clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

Tin tức

Jeffrey | 13/07/2022

Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng ICI tổ chức “Tập huấn chuyển đổi số trong Hợp tác xã”

Ngày 12/07/2022, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI tiến hành tổ chức lớp tập huấn "Chuyển đổi số trong Hợp tác xã" cho hơn 50 học viên là cán bộ quản lý sản xuất các hợp tác xã nông nghiệp và trang trại trên địa bàn tỉnh. Chuyển đổi số là giải pháp thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực quản lý của đơn vị. Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được xem là một trong những nội dung cần thiết và quan trọng hiện nay, nhất là trong việc đồng hành cùng Chính phủ để đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số là gì? Cụ thể, chuyển đổi số trong các Hợp tác xã nông nghiệp giúp hợp tác xã nông nghiệp số hóa quá trình sản xuất, nuôi trồng sử dụng các công nghệ IoT, AI; ứng dụng Blockchain để truy xuất nguồn gốc; sử dụng thương mại điện tử dể tăng hiệu quả kinh doanh hay sử dụng các công nghệ thanh toán điện tử,... Tại lớp tập huấn, các học viên đã được chuyên gia của Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI truyền đạt thông tin về: Ghi chép nhật ký sản xuất; truy xuất nguồn gốc; minh bạch thông tin sản phẩm qua tem QR code. Ông Nguyễn Văn Chung - Giám đốc Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI giới thiệu về Truy xuất nguồn gốc Trao đổi tại lớp tập huấn, các HTX đã đưa ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi số và được các chuyên gia giải đáp, tư vấn về các vấn đề như: Việc sử dụng công cụ chuyển đổi số; Phương pháp tiếp cận đúng về chuyển đổi số. Cũng trong chương trình, công ty ICI giới thiệu về các tiêu chuẩn ISO 22000/HACCP để nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm; Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ trong trồng trọt và chăn nuôi,... Bà Lê Thị Kim Ngân - Chuyên gia đánh giá Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI giải đáp các thắc mắc của học viên trong lớp tập huấn Thông qua lớp tập huấn chuyển đổi số trong hợp tác xã nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, giúp các hợp tác xã và nông dân được làm quen với công nghệ và mô hình quản lý sản xuất online, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng cường quá trình chuyển đổi số của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Jeffrey | 08/07/2022

Tập huấn “Triển khai áp dụng và duy trì HTQL An toàn thực phẩm theo ISO 22000:2018”

Sáng ngày 07/7/2022, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức lớp Tập huấn “Triển khai áp dụng và duy trì Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018” cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham dự lớp tập huấn có ông Nguyễn Kim Tùng - Phó Giám đốc Sở KH&CN; Ông Nguyễn Phước Nhân - Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở KH&CN; Ông Huỳnh Trường Ngọ - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm, Sở Y tế Thừa Thiên Huế; Ông Nguyễn Văn Chung – Giám đốc Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI cùng sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Phát biếu khai mạc lớp tập huấn ông Nguyễn Kim Tùng nhấn mạnh trong nhiều năm trở lại đây vấn đề kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng. Việc thiếu sót trong các chuỗi cung ứng sản xuất đã đe dọa đến sức khỏe, sự an toàn của người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Ông Nguyễn Kim Tùng - Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu khai mạc lớp tập huấn Trong khuôn khổ chương trình, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã được các chuyên gia về ISO 22000:2018 cung cấp các kiến thức như: Một số quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh; Lợi ích khi triển khai áp dụng ISO 22000; Nội dung cơ bản của ISO 22000; Phương pháp xây dựng ISO 22000; Phạm vi kiểm soát của ISO 22000; Phân biệt giữa GMP và SSOP; Chia sẻ kinh nghiệm triển khai ở một số doanh nghiệp, phương pháp tiếp cận từ chuyên gia. Ông Nguyễn Văn Chung -  Giám đốc Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực tế ISO 22000 tại các Doanh nghiệp Bên cạnh đó, lớp tập huấn cũng đã dành thời gian để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh thảo luận các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng Hệ thống quản lý an toàn theo tiêu chuẩn ISO 22000, xây dựng các quy trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu chất lượng cho từng năm. Thông qua lớp tập huấn sẽ giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nắm được những thông tin cần thiết xây dựng và hoàn thiện Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cho doanh nghiệp của mình. Ông Huỳnh Trường Ngọ - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm, Sở Y tế Thừa Thiên Huế thảo luận cùng các doanh nghiệp Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo vệ sinh thực phẩm an toàn. ISO 22000 dựa trên phương pháp quản lý vệ sinh thực phẩm của HACCP giúp làm giảm rủi ro về an toàn thực phẩm và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ nông trại tới bàn ăn, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. ISO 22000 có thể áp dụng với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào có liên quan tới thực phẩm, không phân biệt quy mô hay lĩnh vực.  Hiện nay, ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất, đang có hiệu lực và có thể đồng thời kết hợp cùng với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001. Doanh nghiệp sẽ được lợi ích gì khi áp dụng ISO 22000: Doanh nghiệp được công nhận trên toàn cầu; Tạo uy tín và minh bạch; Tạo niềm tin với khách hàng và đối tác; Cải tiến liên tục hoạt động kinh doanh; Giảm rủi ro do sai sót và khiếu nại. Theo: skhcn.thuathienhue.gov.vn

