clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
Chứng nhận chè hữu cơ , Chứng nhận hữu cơ - Organic ,

Chứng nhận thực phẩm hữu cơ – Organic là gì?

Đăng ngày 18/01/2021

Người tiêu dùng ngày càng trở nên cảnh giác với các vấn đề an toàn, sức khỏe và xã hội liên quan đến sản xuất thực phẩm công nghiệp thông thường. Họ luôn tìm kiếm các lựa chọn thực phẩm lành mạnh, an toàn đảm bảo cho sức khỏe và môi trường. Chính điều này đang thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trong thị trường thực phẩm hữu cơ và được hỗ trợ bởi tiêu chuẩn hữu cơ – Organic.

Vậy chứng nhận thực phẩm hữu cơ là gì? làm thế nào để đạt được chứng nhận hữu cơ – Oragnic?

Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.

Nông nghiệp hữu cơ là gì?

Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện từ nguyên liệu đầu vào, sơ chế, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

chung-nhan-huu-co-organic-la-gi

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, loại bỏ việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào tổng hợp, chẳng hạn như phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu, thuốc thú y, hạt giống và giống biến đổi gen, chất bảo quản, chất phụ gia và chiếu xạ, nhằm duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất lâu dài và ngăn ngừa sâu bệnh.

Là sự kết hợp kĩ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái.

Chứng nhận hữu cơ – Organic là gì?

Giấy chứng nhận hữu cơ – Organic được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ.

Sản phẩm hữu cơ được chứng nhận là những sản phẩm đã được sản xuất, chế biến, xử lý và đưa ra thị trường theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và được tổ chức chứng nhận chứng nhận là “hữu cơ”. Phụ thuộc vào % hữu cơ có trong thành phần cấu tạo của sản phẩm sẽ có quy định cấp chứng nhận tương ứng và sản phẩm được phép dán nhãn hữu cơ.

chung-nhan-huu-co-organic-la-gi

Sản phẩm hữu cơ có thể hiểu một cách cơ bản như sau:

  • Không chất độc hại, không thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay chất diệt nấm. Nếu có sử dụng thì thuốc phải thuộc danh sách được phép sử dụng
  • Không sử dụng nước bẩn, nước bùn cống hay phân bón hóa học
  • Không sử dụng giống biến đổi Gen (GMOs)
  • Không thuốc kháng sinh
  • Không chất kích thích và thuốc tăng trưởng
  • Không xử lý bằng chiếu, bức xạ nhiệt
  • Tuy nhiên vẫn được dùng một số loại một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp theo quy định đã được cho phép

Nói một cách khác, cây trồng hữu cơ phải được trồng mà không sử dụng hóa chất tổng hợp, biến đổi Gen (GMO), phân bón hóa học hay nước thải, bùn cống… Còn đối với chăn nuôi hữu cơ để lấy thịt, trứng, sữa,… thì động vật phải được đảm bảo chăn thả ngoài trời và ăn bằng thức ăn hữu cơ, không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hormone tăng trưởng,..

Chứng nhận hữu cơ áp dụng cho những sản phẩm nào?

Nếu bạn đang tham gia vào chuỗi sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm thực phẩm, đồ uống hữu cơ hoặc thức ăn chăn nuôi, thì theo quy định yêu cầu bạn phải đạt được chứng nhận hữu cơ Organic.

Các sản phẩm yêu cầu chứng nhận bao gồm:

  • Rau hữu cơ các loại: rau ăn lá, rau ăn củ, rau gia vị, rau thơm,…
  • Trái cây hữu cơ các loại
  • Ngũ cốc hữu cơ: lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ, lạc, vừng,…
  • Chè hữu cơ, trà hữu cơ
  • Thảo dược hữu cơ
  • Gia súc và sản phẩm từ gia súc: bò,ngựa, cừu, lợn, dê, sữa,…
  • Gia cầm hữu cơ và trứng gia cầm hữu cơ: gà, vịt, ngang, ngỗng, chim,…
  • Nuôi ong và các sản phẩm ong: mật ong, sữa ong chúa,…
  • Vận chuyển, bảo quản, sơ chế và chế biến thực phẩm hữu cơ.

