clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
Blog

GlobalGAP – Làm thế nào để đạt chứng nhận GlobalGAP?

Đăng lúc 16/03/2021

Chứng nhận GlobalGAP là một giải pháp tối ưu cho nhà sản xuất. Sở hữu chứng nhận GlobalGAP giúp tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao niềm tin của khách hàng, ngoài ra còn giúp nhà sản xuất dễ dàng thâm nhập thị trường quốc tế.

GlobalGAP là gì?

GlobalGAP (Global Good Agricultural Practice), gọi là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu.

GlobalGAP là gì?

Lợi ích từ chứng nhận GlobalGAP
  1. Tăng thêm giá trị cho sản phẩm thông qua việc tuân thủ với bộ tiêu chuẩn đã được công nhận.
  2. Tiếp cận khách hàng, thị trường, nhà cung ứng và nhà bán lẽ ở cả trong nước và nước ngoài.
  3. Giảm rũi ro ảnh hưởng đến uy tín, tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
  4. Tăng cường hiệu quả của các quy trình và hoạt động quản lý nông trại.
  5. Đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm minh bạch.
  6. Cho hiệu quả năng suất thu hoạch cao.

globalgapSở hữu chứng nhận GlobalGAP giúp nhà sản xuất mở rộng thị trường kinh doanh

Sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP
  • Trồng trọt bao gồm các loại nông sản: rau quả, hoa và cây cảnh, chè (trà), cây lương thực.
  • Chăn nuôi bao gồm: gia súc và cừu, vật nuôi lấy sữa, bò con, lợn, gia cầm và gà tây.
  • Thủy sản: cá, giáp xác, động vật thân mềm.
Quy trình chứng nhận GlobalGAP

Thực hiện chứng nhận GlobalGAP gồm 5 bước cơ bản:

  • Bước 1: Tham khảo tài liệu và các danh mục liên quan của bộ tiêu chuẩn GlobalGAP.
  • Bước 2: So sánh và lựa chọn gói dịch vụ của các cơ quan chứng nhận GlobalGAP ở Việt Nam để nhận số GGN cho sản phẩm cần được chứng nhận. Các Tổ chức chứng nhận ở Việt Nam hiện nay: SGS VietNam, IQC, Bureau Veritas Việt Nam
  • Bước 3: Nhà sản xuất dựa vào các danh mục của tiêu chuẩn GlobalGAP để tự đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp với tất cả các yêu cầucủa tiêu chuẩn GlobalGAP. Nhằm giúp quy trình kiểm tra thuận tiện và nhanh chóng hơn, nhà sản xuất có thể liên hệ với tổ chức bảo trợ nông nghiệp được cấp phép GlobalGAP. Đây là những nhà chuyên môn được đào tạo và cấp phép có thể hỗ trợ nhà sản xuất trong suốt quá trình kiểm tra. Danh sách các tổ chức được cấp phép bảo trợ tại đây.
  • Bước 4: Liên hệ với cơ quan được cấp phép chứng nhận GlobalGAP tại Việt Nam. Sau đó, sẽ có một thanh tra từ phía cơ quan đến nông trại để thực hiện cuộc kiểm tra tại chỗ.
  • Bước 5: Sau khi đáp ứng các yêu cầu của chứng chỉ GlobalGAP, nhà sản xuất sẽ nhận được một Chứng chỉ tiêu chuẩn đảm bảo nông trại tích hợp GlobalGAP cho phạm vi và sản phẩm tương ứng có giá trị trong một năm.

globalgapMẫu giấy chứng nhận GlobalGAP do Bureau Veritas cấp (Nguồn: Internet)

Các loại giấy tờ cần dùng cho quy trình chứng nhận
  • Danh mục về chứng nhận GlobalGAP dùng cho việc tự đánh giá của nhà sản xuất
  • Tài liệu về bộ tiêu chuẩn chuẩn và điểm kiểm tra (CPCC) nêu ra những tiêu chuẩn mà nhà sản xuất phải đạt được khi đăng kí và cung cấp thêm hướng dẫn để đạt được các yêu cầu của chứng nhận
  • Tài liệu về các quy định chung của quy trình chứng nhận và những yêu cầu đối với hệ thống quản lí chất lượng cùng với các vấn đề liên quan
Chi phí cho một chứng nhận GlobalGAP

Để đạt được chứng nhận GlobalGAP, các nhà sản xuất cần chuẩn bị các khoản phí nhất định sau:

  • Chi phí đáp ứng các yêu cầu của chứng nhận: từng nông trại có các điều kiện các nhau, do đó tùy theo từng trường hợp cụ thể mà nhà sản xuất cần phải đầu tư để cải tiến các chính sách, quy trình và trang thiết bị hiện có để phù hợp với các tiêu chuẩn của chứng nhận.
  • Phí đăng kí cần trả cho cơ quan chứng nhận GlobalGAP.
  • Đối với các sản phẩm cây trồng: phí đăng phí được tính theo từng Hecta diện tích sản xuất. Lưu ý: Chi phí khác nhau giữa khu vực sản xuất trong nhà kính và không sản xuất trong nhà kính.
  • Đối với chăn nuôi và thủy sản: phí được tính theo số tấn thịt hoặc sản phẩm giết mổ.
  • Phí dịch vụ dành cho cơ quan chứng nhận.
Blog liên quan