lập năm 1906, trụ sở chính tại White Oak, Maryland. FDA có 223 văn phòng và 13 phòng thí nghiệm trên khắp các các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Tính đến năm 2016, FDA đã có văn phòng khắp các nước trên toàn thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Costa Rica, Chile, Bỉ, và Vương quốc Anh. Chứng nhận FDA là gì? Giấy chứng nhận FDA là một giấy loại giấy tờ quan trọng trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ, đây là yêu cầu bắt buộc của thị trường này. Bạn có thể hiểu rằng cứ muốn nhập khẩu bất kỳ một loại sản phẩm, hàng hóa nào của mình vào thị trường Hoa Kỳ thì bạn phải có giấy chứng nhận FDA cho sản phẩm đó. Tương tự bạn xuất đi bao nhiêu loại sản phẩm thì bắt buộc phải đăng ký bấy nhiêu chứng chỉ FDA. Lưu ý: Không gộp chung nhiều mặt hàng thực phẩm lại với nhau, mỗi giấy chứng nhận FDA chỉ được một mặt hàng (sẽ không bị giới hạn về số lượng và trọng lượng). Vai trò của chứng nhận FDA Giấy chứng nhận FDA có vai trò rất quan trọng trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Giấy chứng nhận FDA được xem như là giấy thông hành. Các loại sản phẩm mà bạn muốn xuất khẩu thì bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận FDA và các mặt hàng này phải được kiểm tra rất nghiêm ngặc về mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu bạn không có giấy chứng nhận FDA thì sẽ không được phép thông quan, đồng nghĩa với việc kiện hàng sẽ bị trả lại hoặc bị hủy ngay lập tức tại cửa khẩu. Với trường hợp hàng nước ngoài nhập khẩu vào thị trường Mỹ, nếu vi phạm thì tất cả hàng hoá sẽ bị giữ tại cảng dưới sự quản lý của FDA & CBP (Bureau of Customs and Border Protection). Trường hợp này sẽ được xử lý theo điều (section) 801(m)(1) và quy định của Liên Bang. Bạn phải chịu toàn bộ phí phát sinh cho việc lưu kho và di dời, thanh lý loại hàng này. Theo định luật của Liên Bang, Chính phủ Mỹ có thể truy tố trước Pháp Luật những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm Đạo Luật này. Những sản phẩm nào bắt buộc phải xin cấp chứng nhận FDA? Dưới đây là chi tiết những sản phẩm cần chứng nhận FDA #1. Chứng nhận FDA cho thực phẩm Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bắt buộc phải đăng ký chứng nhận FDA. Thực phẩm bổ sung Nước uống đóng chai Phụ gia thực phẩm Sữa công thức cho trẻ sơ sinh Thực phẩm khác #2. Chứng nhận FDA cho thuốc Thuốc theo toa Thuốc không kê đơn Thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm,... là những đối tượng bắt buộc phải có chứng nhận FDA #3. Chứng nhận FDA cho mỹ phẩm Các công ty mỹ phẩm không bắt buộc phải đăng ký với FDA, nhưng mỹ phẩm phải an toàn cho mục đích sử dụng của họ. Nhưng có một lưu ý quan trọng cần là nếu trong ghi nhãn mỹ phẩm thể hiện những thông tin mà FDA quy định sản phẩm mỹ phẩm này là thuốc thì trong trường hợp này sản phẩm mỹ phẩm cần phải có sự chấp thuận của FDA. Chất làm ẩm, làm sạch da Sơn móng tay và nước hoa Đồ trang điểm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân #4. Chứng nhận FDA cho các thiết bị y tế FDA xếp các thiết bị y tế vào một trong ba loại dựa trên rủi ro: Loại I, Loại II và Loại III. Thiết bị loại III là thiết bị có rủi ro cao nhất và là thiết bị duy nhất yêu cầu FDA chấp thuận trước khi bán. Các nhà sản xuất thiết bị loại III phải chứng minh với FDA rằng thiết bị cung cấp sự đảm bảo hợp lý về tính an toàn và hiệu quả. Thiết bị y tế thông dụng Thiết bị nha khoa Máy móc y tế sử dụng công nghệ phức tạp Dụng cụ cấy ghép phẫu thuật và các bộ phận giả Thiết bị chụp X-quang Thiết bị trị liệu siêu âm Thiết bị laser #5. Chứng nhận FDA cho sản phẩm thú y Thức ăn chăn nuôi Thức ăn cho vật nuôi trong nhà Thuốc và thiết bị thú y Những hàng hóa không cần xin chứng nhận FDA Sản phẩm, hàng hóa được là ra bởi cá nhân Hàng hóa gửi đi Mỹ đưới dạng quà tặng cá nhân Hàng hóa cá nhân gửi cho cá nhân theo hình thức phi mậu dịch Sản phẩm thực phẩm thịt, gia cầm, trứng thuộc độc quyền tài phán của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tuân thủ các nguyên tắc và quy định của USDA Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá dưới 200 USD (Doanh nghiệp cần chứng minh đây là hàng mẫu gửi đến các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm, không bao gồm các lô hàng gửi cho nhà bán lẻ hoặc cá nhân). Thủ tục đăng ký cấp chứng nhận FDA Hồ sơ đăng ký chứng chỉ FDA gồm có: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thông tin doanh nghiệp (địa chỉ, quy mô, sản phẩm,…). Giấy chứng nhận HACCP/ISO 22000 (nếu có). Thông tin liên hệ văn phòng đại diện tại Mỹ. Thông tin người làm việc và chịu trách nhiệm chính về FDA. Thông tin khác (tùy trường hợp). Quy trình thực hiện: Sau khi đã thống nhất thông tin, ký kết hợp đồng. Tổ chức chứng nhận sẽ hướng dẫn doanh nghiệp kê khai tất cả các thông tin đăng ký FDA. Nhận đầy đủ thông