Jeffrey | 28/04/2022

Áp dụng ISO 9001 – Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu của tổ chức

Với mục đích tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy trình đã được ban hành theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015, Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch Áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2022. Doanh nghiệp logistics nên áp dụng những tiêu chuẩn ISO nào? Điều kiện cấp chứng nhận ISO 9001:2015 Quy trình đánh giá cấp chứng nhận ISO 9001:2015 (UPDATE 2022) Căn cứ Quyết định số 451/QĐ-TCTK ngày 03/4/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi, xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; thực hiện Kế hoạch số 718/KH-CTK ngày 12/11/2021 của Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận về thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 781/KH-CTK ngày 30/11/2021 của Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận về cải cách hành chính năm 2022, theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, Cục Thống kê tỉnh xây dựng kế hoạch Áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2022. Theo đó, với mục đích tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy trình đã được ban hành theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng tại các phòng thuộc cơ quan Cục Thống kê nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tổ chức và cá nhân; Xây dựng đội ngũ công chức và người lao động trong đơn vị từng bước chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực quản lý của Cục Thống kê. Lãnh đạo, công chức và người lao động trong toàn đơn vị phải có sự quyết tâm cao trong áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu ISO 9001:2015. Phải xem việc áp dụng, duy trì và cải tiến các quy trình theo yêu cầu của ISO 9001:2015 là nhiệm vụ trọng tâm, một tiêu chí để đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm của các tập thể và cá nhân của đơn vị. Về kế hoạch triển khai, các Phòng cơ quan Cục Thống kê có trách nhiệm xây dựng Mục tiêu chất lượng công tác ISO 9001:2015 năm 2022 tại phòng quản lý. Ban chỉ đạo ISO Cục chịu trách nhiệm đôn đốc, tổ chức hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá nội bộ ISO 9001:2015. Trên cơ sở các quy trình đã được ban hành áp dụng, các phòng nghiên cứu, rà soát đề xuất Ban Chỉ đạo sửa đổi, bổ sung quy trình thuộc ISO 9001:2015 tại đơn vị (nếu có), ban hành lại đảm bảo quy trình phù hợp khi thực hiện; Trưởng các phòng, phân công công chức am hiểu chuyên môn chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo ISO, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo của Cục xây dựng các quy trình theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng để triển khai áp dụng đúng tiến độ đã đề ra. vietq.vn

Jeffrey | 21/04/2022

Quy định xử phạt về sản xuất phân bón giả

Hiện nay tình trạng kinh doanh, buôn bán phân bón giả ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ tới người sản xuất nông nghiệp cần có cách xử lý nghiêm. Theo tin tức từ Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, theo các nhà khoa học thì phân bón được hiểu là "các thành phần dinh dưỡng được con người cung cấp cho cây trồng thông qua rễ hoặc lá giúp cây sinh trưỡng khỏe mạnh, nâng cao năng suất. Là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng". Xét về cấu tạo, nguồn gốc hình thành thì phân bón là những chất hoặc hợp chất từ các chất hữu cơ (phân hữu cơ) hoặc chất vô cơ (phân vô cơ) có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao đồng thời làm tăng chất lượng cải tạo đất đai. Phân bón sử dụng trong trồng trọt bao gồm các loại như phân hữu cơ, phân vô vơ và phân vi sinh. Như vậy, tác dụng của phân bón nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng, giúp thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây trồng. Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết, phân bón còn tác động đến toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp, giúp cho quá trình phân hủy, chuyển hóa các chất... tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, phân giải các chất khó hấp thu thành các chất dễ hấp thu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh,... Qua đó cho thấy, cây trồng sẽ không phát triển hay phát triển kém nếu không được bổ sung phân bón đúng chất lượng, cùng với đó sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng. Nguy hại hơn, sử dụng phân bón giả sẽ làm thoái hóa đất đai. Theo thống kê của các nhà khoa học cho thấy hiện nay: “Tại Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng trên 27,3 triệu ha, tương đương với 80,4% tổng diện tích Việt Nam, đóng góp 24% GDP, sử dụng hơn 47% lực lượng lao động của quốc gia…”. Như vậy, nhu cầu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp của người dân rất lớn. Tuy nhiên theo thông tin phản ánh qua các phương tiện thông tin được biết, hiện nay tình trạng sản xuất, kinh doanh tràn lan mặt hàng phân bón giả, kém chất lượng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Hàng năm có hàng triệu người nông dân phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để mua phân bón mà chính họ không thể xác định đó là phân bón giả hay thật. Thủ đoạn làm giả phân bón của một số đối tượng rất công khai thông qua việc các cơ sở sản xuất dùng 2 loại bột đó là bột Dolomite, thực chất là một dạng bột đá chỉ có giá từ 400 đến 500 ngàn đồng/tấn trộn với bột Caolanh (thực chất là đất sét) sau đó se lại thành viên và xấy khô rồi đóng bao ghi rõ là phân bón rồi bán ra thị trường. Trong khi đó giá phân bón bán ra trên thị trường hiện nay từ 17.500 đến 18.000 đồng/kg. Do lợi nhuận từ phân bón giả mang lại là rất lớn, nên một số đối tượng tìm mọi cách để sản xuất, kinh doanh mặt hàng này. Cùng với đó là công nghệ làm bao bì giả rất giống với vỏ bao bì thật của các doanh nghiệp lớn có đăng ký sở hữu nhãn mác. Việc sản xuất phân bón giả quá dễ dàng, thậm chí có trường hợp theo phản ánh ngay thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra lấy mẫu kiểm tra chất lượng thì lô hàng vẫn được mang đi tiêu thụ. Hậu quả do nạn phân bón giả gây ra là rất lớn, làm cho hàng triệu người dân lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì cây trồng bị thiệt hại, năng suất thấp không có tiền thanh toán mua vật tư nông nghiệp, cuối cùng phải bán đất trả nợ. Theo đánh giá của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, chỉ riêng ngành nông nghiệp, mỗi năm thiệt hại 2,5 tỷ USD do sử dụng phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Nguyên nhân khiến cho việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả hiện nay vẫn tồn tại đó là khâu quản lý nhà nước về lĩnh vực này thiếu chặt chẽ, bộc lộ nhiều bất cập; các quy định pháp luật về xử lý hành chính và hình sự đối với hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả còn nhiều kẽ hở, nên khi có vụ việc xẩy ra, quá trình xử lý rất phức tạp; công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng của địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực này thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời. Quá trình thu hồi, xử lý phân bón giả rất phức tạp, thậm chí khi phát hiện được thì hàng hóa đã tiêu thụ hết. Trước thực trạng trên, rất cần sự quyết liệt vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong đó sớm giải quyết một số nội dung sau: Ban Chỉ đạo 389 các bộ ngành có liên quan và các địa phương sớm tham mưu lãnh đạo bộ và UBND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch chuyên đề về phát hiện, đấu tranh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật rà soát các quy định pháp luật còn sơ hở, bất cập có liên quan đến lĩnh vực này để tham mưu Chính phủ, Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp. Cùng với đó cần có sự phối kết hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, xử lý, thu hồi đối với các vụ việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả bị phát hiện. Phát huy vai trò của cơ quan Hợp tác xã trong việc cung ứng mặt hàng phân bón cho người nông dân để họ yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân biết và phân biệt được giữa phân bón giả và phân bón đảm bảo chất lượng thông qua giá cả, nguồn cung cấp nên chọn mua phân bón, vật tư nông nghiệp của các doanh nghiệp lớn, uy tín, phối hợp kịp thời và cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến phân bón giả để có cơ sở xác minh, điều tra, xử lý khi phát hiện vi phạm. Nguồn: vietq.vn

