Đăng ngày 27/11/2023
Trong bối cảnh nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, logistics ra đời như một giải pháp cho nhu cầu sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận tiện và nhanh chóng nhất. Do đó, để cạnh tranh chất lượng cũng như khẳng định vai trò của mình, hiện nay, có tới gần 59% doanh nghiệp có nhu cầu được đào tạo kiến thức về hướng dẫn xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến.
Vậy những tiêu chuẩn ISO nào áp dụng cho doanh nghiệp logistics? Và làm cách nào để có thể áp dụng hiệu quả. Hãy cùng tôi tìm hiểu về tiêu chuẩn dành cho doanh nghiệp logistics trong bài viết dưới đây nhé.
Để dễ hiểu, chúng ta có thể hình dung một cách đơn giản nhất, logistics là khâu trung gian để đưa hàng hóa (sản phẩm/dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Công việc của các công ty logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra.
Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu.
Để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này, các công ty phải luôn cải tiến và chú trọng đến yếu tố số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ.
Đầu tư áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng là đầu tư cho ngành logistics. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn có tính tương đồng cao với các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế góp phần tạo thuận lợi sự lưu thông hàng hóa dễ dàng trên thị trường xuất nhập khẩu.
Và hiện nay, ISO 9001, ISO 14001, ISO 45000, ISO 22000,… là các bộ tiêu chuẩn mà đa số doanh nghiệp logistics đều đang có nhu cầu được đào tạo kiến thức về hướng dẫn xây dựng và áp dụng.
Tiêu chuẩn hóa giúp cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí thông qua việc cải thiện hệ thống logistics của doanh nghiệp và các quá trình làm tăng khả năng cạnh tranh cho chuỗi logistics, qua đó tăng sự hài lòng của khách hàng thông qua việc cải thiện sự an toàn, chất lượng và quá trình logistics. Từ đó cho thấy, việc chuẩn hóa nguồn nhân lực cũng rất cần thiết.
1. ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn quy định chi tiết về các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001 là tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến, là một công cụ giúp doanh nghiệp tạo ra chất lượng dịch vụ tối ưu nhất, phù hợp cho mọi tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực khác nhau. Chứng nhận ISO 9001 là chứng nhận quốc tếgiúp nhiều người biết đến doanh nghiệp bạn, mức độ uy tín của doanh nghiệp bạn cũng tăng lên.
Đạt được chứng nhận ISO 9001:2015, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích:
2. ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường
ISO 14001 đưa ra các tiêu chí cho một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. ISO 14001: 2015 phù hợp với tất cả các tổ chức, bất kể quy mô, vị trí, lĩnh vực hoặc ngành, nó có thể cung cấp sự đảm bảo cho ban lãnh đạo công ty và nhân viên cũng như các bên liên quan bên ngoài rằng tác động môi trường đang được đo lường và cải thiện.
Áp dụng ISO 14001:2015 mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp có hệ thống quản lý môi trường.
3. ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp
ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn quốc tế mới về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đạt chuẩn mực quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 giúp doanh nghiệp thiết lập một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, cải thiện liên tục về sức khỏe và an toàn cho người lao động.
Hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 450001 là một nơi làm việc an toàn, và có thể có nhiều lợi ích trực tiếp hơn, chẳng hạn như:
Dịch Vụ
THEO DÕI FANPAGE