tin, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành tạo tài khoản cho doanh nghiệp với hệ thống FDA. Đăng nhập vào FDA, đăng ký tài khoản và kê khai các chi tiết về sản phẩm trong FDA. Sau khi nhận được phí, hệ thống FDA sẽ tự động cập nhật mã PIN và mã PCN vào tài khoản đã đăng ký trên hệ thống đăng ký FDA của doanh nghiệp bạn. Ngay sau có mã PIN và mã PCN, sẽ tiến hành nhập lên hệ thống FDA, Submit, ra số FDA tạm thời cho doanh nghiệp. Bàn giao Giấy chứng nhận mã số FDA tạm thời đã được xác thực cho doanh nghiệp bạn. Trên đó là tổng hợp những thông tin về chứng nhận FDA chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ khái niệm FDA là gì và các bước để đăng ký chứng nhận FDA cho sản phẩm của mình. Bài viết tham khảo: Giải đáp các quy định về chứng nhận FDA và CE Marking

Jeffrey | 04/12/2021

Chứng nhận VietGAP rau sạch (Update 2024)

Nếu bạn là người điều hành của một trang trại hay là các đơn vị sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản với mong muốn sản phẩm của mình được sản xuất đảm bảo ATTP. Từ đó sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin từ khách hàng, đối tác. Chắc chắn bạn không thể bỏ qua chứng nhận VietGAP bởi đây bằng chứng cho thấy sản phẩm của bạn được đánh giá là an toàn thực phẩm trước khi bán ra thị trường. Thực phẩm rau sạch là gì? Rau sạch là một khái niệm chung để chỉ các loại rau được canh tác theo quy trình kỹ thuật tuân thủ một số tiêu chuẩn: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích… hoặc được sử dụng ở mức cho phép, nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì? VietGAP trồng trọt: Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt tại Việt Nam. Chứng nhận VietGAP trồng trọt là những yêu cầu trong sản xuất, sơ chế để đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt giúp bảo vệ sức khỏe con người và an toàn lao động của người sản xuất, cải thiện bảo vệ môi trường và biết được xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Chứng nhận VietGAP cho trồng trọt áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp, cây trồng dùng làm thực phẩm như: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,.. hầu hết VietGAP trồng trọt được áp dụng cho mọi cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp an toàn trên thị trường Việt Nam. Quy trình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP Để cho ra sản phẩm cuối cùng là nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, người trồng trọt phải áp dụng thực hiện đúng theo quy trình thực hành sản xuất tốt. Cụ thể quy trình trồng rau sạch cần đáp những yêu cầu sau: Đất trồng: Bạn cần chọn vùng đất trồng phải cao, có rãnh thoát nước, phân chia luống rõ ràng phù hợp cho sự sinh trưởng của từng loại rau. Đất không được tồn dư hóa chất độc hại, hàm lượng kim loại nặng trong đất không được vượt quá quy định. Đảm bảo khu vực trồng rau sạch phải được cách ly với các khu vực có chất thải công nghiệp nặng, bệnh viện ít nhất 2 km và với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Vùng trồng rau sạch không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp; sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ,… Nước tưới: Chất lượng nước tưới có vai trò quyết định đến sản phẩm của rau bởi lượng nước rất lớn từ rau xanh chủ yếu được lấy từ nước tưới. Có thể sử dụng nước giếng hoặc nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm để tưới, đảm bảo an toàn vệ sinh. Dùng nước sạch để pha các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đối với các loại rau mùi và xà lách thì nên dùng nước giếng khoan là tốt. Giống cây trồng: Giống cây trồng phải có nguồn gốc rõ ràng từ nơi sản xuất hạt giống, đối với hạt giống nội thì phải được kiểm dịch. Chỉ chọn và gieo trồng những hạt giống tốt, cây con khỏe mạnh, không mang mầm bệnh. Giống cây trồng cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh trước khi gieo trồng. Phân bón: Tùy theo từng loại rau sẽ có từng giai đoạn và lượng phân bón vào khác nhau. Sử dụng phân bón hữu cơ hoai mục bón cho rau là lựa chọn tốt nhất. Không được sử dụng các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng để tưới. Lưu ý trước thu hoạch 15 ngày cần kết thúc bón phân. Phòng trừ sâu bệnh: Không được phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có quy định cấm dùng cho rau. Ưu tiên chọ các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít gây độc hại làm ảnh hưởng đến ký sinh thiên địch. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, các chể phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh thay cho các loại thuốc hóa chất để bảo vệ an toàn cho cây trồng, đất, nước, môi trường không khí xung quanh. Ngừng phun thuốc trước ngày thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày. Thu hoạch và đóng gói: Thời điểm thu hái rau sạch ảnh hưởng đến chất lượng của rau khi đưa ra thị trường vì vậy cần phải chú ý thu hái đúng thời điểm. Rau phải được thu hoạch đúng độ chín tùy vào từng loại rau, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, dụng cụ chứa đựng cũng phải sạch. Sau khi thu hoạch rau phải được chuyển ngay đến khu vực sơ chế để phân loại, làm sạch, để ráo, đóng gói và bảo quản. Thời gian lưu trữ rau không quá 2 ngày và được bảo quản ở nhiệt độ 20 độ C. Quy trình đánh giá chứng nhận VietGAP trồng trọt Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận VietGAP Doanh nghiệp thực hiện đăng ký cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt với tổ chức chứng nhận. Hồ sơ đăng ký bao gồm: Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền. Sơ đồ vùng sản xuất. Bước 2: Thương thảo, ký kết hợp đồng chứng nhận Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP, trong vòng 03 ngày làm việc, tổ chức chứng nhận sẽ xem xét, xác nhận và thông báo cho cơ sở về tình trạng hồ sơ đăng ký, phạm vi đăng ký chứng nhận, hướng dẫn cho cơ sở sản xuất bổ sung những nội dung còn thiếu (nếu có). Bước 3: Chuẩn bị đánh giá Tổ chức chứng nhận sẽ thành lập đoàn đánh gia, thực hiện lên kế hoạch cùng với lịch đánh giá. Bước 4: Đánh giá hồ sơ Ở bước này, đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu VietGAP trồng trọt. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước 5: Đánh giá chứng nhận (đánh giá địa điểm sản xuất) Đoàn đánh giá thực hiện đánh giá các nguyên tắc của VietGAP theo đúng chương trình đánh giá, theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có quy định VietGAP ban thành theo TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) – Phần 1: trồng trọt. Lấy mẫu kiểm nghiệm: tổ chức chứng nhận chỉ chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của khách hàng khi kết quả kiểm nghiệm vẫn còn hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày đánh giá, đúng chỉ tiêu và phòng kiểm nghiệm đúng năng lực theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP. Bước 6: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Bước 7: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Sau khi đánh giá quá trình sản xuất và lấy mẫu xong, đoàn đánh giá họp nội bộ để tổng hợp, thống nhất các phát hiện đánh giá, điểm lưu ý trong hoạt động đánh giá và lấy mẫu. Sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận VietGAP. Bước 8: Cấp giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế, kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bước 9: Đánh giá giám sát Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận VietGAP tối đa không quá 03 năm kể từ ngày cấp. Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, không quá 12 tháng/1 lần tổ chức chứng nhận sẽ cử đoàn đánh giá đến cơ sở để tiến hành đánh giá giám sát. Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu. Kết quả đánh giá giám sát định kỳ đối với cơ sở là căn cứ để tổ chức chứng nhận xem xét duy trì chứng nhận. Hy vọng bài chia sẻ đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về canh tác rau sạch VietGAP. Hãy kết hợp nó vào quá trình canh tác và đăng ký cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm của mình ngay từ bây giờ nhé! Liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Jeffrey | 02/12/2021

Hướng dẫn quy trình 8 bước đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Với tư cách là một nhà sản xuất đang hoạt động trong ngành thực phẩm thì bạn cần biết rằng điều kiện về an toàn của thực phẩm mà bạn sản xuất và kinh doanh là rất quan trọng. Ngoài các biện pháp sản xuất mà bạn đang áp dụng, thì bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn đang đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng trước bất kỳ mối nguy nào từ thực phẩm. Một trong những tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm hiện nay mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Bạn đã từng áp dụng tiêu chuẩn này để quản lý hệ thống an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp của mình chưa? Sản phẩm của bạn đã được cấp giấy chứng nhận ISO 22000 chưa? Đây là một công cụ hữu ích cho quá trình quản lý an toàn thực phẩm thực phẩm của bạn. Vậy ISO 22000:2018 là gì? Có nhiều lợi ích ra sao? Chúng tôi sẽ trình bày và hướng dẫn quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 22000 thật chi tiết cho bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây! Tổng quan về ISO 22000:2018 Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm, đối tượng áp dụng, cũng như hiểu thêm về lý do tại sao doanh nghiệp thực phẩm cần phải được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì? ISO 22000:2018 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nó xác định và đưa ra những yêu cầu cụ thể mà một tổ chức/doanh nghiệp phải làm để chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng thực phẩm an toàn khi đến tay người tiêu dùng. Định nghĩa ISO 22000:2018 là gì? Mục đích chính của tiêu chuẩn này là đảm bảo rằng thực phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng là an toàn theo các quy định tiêu chuẩn. ISO 22000 có cấu trúc dựa trên các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 và tuân thủ các nguyên tắc HACCP. ISO 22000:2018 dành cho đối tượng nào? ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, bất kể quy mô hoặc lĩnh vực nào. Từ trang trại đến cửa hàng bao gồm người trồng trọt, chăn nuôi, người vận chuyển, cơ sở đóng gói, người chế biến, người bán lẻ và nhà hàng. Cũng như những hệ thống quản lý chất lượng khác, với tiêu chuẩn này bạn có thể tích hợp vào các quy trình quản lý hiện có của mình hoặc cũng có thể xây dựng và áp dụng độc lập tiêu chuẩn. Cụ thể, chúng ta thường thấy những đối tượng doanh nghiệp dưới đây sẽ áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018: Doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống Doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị, nông sản Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn Doanh nghiệp thực phẩm chức năng Các hãng vận chuyển thực phẩm, logistiscs, lưu trữ, bảo quản thực phẩm Doanh nghiệp sản xuất vật liệu, bao gói thực phẩm. Tại sao chứng nhận ISO 22000:2018 lại quan trọng? Ở nội dung này chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn các lợi ích chính, giúp bạn dễ hiểu và dễ nắm bắt nhất. ISO 22000 cho phép các tổ chức áp dụng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả để giúp họ cải thiện hoạt động tổng thể về an toàn thực phẩm. Thứ nhất: Giấy chứng nhận ISO 22000 được sử dụng rộng rãi, được công nhận trên toàn thế giới và ngày càng phổ biến. Thứ hai: Đạt chứng nhận ISO 22000, cho thấy rằng sản phẩm của bạn đáp ứng được các yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm và bạn đang có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Thứ ba: ISO 22000 giúp cải thiện quản lý rủi ro trong quy trình sản xuất thực phẩm an toàn. Thứ tư: ISO 22000 giúp phát triển doanh nghiệp, mang lại niềm tin khách hàng, duy trì danh tiếng cho thương hiệu. ISO 22000:2018 yêu cầu những gì với doanh nghiệp? ISO 22000 yêu cầu bạn phải xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nghĩa là chúng ta sẽ xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thành một bộ hồ sơ tài liệu ISO 22000 dưới dạng văn bản và từ đó sẽ đưa vào hoạt động thực tế sản xuất của doanh nghiệp. Hồ sơ tài liệu ISO 22000 sẽ bao gồm: Các chương trình tiên quyết GMP, SSOP được áp dụng để đảm bảo một môi trường vệ sinh sạch sẽ. Kế hoạch HACCP phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn được phát triển để xác định, ngăn ngừa và loại bỏ các mối nguy về an toàn thực phẩm. Ban hành các quy trình của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sử dụng trong toàn bộ tổ chức của bạn, từ khâu một trong quá trình sản xuất và các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 Bước 1: Đăng ký chứng nhận Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000:2018 với tổ chức chứng nhận. Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng Sau khi đăng ký, đánh giá viên của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 – đánh giá hồ sơ Ở bước này, chuyên gia đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu ISO 22000. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 22000, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh. Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 – đánh giá thực địa Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến tại doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá thực địa, xem xét việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào thực tế tại doanh nghiệp. Xác định các lỗ hổng có thể có trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018, phân tích những điểm không phù hợp đưa ra yêu cầu điều chỉnh (nếu có). Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Kết thúc kiểm tra tại thực địa và đánh giá khắc phục (nếu có) đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018. Bước 7: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 (chứng chỉ ISO 22000:2018) Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bước 8: Giám sát sau chứng nhận Chứng chỉ ISO 22000 có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, thông thường sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận. Qua bài viết, ICI tin rằng đã giải đáp tường tận thắc mắc của bạn về khái niệm cũng như hướng dẫn chi tiết các bước trong quy trình đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000:2018. Hy vọng bài viết hướng dẫn Quy trình 8 bước đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 này sẽ giúp được nhiều cho bạn trên con đường phát triển doanh nghiệp của mình cũng như áp dụng nó cho việc quản lý hệ thống an toàn thực phẩm một cách hiệu quả nhất.