Jeffrey | 20/04/2022

ATOKO PHARMAR: Đạt chứng nhận ISO 22000:2018 do ICI cấp

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đưa ra các chuẩn mực để xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Áp dụng ISO 22000 là một trong những điều kiện cần thiết  về hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến thực phẩm cần thực hiện trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Công ty Cổ phần Dược phẩm Atoko Pharmar (Atoko Pharmar) được biết đến là một nhà máy sản xuất các sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hiện đại hàng đầu trong ngành thực phẩm dinh dưỡng tại Việt Nam, với rất nhiều máy móc hiện đại, dây chuyền sản xuất công nghệ cao. Atoko Pharmar tập trung đẩy mạnh các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như: sản xuất thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặt biệt; thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng (dạng bột, sữa bột); sơ chế đóng gói tổ yến, yến hủ; tỏi đen. Sản phẩm sữa Aptagold thương hiệu Atoko Pharmar Để đảm bảo mục tiêu phát triển, đáp ứng được yêu cầu của các đối tác là các tập đoàn quốc tế và các thị trường xuất khẩu có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu,... Atoko Pharmar đã đầu tư nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ, nguồn nhân lực để xây dựng tích hợp hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. Sau khi Atoko Pharmar xây dựng hệ thống các chuẩn mực kiểm soát các mối nguy về chất lượng sản phẩm cũng như an toàn thực phẩm, Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là đơn vị đồng hành cùng Atoko Pharmar, tiến hành đánh giá và cấp chứng nhận đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2018. Chuyên gia đánh giá của ICI đã tới doanh nghiệp để tiến hành đánh giá chứng nhận. Đoàn chuyên gia đánh giá tham quan toàn bộ khu vực nhà máy sản xuất từ khu tiếp nhận nguyên liệu đầu vào, kho chứa nguyên liệu, khu vực chế biến, kho thành phẩm, cơ sở vật chất - trang thiết bị máy móc... Trong quá trình đánh giá nhà xưởng, các chuyên gia cũng quan sát quy trình sản xuất tất cả các sản phẩm dinh dưỡng mang thương hiệu Atoko Pharmar, phỏng vấn và thu thập thông tin từ các lãnh đạo cũng như các công nhân đang đang làm việc trực tiếp tại nhà máy để làm bằng chứng đánh giá phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Trong chương trình đánh giá chứng nhận, ICI cũng thực hiện truy xuất hệ thống tài liệu và đánh giá các quy trình liên quan chính như: quy trình kiểm soát quá trình sản xuất, quản lý kho, quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp, quy trình khắc phục và phòng ngừa, quy trình kiểm soát vệ sinh cá nhân, quy trình kiểm soát tài liệu,... Sau khi thẩm xét hồ sơ đánh giá và báo cáo đánh giá, chuyên gia ICI đưa ra kết luận cho thấy Atoko Pharmar đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 một cách bài bản và hợp lý, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến pháp luật và quy định của tiêu chuẩn, khẳng định thương hiệu Atoko Pharmar cũng như chất lượng sản phẩm. Công ty Cổ phần Dược phẩm Atoko Pharmar đủ điều kiện được ICI cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có hiệu lực 3 năm. Atoko Pharmar đạt chứng nhận ISO 22000 do ICI cấp sẽ là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần trong nước, mở rộng cơ hội xuất khẩu ra thị trường quốc tế. ISO 22000 góp phần đáng kể trong việc tiết giảm chi phí sản xuất, phòng ngừa các sai lỗi hệ thống, giúp kiểm soát minh bạch quá trình sản xuất và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bài bản và hợp lý, khẳng định thương hiệu của công ty cũng như chất lượng sản phẩm. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và tâm huyết, ICI tự hào là đơn vị đồng hành cùng Atoko Pharmar nói riêng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm nói chung. Ngoài thế mạnh cung cấp các dịch vụ đánh giá chứng nhận HTQL, ICI còn là tổ chức chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic,... chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy. ICI với mạng lưới chuyên gia giàu kinh nghiệm có mặt tại rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Hãy liên hệ chúng tôi, nếu bạn hoặc doanh nghiệp bạn có bất cứ thắc mắc về đánh giá chứng nhận nhé.

