Đăng ngày 17/12/2021
Nông nghiệp hữu cơ có lẻ không còn quá lạ lẫm đối với những người trong ngành nông nghiệp trồng trọt. Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học.
Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương. Ngoài ra, nó còn giúp cạnh tranh với đối thủ cùng ngành.
Hãy bắt đầu tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé!
Nông nghiệp hữu cơ theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là “Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe cho người và vật nuôi”.
Nông nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, và kiểm soát cỏ, côn trồng và các loại sâu bệnh khác.
Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.
Nông nghiệp hữu cơ chính là giải pháp lớn để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch. 10 lợi ích tiêu biểu cho thấy nông dân nên chọn phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ hướng đến thực hành bền vững và thân thiện với môi trường.
Canh tác hữu cơ chú trọng đến duy trì dinh dưỡng trong đất và chú trọng đến an toàn thực phẩm hơn. Bằng việc tận dụng phân hữu cơ, phân xanh hoặc các bộ phận cây trồng bị bật gốc hoặc gieo xuống héo để làm lớp phủ cho cây trồng của bạn.
Nông nghiệp hữu cơ bài trừ các chất tăng trưởng tổng hợp, điều đó tạo cho đất một hơi thở mới, thành phần đất không lẫn tạp và tạo cơ hội để đất trẻ hóa một cách tự nhiên. Phân xanh, phân hữu cơ và lớp phủ khiến thành phần hữu cơ từ đất tăng nhanh, điều đó làm đất giàu dinh dưỡng.
Bới đất nông, đây là một kỹ thuật chủ yếu dùng trong canh tác nông nghiệp hữu cơ nhằm đảm bảo lớp đất không bị phá vỡ sâu hơn 7,5 – 15cm. Lớp đất phía trên cùng theo thời gian sẽ được bồi thêm các chất dinh dưỡng theo chu kỳ của từng giống cây. Việc không phá vỡ kết cấu lớp đất sâu bên dưới giúp cho khả năng giữ nước được tốt hơn.
Canh tác hữu cơ loại bỏ việc sử dụng phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu, nồng độ nitơ trên mỗi ha đất được giảm mạnh. Điều này góp phần vào một hệ thống sản xuất thực phẩm bền vững với năng suất tăng, an toàn và giảm tải áp lực lên môi trường mà nó được canh tác.
Do được hạn chế tiếp xúc với kim loại nặng trong phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu nên sản phẩm hữu cơ rất giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra, các cấu trúc đường và khoáng chất trong các sản phẩm hữu cơ là đáng kể so với thực phẩm được sản xuất thông thường. Điều này làm các loại rau và trái cây bổ dưỡng hơn, tốt cho sức khỏe hơn và có chất lượng cao hơn.
Sản phẩm hữu cơ đồng thời có khả năng tăng cường miễn dịch trong chúng ta một cách tự nhiên. Do cấu trúc cây trồng không bị biến chất bởi các thành phần hóa học nên sản phẩm rất giàu khoáng chất và vitamin có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch của người dùng.
Thực phẩm hữu cơ, không giống như những sản phẩm được trồng theo kiểu công nghiệp hóa thông thường vì nó ít được xử lý hơn, các tính chất của sản phẩm vẫn còn tinh khiết. Bên cạnh đó, sản phẩm hữu cơ còn dễ làm hài lòng người tiêu dùng. Thậm chí có thể dễ dàng xuất khẩu nếu đáp ứng đủ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc nông sản.
Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc.
Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.
Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ Quốc tế IFOAM: ” Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật khác có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người”.
Gồm có 13 nguyên tắc trong canh tác nông nghiệp hữu cơ:
#1. Tất cả các loại phân bón hóa học đều bị cấm dùng.
#2. Cấm dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
#3. Cấm dùng các loại hóc môn tổng hợp (thuốc kích thích sinh trưởng).
#4. Các thiết bị canh tác (bình phun thuốc trừ sâu, cuốc,…) đã dùng trong canh tác truyền thống không được sử dụng trong canh tác hữu cơ.
#5. Nông dân phải duy trì việc ghi chép lại các nguồn của tất cả các khoản vật tư (giống, phân bón,…) dùng trong canh tác.
#6. Các cây trồng trong các ruộng hữu cơ phải khác với cây trồng trong ruộng truyền thống.
#7. Một vùng cách ly (hoặc một vùng ngăn cản) cần phải được thiết lập nhằm để tránh việc nhiễm bẩn từ bên ngoài vào. Vùng cách ly này có thể là một con đê, con mương thoát nước hoặc một hàng cây nhằm sàng lọc nhiễm bẩn. Cây trồng cách ly phải gồm hai hàng rào và cao hơn loại cây trồng truyền thống. Các loại cây trồng làm hàng rào cách ly phải khác với cây trồng trong ruộng hữu cơ.
#8. Ngăn cấm phá rừng nguyên sinh để canh tác hữu cơ.
#9. Các loại cây trồng ngắn ngày (lúa, rau, ngô,…) phải có ít nhất 12 tháng chuyển đổi. Cây trồng lâu năm được gieo trồng sau giai đoạn chuyển đổi được coi là cây trồng hữu cơ.
#10. Các loại cây trồng lâu năm (chè, cà phê,…) phải có ít nhất 18 tháng chuyển đổi. Các cây trồng ngắn ngày được thu hoạch sau giai đoạn chuyển đổi được coi là sản phẩm hữu cơ.
#11. Cấm sử dụng các loại giống cây chuyển đổi gen.
#12. Tốt nhất nên sử dụng hạt giống hữu cơ và các nguyên liệu hữu cơ.
#13. Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.
Dịch Vụ
THEO DÕI FANPAGE