clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

Blog

adminici | 16/03/2021

Truy xuất nguồn gốc – QR Code

Truy xuất nguồn gốc với ứng dụng từ mã Qr-Code không chỉ đơn thuần là quét mã nhận thông tin cơ bản của sản phẩm, mà giải pháp này còn giúp người dùng truy ngược về nguồn gốc sâu nhất của hàng hóa. Chỉ qua vài thao tác đơn giản, người tiêu dùng hay nhà quản lý có thể nắm bắt được thông tin của 1 sản phẩm. Từ khâu sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu, nhân sự phụ trách,… của từng giai đoạn trước khi đến tay người mua hàng. Để tìm hiểu rõ truy xuất nguồn gốc là gì?, và những tiện ích của chúng trong xã hội hiện nay. Mời mọi người đọc qua bài viết dưới. Truy xuất nguồn gốc – QR Code đúng nghĩa là gì? Dùng smarphone để quét mã QR Code Truy xuất nguồn gốc điện tử giúp người dùng truy xuất, tìm hiểu thông tin nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, truy ngược lại từ nơi bắt đầu sản xuất, các công đoạn, chứng nhận trong chế biến, vận chuyển bảo quản,… thông qua việc quét mã QR Code (là một mã vạch ma trận hình vuông kích thước nhỏ gọn) bằng smartphone .Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều ứng dụng của QR Code, trong đó truy xuất thông tin là một trong những ứng dụng đem lại nhiều lợi ích lớn cho thị trường và xã hội. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào gắn mã QR Code cũng trở thành sản phẩm có thông tin truy xuất, rất nhiều sản phẩm gắn mã QR Code để chứa đựng các thông tin cơ bản như: Tên sản phẩm, logo, giá cả,… thì chưa phải là truy xuất nguồn gốc đúng nghĩa. Truy xuất nguồn gốc phải đảm bảo các thông tin quan trọng Tên sản phẩm, thông tin về giá cả, khối lượng, số lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Nhật ký sản xuất: Bao gồm tiêu chuẩn, chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP,..), các phương pháp sử dụng để sản xuất, chi tiết đến từng thời điểm, công việc và nhân sự được giao. Nhật ký vận chuyển và bán hàng: Định vị được vị trí, thời gian và đơn vị sở hữu sản phẩm theo thời gian thực. Ngoài ra, còn rất nhiều thông tin khác có thể được cập nhật thông qua truy xuất nguồn gốc mà các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng chưa tận dụng hoàn toàn như quảng cáo, quảng bá thương hiệu, thu hồi, bảo hành điện tử, phản hồi trực tuyến,… Có thể thấy, giải pháp truy xuất nguồn gốc thông minh là một hệ thống toàn diện giúp ích cho thị trường trở nên minh bạch hơn về thông tin, giúp người tiêu dùng thông thái hơn khi lựa chọn các mặt hàng và giúp nhà quản lý dễ dàng nắm bắt được thị trường. Lợi ích của truy xuất nguồn gốc QR Code Trong thực tế, truy xuất nguồn gốc mang lại rất nhiều lợi ích “Lợi người bán, tiện người mua” Mô hình truy xuất nguồn gốc Đối với doanh nghiệp: Kế thừa thông tin từ Nhật ký điện tử: Những doanh nghiệp sử dụng ứng dụng Nhật ký sản xuất sẽ có thể kế thừa toàn bộ thông tin theo thời gian thực vào trong mã tem QR Code để truy xuất nguồn gốc khi đến tay khách hàng hoặc nhà quản lý. Các thông tin được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu đầy đủ, liền mạch. Sẽ không bị sai sót trong quá trình truyển tải. Sử dụng ứng dụng thông minh: Giải pháp truy xuất nguồn gốc của Viet Quality được tích hợp trong ứng dụng thông minh trên nền tảng Android/IOS. Ngoài việc hỗ trợ truy xuất còn giúp người dùng tiếp cận đến các tiện ích khác như Thương mại điện tử, Mạng xã hội,… Quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm: Khách hàng sử dụng dịch vụ của Viet Quality sẽ được quảng bá thương hiệu thông qua các kênh truyền thông như tem truy xuất, kênh thương mại điện tử,…. Đối với người tiêu dùng: Đảm bảo không mua phải hàng giả, hàng nhái Dễ dàng kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa Được hưởng nhiều ưu đãi và quyền lợi trực tiếp từ doanh nghiệp Tham gia tích vào ngăn chặn hàng giả Thông tin truy xuất nguồn gốc thịt heo Truy xuất nguồn gốc đã và đang là xu hướng tất yếu trong việc nâng cao giá trị thương hiệu, sản phẩm cũng như là cả chuỗi cung ứng. Hiểu rõ hơn về truy xuất nguồn gốc sẽ giúp cho những doanh nghiệp sản xuất chú trọng hơn vào giải pháp này, người tiêu dùng sẽ thông thái hơn khi mua sắm, giúp cho xã hội và thị trường phát triển.