Jeffrey | 15/04/2022

Quảng Bình Surimi: Đạt chứng nhận HACCP do ICI cấp – Chinh phục thị trường Quốc tế

Một trong những tiêu chí của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Bình Surimi (Quảng Bình Surimi) là tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, đẩy mạnh xuất khẩu. Tại Quảng Bình Surimi, một tiêu chí mà công ty luôn bám sát là tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế trong thương mại thực phẩm về kiểm soát an toàn thực phẩm. Để đạt được điều đó, công ty đã sớm đầu tư các công nghệ chế biến hiện đại và tích hợp áp dụng cùng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế tiêu chuẩn HACCP. Thành lập từ năm 2014, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Bình Surimi có trụ sở tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành công nghiệp chế biến hải sản tại Quảng Bình nói riêng và khu vực cả nước nói chung. Quảng Bình Surimi tập trung đẩy mạnh các sản phẩm Surimi đông lạnh với sản lượng là 1800 tấn/ năm và các loại thủy sản nguyên con đông lạnh là 200 tấn/ năm. Để kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, cùng quyết tâm sẽ đưa thương hiệu Quảng Bình Surimi thâm nhập vào thị trường quốc tế, Quảng Bình Surimi đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP trong toàn bộ chuỗi sản xuất. Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là Tổ chức chứng nhận chịu trách nhiệm đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Quảng Bình Surimi đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP. Quá trình đánh giá tại doanh nghiệp diễn ra đúng trình tự theo chuẩn mực HACCP và quy định đánh giá của ICI. Đoàn chuyên gia đánh giá tham quan và đánh giá toàn bộ nhà máy sản xuất từ khu vực tiếp nhận nguyên liệu, kho chứa nguyên liệu, khu vực chế biến Surimi, khu vực chế biến sản phẩm thủy sản nguyên con đông lạnh, kho thành phẩm, khu vực đóng gói, bảo quản, cơ sở vật chất – hệ thống máy móc, dây chuyền chế biến,… Kết hợp đánh giá tại nhà xưởng, chuyên gia sẽ phỏng vấn thực tế cán bộ đơn vị cũng như các công nhân đang đang làm việc trực tiếp tại Quảng Bình Surimi để làm bằng chứng đánh giá phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Ngoài ra trong chương trình đánh giá, ICI thực hiện đánh giá toàn bộ hệ thống tài liệu, kế hoạch HACCP, kiểm tra hồ sơ ghi chép, kiểm tra các quy trình liên quan tới quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp: kiểm soát tài liệu, quy trình chế biến, quy trình truy xuất nguồn gốc, nhập nguyên liệu, kiểm soát mối nguy, kiểm soát sản phẩm không phù hợp, kiểm soát chất lượng sản phẩm,… Báo cáo đánh giá đưa ra cho thấy đơn vị đã đáp ứng đầy đủ những yếu tố liên quan đến yêu cầu tiêu chuẩn. Quảng Bình Surimi đã vượt qua được hàng rào kiểm soát an toàn thực phẩm gắt gao, áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, khẳng định thương hiệu của công ty cũng như chất lượng sản phẩm. ICI ra quyết định và chính thức cấp chứng chỉ HACCP cho Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Bình Surimi vào ngày 15/03/2022, giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp. Giấy chứng nhận HACCP như là bằng chứng cho sự tuân thủ các yêu cầu về kiểm soát an toàn thực phẩm của Quảng Bình Surimi, giúp cho công ty tăng thêm uy tín và xây dựng hình ảnh đối với khách hàng cũng như các bên quản lý liên quan. Ngoài ra, còn tạo hệ thống quản lý xuyên suốt từ trên xuống dưới chuyên nghiệp, từ đó công tác điều hành hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Điều quan trọng nhất, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi dùng sản phẩm của công ty. Ngoài thế mạnh cung cấp các dịch vụ đánh giá chứng nhận HTQL, ICI còn là tổ chức chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic,… chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy. ICI với mạng lưới chuyên gia giàu kinh nghiệm có mặt tại rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Hãy liên hệ chúng tôi, nếu bạn hoặc doanh nghiệp bạn có bất cứ thắc mắc về đánh giá cấp chứng nhận nhé.

