Đăng ngày 04/12/2021
Nếu bạn là người điều hành của một trang trại hay là các đơn vị sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản với mong muốn sản phẩm của mình được sản xuất đảm bảo ATTP. Từ đó sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin từ khách hàng, đối tác. Chắc chắn bạn không thể bỏ qua chứng nhận VietGAP bởi đây bằng chứng cho thấy sản phẩm của bạn được đánh giá là an toàn thực phẩm trước khi bán ra thị trường.
Rau sạch là một khái niệm chung để chỉ các loại rau được canh tác theo quy trình kỹ thuật tuân thủ một số tiêu chuẩn: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích… hoặc được sử dụng ở mức cho phép, nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh.
VietGAP trồng trọt: Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt tại Việt Nam.
Chứng nhận VietGAP trồng trọt là những yêu cầu trong sản xuất, sơ chế để đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt giúp bảo vệ sức khỏe con người và an toàn lao động của người sản xuất, cải thiện bảo vệ môi trường và biết được xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.
Chứng nhận VietGAP cho trồng trọt áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp, cây trồng dùng làm thực phẩm như: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,.. hầu hết VietGAP trồng trọt được áp dụng cho mọi cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp an toàn trên thị trường Việt Nam.
Để cho ra sản phẩm cuối cùng là nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, người trồng trọt phải áp dụng thực hiện đúng theo quy trình thực hành sản xuất tốt. Cụ thể quy trình trồng rau sạch cần đáp những yêu cầu sau:
Đất trồng:
Nước tưới:
Giống cây trồng:
Phân bón:
Phòng trừ sâu bệnh:
Thu hoạch và đóng gói:
Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận VietGAP
Doanh nghiệp thực hiện đăng ký cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt với tổ chức chứng nhận.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
Bước 2: Thương thảo, ký kết hợp đồng chứng nhận
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP, trong vòng 03 ngày làm việc, tổ chức chứng nhận sẽ xem xét, xác nhận và thông báo cho cơ sở về tình trạng hồ sơ đăng ký, phạm vi đăng ký chứng nhận, hướng dẫn cho cơ sở sản xuất bổ sung những nội dung còn thiếu (nếu có).
Bước 3: Chuẩn bị đánh giá
Tổ chức chứng nhận sẽ thành lập đoàn đánh gia, thực hiện lên kế hoạch cùng với lịch đánh giá.
Bước 4: Đánh giá hồ sơ
Ở bước này, đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài liệu VietGAP trồng trọt. Đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP, đưa ra những điểm chưa phù hợp của hồ sơ tài liệu, yêu cầu rà soát và điều chỉnh.
Bước 5: Đánh giá chứng nhận (đánh giá địa điểm sản xuất)
Đoàn đánh giá thực hiện đánh giá các nguyên tắc của VietGAP theo đúng chương trình đánh giá, theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có quy định VietGAP ban thành theo TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) – Phần 1: trồng trọt.
Lấy mẫu kiểm nghiệm: tổ chức chứng nhận chỉ chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của khách hàng khi kết quả kiểm nghiệm vẫn còn hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày đánh giá, đúng chỉ tiêu và phòng kiểm nghiệm đúng năng lực theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.
Bước 6: Đánh giá khắc phục (nếu có)
Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục.
Bước 7: Thẩm xét hồ sơ đánh giá
Sau khi đánh giá quá trình sản xuất và lấy mẫu xong, đoàn đánh giá họp nội bộ để tổng hợp, thống nhất các phát hiện đánh giá, điểm lưu ý trong hoạt động đánh giá và lấy mẫu. Sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận VietGAP.
Bước 8: Cấp giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt
Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế, kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
Bước 9: Đánh giá giám sát
Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận VietGAP tối đa không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, không quá 12 tháng/1 lần tổ chức chứng nhận sẽ cử đoàn đánh giá đến cơ sở để tiến hành đánh giá giám sát.
Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.
Kết quả đánh giá giám sát định kỳ đối với cơ sở là căn cứ để tổ chức chứng nhận xem xét duy trì chứng nhận.
Hy vọng bài chia sẻ đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về canh tác rau sạch VietGAP. Hãy kết hợp nó vào quá trình canh tác và đăng ký cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm của mình ngay từ bây giờ nhé! Liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
169/11 Ngô Quyền, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng
0932 521 368
VĂN PHÒNG MIỀN NAM
18E Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
0901 955 898
VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
81 Trần Cung, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
0766 777 686
VĂN PHÒNG TÂY NGUYÊN
Số 45 Lý Tự Trọng, Phường Tự An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
0931 989 919
THEO DÕI FANPAGE
Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là Tổ chức cung cấp các dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đo lường chất lượng và dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Chúng tôi luôn nỗ lực vì sự THÀNH CÔNG của khách hàng. Hơn cả một nhà cung cấp chúng tôi coi mình như một đối tác thân thiết, đồng hành cùng khách hàng và giúp họ nhận ra tiềm năng dựa trên nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn từ ngành mình.
VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
169/11 Ngô Quyền, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng
0932 521 368
VĂN PHÒNG MIỀN NAM
18E Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
0901 955 898
VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
81 Trần Cung, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
0766 777 686
VĂN PHÒNG TÂY NGUYÊN
Số 45 Lý Tự Trọng, Phường Tự An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
0931 989 919