adminici | 16/03/2021

Lợi ích Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với người tiêu dùng

Ngày càng nhiều các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ truy xuất nguồn gốc như một phương thức bảo đảm về độ tin cậy sản phẩm của mình. Vậy đối với người tiêu dùng, họ sẽ được lợi gì khi sử dụng các sản phẩm có áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm? Lợi ích truy xuất nguồn gốc đối với người tiêu dùng Dịch vụ truy xuất nguồn gốc là một giải pháp thông minh đang được phát triển rộng rãi trong giai đoạn hiện nay. Trong thời điểm mà hàng nhái ngày càng khó quản lý, nhu cầu tìm hiểu cặn kẻ về nguồn gốc sản phẩm ngày càng cao, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ trở nên vô cùng tiện lợi. 1. Đảm bảo không mua phải hàng giả, hàng nhái Đối với mỗi gia đình, sức khỏe của các thành viên luôn là yếu tố được quan tâm nhất. Vấn đề quan trọng là nguồn gốc sản phẩm như thế nào, được sản xuất hoặc nuôi trồng ra sao? Có nhiễm độc tố hay sử dụng thuốc tăng trường gì không? Hiện nay, nhiều thương hiệu quảng cáo là thực phẩm sạch, theo đủ các thể loại chuẩn nọ chuẩn kia. Nhưng những cái này chỉ nghe quảng cáo, không nhìn tận mắt không thể xác minh được thật hay giả. Ổi lê dán tem QR Code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm Khi sử dụng truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng cho biết đây là một giải quyết tuyệt vời. Giúp mọi người giải quyết được vấn đề đau đầu bấy lâu nay. Mua được sản phẩm sạch mà được xác minh thông tin minh bạch rõ ràng như thế này. Thì người tiêu dùng như có thêm một người bạn đồng hành. Giúp người tiêu dùng có những thông tin minh bạch, được cung cấp bởi doanh nghiệp. Nếu đang xem một phẩm đã được bán, có khả năng bị làm giả thì sẽ được cảnh báo. Đây là điểm mà có thể nói bất kỳ người tiêu dùng nào cũng rất quan tâm và ủng hộ. 2. Dễ dàng kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa. Ngày xưa khi đi mua hàng, thường phải tìm sản phẩm có dán nhãn “Made in USA” hay “Made in Korea” để lấy đó làm độ tin tưởng. Nhưng giờ thì dán nhãn như vậy chỉ là sản phẩm đã sản xuất ở nước đó, chứ còn thành phần hay xuất xứ nguyên liệu thì chưa biết lấy từ đâu. Từ khi biết đến sử dụng dịch vụ quét QRcode để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, người tiêu dùng thực sự yên tâm hơn vì mình mua đúng sản phẩm chất lượng. Dù đang đứng ở bất cứ đâu, trong siêu thị hay cửa hàng dọc đường, chỉ cần sử dụng bất kỳ ứng dụng quét QR code nào trên smartphone để quét mã, người mua hàng có thể kiểm tra được ngay thông tin về sản phẩm. 3. Được hưởng nhiều ưu đãi và quyền lợi trực tiếp từ doanh nghiệp. Bắt đầu từ khi sử dụng dịch vụ quét QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, người tiêu dùng đã có thêm một “chiêu” mua hàng hóa thông minh và tiết kiệm tiền. Ngoài ra, khi cài đặt ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên điện thoại. Bạn luôn nhận được các thông báo khuyến mãi, các chương trình tích điểm… trực tiếp từ các công ty bán hàng mà bạn đã mua hàng, thông tin đến rất nhanh. Vừa được mua hàng chất lượng, minh bạch về thông tin, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Người tiêu dùng lại được khuyến mãi, thực sự rất tiện lợi và tiết kiệm hơn rất nhiều. Không chỉ nhận được thông tin về các chương trình ưu đãi, thông qua dịch vụ này, khách hàng còn được gửi ý kiến đánh giá về sản phẩm trực tiếp đến doanh nghiệp. Như vậy dịch vụ này cũng đã trở thành cầu nối thông tin hai chiều giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, giúp cho hoạt động mua bán hàng càng ngày càng được minh bạch, chất lượng hơn. 4. Tham gia tích cực vào ngăn chặn hàng giả. Người tiêu dùng nói không với hàng giả, hàng kém chất lượng bằng cách quét QR code khi mua hàng. Đây là một cách để ngăn ngừa việc tái sử dụng các mã/ tem này vào mục đích làm giả. Có thể nói đứng ở góc độ người tiêu dùng, người mà hằng ngày tiếp xúc với việc mua hàng. Việc sử dụng dịch vụ truy xuất nguồn gốc là giải pháp bảo vệ quyền lợi của chính mình.  