Jeffrey | 07/03/2022

Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo VietGAP cho 10 loại cây ăn quả chủ lực

Trong những năm gần đây sản xuất cây ăn quả nước ta có bước phát triển khá toàn diện, liên tục tăng trưởng cả về diện tích, năng suất, sản lượng, góp phần tích cực vào tăng trưởng ngành nông nghiệp, tạo thu nhập cho nông dân tại nhiều địa phương trong cả nước. Với định hướng phát triển sản xuất cây ăn quả chất lượng, an toàn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, hiệu quả cao, bền vững, Cục Trồng trọt phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) và các chuyên gia kỹ thuật Việt Nam trong các lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm biên soạn Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo VietGAP cho 10 loại cây ăn quả chủ lực. Chi tiết 10 loại cây ăn quả: Chuối, xoài, dứa, thanh long, sầu riêng, cam, bưởi, nhãn, vải, chôm chôm. Các sổ tay được xin ý kiến chuyên gia tại một số trường Đại học, Viện nghiên cứu; Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục TTBVTV, Trung tâm Khuyến nông/dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, HTX/hộ nông dân giỏi tại một số vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực, tập trung để hoàn thiện. Cục Trồng trọt cũng đã tổ chức Hội đồng Khoa học công nghệ thẩm định Bộ tài liệu để đảm bảo điều kiện phục vụ sản xuất. Cục Trồng trọt giới thiệu Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo VietGAP cho các cây chuối, xoài, dứa, thanh long, sầu riêng, cam, bưởi, nhãn, vải, chôm chôm để các địa phương vận dụng trong đào tạo, phổ biến, hướng dẫn thực hành sản xuất trái cây an toàn trên địa bàn. Xem chi tiết: Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo VietGAP cho 10 loại cây ăn quả chủ lực.