Quy định ghi nhãn chứng nhận hữu cơ

Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ mới được ghi nhãn liên quan đến cụm từ “hữu cơ”.

chung-nhan-huu-co-organic-la-giGhi nhãn cho sản phẩm đã được chứng nhận hữu cơ

  • Chỉ công bố sản phẩm là “100 % hữu cơ” khi sản phẩm có chứa 100 % thành phần cấu tạo là hữu cơ.
  • Chỉ công bố sản phẩm là “hữu cơ” khi sản phẩm có chứa ít nhất 95 % thành phần cấu tạo là hữu cơ. Các thành phần cấu tạo còn lại có thể có nguồn gốc nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp nhưng không phải là thành phần biến đổi gen, thành phần được chiếu xạ hoặc xử lý bằng các chất hỗ trợ chế biến không có trong danh sách được phép sử dụng.
  • Chỉ công bố sản phẩm “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương khi sản phẩm có chứa ít nhất 70 % thành phần cấu tạo là hữu cơ.
  • Không được ghi nhãn là “hữu cơ” hoặc “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương, hoặc thực hiện bất kỳ công bố chứng nhận hữu cơ nào đối với sản phẩm có thành phần cấu tạo hữu cơ nhỏ hơn 70 %. Tuy nhiên, có thể sử dụng cụm từ “hữu cơ” đối với thành phần cấu tạo cụ thể được liệt kê.

Lưu ý: thành phần cấu tạo là hữu cơ: tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối (natri clorua).

Quy trình cấp chứng nhận hữu cơ – Organic

Bây giờ chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 5 bước để đăng ký chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm:

  1. Đăng ký cấp chứng nhận hữu cơ
  2. Đánh giá sơ bộ (giai đoạn hồ sơ, tài liệu)
  3. Đánh giá chứng nhận (đánh giá thực địa)
  4. Cấp giấy chứng nhận hữu cơ
  5. Giám sát sau chứng nhận

Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận hữu cơ

Đầu tiên, bạn thực hiện đăng ký thông tin cấp chứng nhận hữu cơ với tổ chức chứng nhận. Hai bên sẽ cùng trao đổi và thống nhất thông tin, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng.

Cụ thể như:

  • Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận thực phẩm hữu cơ;
  • Trình tự thủ tục chứng nhận hữu cơ;
  • Trao đổi các tiêu chuẩn chứng nhận;
  • Các loại chi phí của hoạt động đánh giá chứng nhận;
  • Kế hoạch đánh giá chứng nhận.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ (giai đoạn hồ sơ, tài liệu)

Tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia đến đánh giá tình trạng thực tế nhằm phát hiện ra những điểm yếu của hồ sơ, tài liệu hữu cơ và việc áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng tại thực địa.

Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, chuyên gia đánh giá sẽ đưa ra được những điểm chưa phù hợp trong hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

Bước 3: Đánh giá chứng nhận (đánh giá thực địa)

Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp;

Ở bước này, tổ chức chứng nhận sẽ xác định hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm;

Kết thúc đánh giá tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hữu cơ

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận chứng nhận khi toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Và kết quả thử nghiệm sản phẩm phù hợp theo quy định.

Bước 5: Giám sát sau chứng nhận

Chứng nhận hữu cơ có hiệu lực 2 năm (kể từ ngày cấp).

Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.

Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.

Đây là những kiến thức cơ bản chúng tôi chia sẻ về chứng nhận hữu cơ. Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp cho bạn hiểu khái niệm chứng nhận thực phẩm hữu cơ – Organic là gì và nắm được quy trình đăng ký cấp chứng nhận hữu cơ.

Dịch vụ liên quan