adminici | 16/03/2021

Bắt buộc Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực phẩm

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 25/2019/TT-BYT​ quy định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. Bắt buộc truy xuất nguồn gốc áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nào? Ngày 30/08/2019  Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. Thông tư có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 16/10/2019. Như vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nào là thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế?  Và đảm bảo thực hiện truy xuất nguồn gốc theo những yêu cầu nào? Nhóm phụ gia, hương liệu 1. Đối tượng áp dụng bắt buộc truy xuất nguồn gốc Thông tư này áp dụng cho tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm. Hoặc có hoạt động liên quan đến bảo đảm ATTP thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế tại Việt Nam. Và cụ thể dưới đây là quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Sản xuất, kinh doanh liên quan đến các sản phẩm, nhóm thực phẩm dưới bắt buộc truy xuất nguồn gốc. DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM – HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ STT Tên sản phẩm/ nhóm sản phẩm Ghi chú 1 Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 Thực phẩm chức năng 3 Các vi chất bổ sung vào thực phẩm 4 Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm 5 Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó 6 Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2. Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực phẩm Trong Thông tư 25/2019/TT-BYT , Bộ Y tế cũng đưa ra 3 nguyên tắc truy xuất nguồn gốc cụ thể: Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc “một bước trước – một bước sau”  là việc theo dõi và nhận diện được công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất; cơ sở sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đối với sản phẩm thực phẩm. Hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo lô sản phẩm. Có thể bao gồm việc truy xuất cả lô nguyên liệu có liên quan dùng để sản xuất, chế biến lô sản phẩm thực phẩm. Thông tin sử dụng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn được lấy từ hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm thiết lập và các thông tin khác có liên quan. Theo đó, liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện: 3. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm Lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc lưu giữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối. Lưu trữ, duy trì dữ liệu tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô. 24 tháng kể từ ngày sản xuất lô sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng. Không bắt buộc ghi hạn sử dụng đối với dụng cụ hay vật liệu chứa đựng. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định và báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản về cơ quan có thẩm quyền tối đa 05 ngày làm việc kể từ khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Phân tích, xác định nguyên nhân gây mất an toàn đối với lô sản phẩm phải truy xuất. Trường hợp sản phẩm không đảm bảo an toàn phải thu hồi và xử lý. Áp dụng hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc theo mã nhận diện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

adminici | 16/03/2021

GlobalGAP – Làm thế nào để đạt chứng nhận GlobalGAP?