Jeffrey | 18/02/2022

Đạt chứng nhận hữu cơ: Mở rộng cơ hội thị trường

Giữa tháng 9-2021 vừa qua, sự kiện giới thiệu Dự án “thúc đẩy chứng nhận và thương mại thực phẩm hữu cơ giữa Úc và Việt Nam” do Mekong Organics Pty Ltd. tổ chức đã thu hút đông đảo sự theo dõi, lượng tương tác không chỉ của cộng đồng sản xuất và kinh doanh nông sản mà cả giới nghiên cứu, đào tạo về nông nghiệp. Điều này dễ hiểu trong bối cảnh nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã là xu hướng tất yếu trên thế giới nhưng nền NNHC của Việt Nam thì chưa có nhiều sản phẩm được chứng nhận để rộng cửa hội nhập với thị trường quốc tế. Gạo cũng có tiềm năng xuất khẩu sang Úc do nước này thiếu nước, không phái lúc nào cũng trồng được lúa Xuất khẩu nông sản hữu cơ 335 triệu đô la Mỹ/năm Là một nước nông nghiệp, tầm nhìn phát triển NNHC của Việt Nam khá tham vọng khi muốn “đưa Việt Nam thành một nước có trình độ sản xuất NNHC ngang bằng các nước phát triển”, như ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, đã phát biểu tại sự kiện nêu trên. Ông Toản cho biết Chính phủ đã sớm quan tâm câu chuyện phát triển NNHC với quan điểm tăng dần tỷ lệ sản phẩm hữu cơ, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, trước hết vì môi trường an toàn và lợi ích của nông dân, và đa diện hơn là gắn với các mục tiêu vĩ mô khác như bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, phát triển du lịch, dịch vụ… Trong ba năm gần đây, với việc ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP và Thông tư 16/2019/TT-BNNPTNT quy định chi tiết về NNHC, tiếp theo đó là Quyết định 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 và Quyết định 5317/QĐ-BNN-CBTTNS nhằm triển khai Quyết định 885 ban hành hồi năm ngoái, căn cứ pháp lý cho vấn đề NNHC ở nước ta đã hình thành. Ông Toản dẫn số liệu năm 2020 của IFOAM (Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ) cho biết cả nước có hơn 17.000 nông dân và gần 100 doanh nghiệp tại 46 tỉnh thành tham gia sản xuất hữu cơ; diện tích canh tác hữu cơ đã tăng từ 53.000 héc ta năm 2016 lên gần 240.000 héc ta vào năm 2019; và có khoảng 60 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hữu cơ đi các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản… với mức kim ngạch 335 triệu đô la Mỹ/năm. Theo ông Toản, những con số này còn rất khiêm tốn so với dư địa phát triển của lĩnh vực NNHC tại Việt Nam, mặt khác là do những đòi hỏi vô cùng khắt khe của các thị trường nhập khẩu về quy trình sản xuất và tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ. Trên thực tế, một số sự cản trở đối với tiến trình phát triển nền NNHC ở nước ta dưới góc nhìn của ông Alan Broughton, một chuyên gia về đào tạo NNHC, bao gồm việc chúng ta còn thiếu những khóa đào tạo, nơi sẽ trang bị cho nông dân những kiến thức về sinh thái, sinh học, khoa học về đất… cũng như những phương pháp canh tác thích hợp. Mặt khác, tuy kho dữ liệu về NNHC trên thế giới không thiếu nhưng nông dân Việt Nam khó tiếp cận do rào cản ngôn ngữ, cộng thêm phần lớn các lực lượng như khuyến nông hay nhân sự trong các công ty phân bón, thuốc thực vật vốn được đào tạo để phục vụ cho nền sản xuất hóa học! “Giờ đây, theo đuổi NNHC là con đường tất yếu, không có cách khác, và định hướng trong đào tạo là học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm truyền thống của nhà nông từ khắp nơi trên thế giới, kết hợp chúng với những hiểu biết, những kiến thức mới dựa trên nền tảng khoa học hữu cơ”, ông nói. Cách tiếp cận đi từ căn bản đào tạo Có thể thấy, việc Chính phủ Úc tài trợ nhằm thúc đẩy chứng nhận và thương mại thực phẩm hữu cơ thông qua dự án của Mekong Organics đã giúp một cách tiếp cận trong việc phát triển nền NNHC vừa mở rộng vừa căn bản. Mở rộng vì dự án hướng đến mọi đối tượng có sự quan tâm. Căn bản là bởi một trong hai hợp phần quan trọng nhất của dự án là về đào tạo – phương diện chúng ta còn thiếu như ông Broughton đã nhận xét. Thông tin chi tiết về việc cung cấp các khóa đào tạo thuộc dự án này, TS. Nguyễn Văn Kiền, Trưởng dự án, Giám đốc Mekong Organics, cho biết nội dung đào tạo được thiết kế trong 111 giờ học trực tuyến kết hợp với 15 nghiên cứu điển hình bao phủ các chủ đề: kỹ thuật canh tác hữu cơ (bao gồm những kiến thức, kinh nghiệm canh tác NNHC đặc thù miền nhiệt đới); xu hướng thị trường; chứng nhận hữu cơ; chế biến, đóng gói; tiếp thị, kinh doanh sản phẩm hữu cơ trên bình diện quốc tế… với sự trình bày, hướng dẫn của các chuyên gia từ Úc và Việt Nam, và ông Alan Broughton là một trong những chuyên gia đào tạo chính trong dự án. Hiện chương trình đã bắt đầu nhận đăng ký khóa đào tạo mới(*) cho các nhà nông, cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, nhân viên chính phủ, thành viên các hiệp hội trong lĩnh vực nông nghiệp, thương nhân… Dự án cũng xây dựng và phát triển một diễn đàn trên nền tảng web và hội thảo trực tuyến(**), nơi tập trung thúc đẩy các mối liên kết hỗ trợ giao thương thực phẩm hữu cơ, chứng nhận hữu cơ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, giao lưu công nghệ… “Diễn đàn sẽ không hoạt động độc lập mà được chia sẻ, lồng ghép vào quá trình đào tạo”, ông Kiền cho biết. Bên cạnh đó, Mekong Organics còn tạo một kênh mở rộng hơn cũng trên nền tảng web để đáp ứng đa dạng nhu cầu giao lưu, quảng bá, hợp tác…(***). Không phải ngẫu nhiên mà dự án này nhận được sự tài trợ của Chính phủ Úc mà nó được trao để góp phần vào sứ mệnh mở rộng sản xuất và thương mại hữu cơ giữa Úc và Việt Nam – một trong những trọng tâm của kế hoạch thực hiện Cam kết tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước (Australia – Vietnam Economic Engagement Grant – AVEG Program), theo bà Kate Chapman từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc. Bà Chapman cho biết AVEG với khoản tài trợ trị giá 1,5 triệu đô la Úc nhắm tới các mục tiêu nâng cao nhận thức công chúng về cơ hội phát triển quan hệ đối tác kinh tế giữa hai nước và hỗ trợ những nỗ lực phục hồi kinh tế dưới tác động của dịch Covid-19 ở hai quốc gia. Hiện AVEG tài trợ cho 28 dự án thuộc những lĩnh vực như nông nghiệp, xuất khẩu gia súc; giáo dục âm nhạc, khoa học công nghệ, kỹ thuật, toán học; chống lãng phí thực phẩm… “Từ chương trình này, Úc mong muốn hỗ trợ để các hoạt động thương mại hai chiều diễn ra một cách hiệu quả”, bà nói. Thông điệp từ ông Tim Marshall, Chủ tịch NASAA (Tổ chức chứng nhận hữu cơ quốc tế của Úc), hiện có nhiều cơ hội cho sản phẩm hữu cơ của Việt Nam tại thị trường Úc, nơi có nhiều và ngày càng xuất hiện nhiều hơn những sản phẩm hữu cơ, và mức tiêu thụ thực phẩm hữu cơ cũng ngày càng tăng nhưng sức sản xuất tại Úc không đủ cung cấp. Theo ông Marshall, những sản phẩm Úc nhập khẩu nhiều nhất mà Việt Nam có thể gia tăng cung cấp như trà, cà phê, dừa, trái cây, rau củ, tôm, cá, gạo, sản phẩm ngũ cốc, gia vị… Như xoài chẳng hạn. Xoài ở Úc được trồng theo mùa vụ nên thị trường vào những thời điểm trái mùa cần gia tăng nhập khẩu và những sản phẩm chế biến thì dễ vào thị trường này hơn là trái cây tươi do đã qua một bước xử lý an toàn sinh học trong quy trình chế biến. Hay như mặt hàng gạo cũng có tiềm năng do ở Úc thiếu nước, không phải lúc nào cũng trồng được lúa, và Việt Nam cũng có thể xem xét tới các sản phẩm chế biến từ gạo. Vấn đề là yêu cầu chứng nhận hữu cơ ngày càng phổ biến ở Úc. Các hệ thống phân phối sỉ, lẻ, các nhà hàng hay cửa hàng ăn uống… đều yêu cầu những sản phẩm được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia của Úc hoặc của những tổ chức uy tín được chính phủ Úc công nhận. Các nhà chế biến cũng yêu cầu các nguồn nguyên liệu được chứng nhận. Do vậy, để vào thị trường này, theo ông Marshall, tùy từng mặt hàng mà các đơn vị xuất khẩu cần tiếp cận những nhà nhập khẩu chuyên mặt hàng đó ở thị trường bản địa để xác định chính xác những thông tin, những yêu cầu cụ thể về an toàn sinh học, về chứng nhận, cũng như về công nghệ bảo quản đối với từng sản phẩm cụ thể. Nói về chứng nhận NASAA, bà Alex Mitchell, Tổng giám đốc của NASAA Organics, cho biết chứng nhận hữu cơ của NASAA được nhiều nước trên thế giới công nhận. Đến nay, NASAA Organics đã có sự tham gia quan trọng vào mạng lưới NNHC toàn cầu với 3,1 triệu người sản xuất hữu cơ và một thị trường đã định vị và đầy hứa hẹn. “Chúng tôi hỗ trợ nhiều tổ chức chứng nhận tại các quốc gia xây dựng các bộ tiêu chuẩn, cũng như hỗ trợ các đối tác, bao gồm Mekong Organics, trong mảng đào tạo về chứng nhận. Chúng tôi cũng sẵn lòng với các nhà sản xuất, thương mại, giúp họ đạt đủ tiêu chuẩn để được các thị trường nhập khẩu chấp nhận”, bà nói. Theo: thesaigontimes.vn