Jeffrey | 28/11/2021

Liên minh châu Âu thông báo quy định về sản phẩm hữu cơ

Vừa qua, Liên minh châu Âu đã có thông báo về Quy định thi hành luật của Uỷ ban châu Âu theo Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu, thiết lập danh sách các nước thứ ba và danh sách các cơ quan kiểm soát và tổ chức kiểm soát đã được công nhận theo Điều 33 (2) và (3) của Quy định Hội đồng (EC) số 834/2007 cho mục đích nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ vào Liên minh. Xem thêm: Chứng nhận thực phẩm hữu cơ – ORGANIC là gì? Nông nghiệp hữu cơ là gì? Quy trình chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam Đạo luật đưa ra danh sách các quốc gia thứ ba cũng như các cơ quan kiểm soát và tổ chức kiểm soát đã được công nhận với mục đích tương đương theo Điều 33 (2) và 33 (3) của Quy định (EC) số 834/2007 để họ có thể tiếp tục các hoạt động chứng nhận và kiểm soát vì mục đích tương đương trong giai đoạn chuyển đổi tương ứng được thiết lập theo Quy định (EU) 2018/848. Ngoài ra, Luật này cũng có một số yêu cầu mở rộng phạm vi từ các cơ quan kiểm soát đã được công nhận, một số yêu cầu công nhận từ cơ quan kiểm soát mới cũng như việc rút lại một số cơ quan kiểm soát. Mục đích ban hành thông báo, quy định hữu cơ mới (EU) số 2018/848, bãi bỏ Quy định (EC) 834/2007, trao khả năng cho các nước thứ ba cũng như cơ quan và tổ chức kiểm soát đã được công nhận mục đích của sự tương đương theo Điều 33 (2) và 33 (3) của Quy định (EC) số 834/2007 để tiếp tục thực hiện các hoạt động chứng nhận và kiểm soát với mục đích tương đương trong các giai đoạn chuyển tiếp tương ứng. Các giai đoạn chuyển đổi này sẽ hết hạn trước ngày 31/12/2026 đối với các quốc gia thứ ba được công nhận và trước ngày 31/12/2024 đối với cơ quan và tổ chức kiểm soát được công nhận, như đã đề cập trong Quy định (EU) 2020/1693 (hoãn một năm khi áp dụng Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng sửa đổi Quy chế (EU) 2018/848. Tuy nhiên, ngoài việc bãi bỏ Quy định (EC) 834/2007, Quy định (EC) 1235/2008 có chứa danh sách của các nước thứ ba được công nhận (Phụ lục III) cũng như cơ quan kiểm soát và cơ quan kiểm soát (Phụ lục IV) vì mục đích tương đương cũng sẽ bị bãi bỏ vào ngày 31/12/2021 đã được công nhận có thể tiếp tục hoạt động trong các giai đoạn chuyển đổi có liên quan theo chương trình đó, cần phải thông qua một hành động thực hiện duy trì sự công nhận của họ. Nội dung của dự thảo hành động thực hiện về cơ bản giống với các phụ lục III và IV của Quy định ation (EC) số 1235/2008. Ngoài ra, một số hạn chế cơ quan kiểm soát mới cũng như một số yêu cầu mở rộng phạm vi từ cơ quan kiểm soát hoặc cơ quan kiểm soát đã được công nhận đã được đưa vào đạo luật này. Đạo luật có hiệu lực đối với việc rút lại công nhận của một số cơ quan kiểm soát. Để tránh khoảng thời gian mà các nước thứ ba, cơ quan kiểm soát và cơ quan kiểm soát không được công nhận theo luật của EU với mục đích tương đương, đạo luật thi hành này sẽ có hiệu lực trước ngày 01/01/2022. Theo: Vietq.vn