Chứng nhận GlobalGAP là một giải pháp tối ưu cho nhà sản xuất. Sở hữu chứng nhận GlobalGAP giúp tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao niềm tin của khách hàng, ngoài ra còn giúp nhà sản xuất dễ dàng thâm nhập thị trường quốc tế. GlobalGAP là gì? GlobalGAP (Global Good Agricultural Practice), gọi là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu. GlobalGAP là gì? Lợi ích từ chứng nhận GlobalGAP Tăng thêm giá trị cho sản phẩm thông qua việc tuân thủ với bộ tiêu chuẩn đã được công nhận. Tiếp cận khách hàng, thị trường, nhà cung ứng và nhà bán lẽ ở cả trong nước và nước ngoài. Giảm rũi ro ảnh hưởng đến uy tín, tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng. Tăng cường hiệu quả của các quy trình và hoạt động quản lý nông trại. Đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm minh bạch. Cho hiệu quả năng suất thu hoạch cao. Sở hữu chứng nhận GlobalGAP giúp nhà sản xuất mở rộng thị trường kinh doanh Sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP Trồng trọt bao gồm các loại nông sản: rau quả, hoa và cây cảnh, chè (trà), cây lương thực. Chăn nuôi bao gồm: gia súc và cừu, vật nuôi lấy sữa, bò con, lợn, gia cầm và gà tây. Thủy sản: cá, giáp xác, động vật thân mềm. Quy trình chứng nhận GlobalGAP Thực hiện chứng nhận GlobalGAP gồm 5 bước cơ bản: Bước 1: Tham khảo tài liệu và các danh mục liên quan của bộ tiêu chuẩn GlobalGAP. Bước 2: So sánh và lựa chọn gói dịch vụ của các cơ quan chứng nhận GlobalGAP ở Việt Nam để nhận số GGN cho sản phẩm cần được chứng nhận. Các Tổ chức chứng nhận ở Việt Nam hiện nay: SGS VietNam, IQC, Bureau Veritas Việt Nam Bước 3: Nhà sản xuất dựa vào các danh mục của tiêu chuẩn GlobalGAP để tự đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp với tất cả các yêu cầucủa tiêu chuẩn GlobalGAP. Nhằm giúp quy trình kiểm tra thuận tiện và nhanh chóng hơn, nhà sản xuất có thể liên hệ với tổ chức bảo trợ nông nghiệp được cấp phép GlobalGAP. Đây là những nhà chuyên môn được đào tạo và cấp phép có thể hỗ trợ nhà sản xuất trong suốt quá trình kiểm tra. Danh sách các tổ chức được cấp phép bảo trợ tại đây. Bước 4: Liên hệ với cơ quan được cấp phép chứng nhận GlobalGAP tại Việt Nam. Sau đó, sẽ có một thanh tra từ phía cơ quan đến nông trại để thực hiện cuộc kiểm tra tại chỗ. Bước 5: Sau khi đáp ứng các yêu cầu của chứng chỉ GlobalGAP, nhà sản xuất sẽ nhận được một Chứng chỉ tiêu chuẩn đảm bảo nông trại tích hợp GlobalGAP cho phạm vi và sản phẩm tương ứng có giá trị trong một năm. Mẫu giấy chứng nhận GlobalGAP do Bureau Veritas cấp (Nguồn: Internet) Các loại giấy tờ cần dùng cho quy trình chứng nhận Danh mục về chứng nhận GlobalGAP dùng cho việc tự đánh giá của nhà sản xuất Tài liệu về bộ tiêu chuẩn chuẩn và điểm kiểm tra (CPCC) nêu ra những tiêu chuẩn mà nhà sản xuất phải đạt được khi đăng kí và cung cấp thêm hướng dẫn để đạt được các yêu cầu của chứng nhận Tài liệu về các quy định chung của quy trình chứng nhận và những yêu cầu đối với hệ thống quản lí chất lượng cùng với các vấn đề liên quan Chi phí cho một chứng nhận GlobalGAP Để đạt được chứng nhận GlobalGAP, các nhà sản xuất cần chuẩn bị các khoản phí nhất định sau: Chi phí đáp ứng các yêu cầu của chứng nhận: từng nông trại có các điều kiện các nhau, do đó tùy theo từng trường hợp cụ thể mà nhà sản xuất cần phải đầu tư để cải tiến các chính sách, quy trình và trang thiết bị hiện có để phù hợp với các tiêu chuẩn của chứng nhận. Phí đăng kí cần trả cho cơ quan chứng nhận GlobalGAP. Đối với các sản phẩm cây trồng: phí đăng phí được tính theo từng Hecta diện tích sản xuất. Lưu ý: Chi phí khác nhau giữa khu vực sản xuất trong nhà kính và không sản xuất trong nhà kính. Đối với chăn nuôi và thủy sản: phí được tính theo số tấn thịt hoặc sản phẩm giết mổ. Phí dịch vụ dành cho cơ quan chứng nhận.