Jeffrey | 18/02/2022

ICI chứng nhận ISO 22000 cho Công ty CP Đầu tư MDGROUP

Công ty Cổ phần Đầu tư MD Group (MD Group) tiền thân là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thực phẩm Miền Đông được thành lập ngày 19/10/2011. MDGROUP là doanh nghiệp hoạt động chuyên trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa bột dinh dưỡng sở hữu nhãn hiệu sữa Us Sure với công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động, khép kín và có đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành tại Nhật Bản. Sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa bột dinh dưỡng chất lượng cao dành cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú mang thương hiệu Us Sure như: Us Sure Calo Gold bổ sung dinh dưỡng cho người ăn uống kém người cần phục hồi sức khỏe, Us Sure Canxi Pro bổ sung canxi glucosamine giúp xương chắc khớp khỏe, Us Sure Gain Pro bổ sung năng lượng dành cho người gầy, Us Sure Grow Kids phát triển chiều cao và não bộ dành cho trẻ em từ 1 đến 10 tuổi, Us Sure Pedia Kids bổ sung năng lượng giúp cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng phát triển dành cho rẻ em từ 1 tuổi đến 10 tuổi. Hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng thì quy trình sản xuất phải đáp ứng các quy chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời việc quản lý chuỗi sản xuất theo mô hình chuẩn ISO 22000 càng thực sự cần thiết và hiệu quả đem lại cho doanh nghiệp không hề nhỏ. Mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng chính là chất lượng sản phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe sức khỏe bản thân và cộng đồng. Nhận thức được điều này, Công ty Cổ phần Đầu tư MDGROUP đã sớm có kế hoạch triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm ISO 22000. Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI (ICI) là đơn vị độc lập, chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá và chứng nhận đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2018 tại Công ty MDGROUP. Chuyên gia đánh giá của ICI đã tiến hành thực hiện quy trình khảo sát nhà máy sản xuất, trực tiếp tham quan dây chuyền sản xuất, đánh giá toàn bộ khu nhà xưởng từ tiếp nhận nguyên liệu, kho chứa nguyên liệu, khu vực chế biến, kho thành phẩm, hệ thống máy móc trang thiết bị, dây chuyền chế biến,... Đồng thời, đoàn chuyên gia cũng thực hiện kiểm tra các quy trình, quy định, tài liệu, hồ sơ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm; quy trình sản xuất; bảo quản sản phẩm;... đã được doanh nghiệp xây dựng, triển khai, ghi chép, truy xuất thông tin để đánh giá sự phù hợp các yêu cầu của  ISO 22000:2018. Trong quá trình đánh giá, ICI chỉ ra các điểm phù hợp doanh nghiệp cần duy trì và phát triển cũng như những điểm chưa phù hợp cần khắc phục. Sau khi thẩm xét toàn bộ báo cáo đánh giá, cho thấy Công ty MDGROUP đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 bài bản và hợp lý, đáp ứng đầy đủ những yếu tố liên quan đến yêu cầu tiêu chuẩn. Chuyên gia đưa ra kết luận Công ty Cổ phần Đầu tư MDGROUP đủ điều kiện được ICI cấp giấy chứng nhận ISO 22000. Giấy chứng nhận ISO 22000 do ICI cấp là bằng chứng giúp Công ty MDGROUP khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường sẽ được sự tin tưởng của người tiêu dùng, đối tác  về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng được hình ảnh thương hiệu uy tín có giá trị cạnh tranh cao. Công ty Chứng nhận và Giám định ICI chuyên cung cấp các dịch vụ chứng nhận hệ thống như: chứng nhận ISO 9001, chứng nhận ISO 14001, chứng nhận HACCP,... Chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, Organic,... Tham khảo thêm các dịch chứng nhận của ICI tại đây: https://icicert.vn/

Jeffrey | 16/02/2022

ICI cấp chứng nhận HACCP cho Chi nhánh Công ty TNHH NS-TP Thảo Nguyên

Công ty TNHH Nông sản Thực phẩm Thảo Nguyên (Công ty thực phẩm Thảo Nguyên)  tiền thân là Công ty TNHH Tân Trang trại, được thành lập từ năm 2004 là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất, kinh doanh, sơ chế và đóng gói rau củ quả. Công ty Thực phẩm Thảo Nguyên có 2 điểm canh tác với diện tích là 70ha được áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP tạo thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, Công ty TNHH Nông sản Thực phẩm Thảo Nguyên cũng có 2 nhà máy sơ chế và  đóng gói theo quy trình 1 chiều khép kín, máy móc công nghệ hiện đại. Trong đó, khu vực nhà máy sơ chế huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng có diện tích 1.400m2, công suất 60 tấn/ngày. Khu vực nhà máy sơ chế Đà Lạt có diện tích 300m2, công suất 15 tấn/ngày. Sản phẩm được tiêu thụ ở khắp các tỉnh thành từ nhà hàng, trường học,... và trong các hệ thống siêu thị bán lẻ như: Bách Hóa Xanh, Coop Mart, Lotte Mart,... Trong hơn 15 năm hoạt động với phương châm “Sạch an toàn cho cuộc sống xanh”  luôn tiên phong trong vấn đề an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và các hoạt động bảo vệ môi trường. Chủ động xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, kiểm soát các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, công ty đã phân tích, nắm được các rủi ro trong chuỗi sản xuất đồng thời có biện pháp phòng ngừa. Duy trì áp dụng các quy trình trong quản lý an toàn thực phẩm như quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp, quy trình truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm, quy trình kiểm soát máy móc - thiết bị, quy trình khắc phục phòng ngừa,... thực hiện ghi chép đầy đủ quá trình sản xuất và lưu trữ. Qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất chất lượng và tiết kiệm chi phí nhờ giảm thiểu sản phẩm không đạt yêu cầu. Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là đơn vị mà Công ty Thực phẩm Thảo Nguyên đã tin tưởng lựa chọn đăng ký đánh giá và cấp chứng nhận HACCP cho phạm vi Sơ chế và đóng gói rau củ quả của công ty. Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là tổ chức chứng nhận do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép hoạt động. ICI - kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực chứng nhận, giám định với năng lực chuyên môn sâu được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ KH&CN chỉ định chứng nhận ISO 14001, ISO 9001, ISO 22000, HACCP,... và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn. Sau khi tiếp nhận thông tin đăng ký đánh giá chứng nhận từ Công ty Thực phẩm Thảo Nguyên, Lãnh đạo ICI đã phê duyệt công văn thành lập đoàn chuyên gia đánh giá, thực hiện kế hoạch đánh giá tại cơ sở từ hồ sơ tài liệu đến khảo sát nhà máy sơ chế theo quy định của TCVN 5603:2008 Quy phạm thực hành về nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm. Đoàn chuyên gia ICI đã đưa ra các điểm trong hệ thống mà công ty cần khắc phục trước khi có quyết định cấp chứng nhận. Giấy chứng nhận HACCP được cấp bởi ICI có giá trị toàn quốc Ngày 23/12/2021, Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI chính thức cấp giấy chứng nhận HACCP cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Chi nhánh Công ty TNHH Nông sản Thực phẩm Thảo Nguyên. Sau khi Ban thẩm xét ICI hoàn thành quá trình thẩm xét toàn bộ kết quả đánh giá. Kết quả cho thấy hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Công ty Thực phẩm Thảo Nguyên được đánh giá là phù hợp, hồ sơ tài liệu vận hành thực tế, có hiệu lực, hoạt động quản lý an toàn thực phẩm của Công ty Thảo Nguyên đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP. Bài viết cùng chủ đề: ICI chứng nhận ISO 22000 cho Công ty CP Đầu Tư MDGROUP ICI đánh giá và cấp chứng nhận ISO 22000 cho đơn vị Thực Phẩm Việt Thơm Nhiên Vegetables vinh dự đạt 2 chứng nhận về Chuyển đổi sang canh tác hữu cơ và VietGAP do ICI cấp