clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

Tìm kiếm

Nhi Tran | 24/05/2024

ICI cấp chứng nhận ISO 9001:2015 cho Công ty xây dựng Huy Hoàng

Đầu tháng 4/2024, Ông Nguyễn Văn Chung - Giám đốc Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI đã có buổi làm việc và trao chứng nhận ISO 9001:2015 cho Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xây dựng Huy Hoàng tại Hạ Long, Quảng Ninh. Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xây dựng Huy Hoàng (Công ty xây dựng Huy Hoàng) được thành lập từ năm 2018 chuyên "Sản xuất nhôm, nhôm kính, sắt thép các loại dùng trong xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng,..." Là doanh nghiệp hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thép và các dịch vụ liên quan. Cho đến nay, Công ty xây dựng Huy Hoàng đã xây dựng được nguồn nhân lực lớn mạnh với đội ngũ cán bộ công nhân viên, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành thép. Chất lượng sản phẩm ổn định, đạt chuẩn công ty đã trở thành đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn và là một trong những nhà cung cấp thép, nhôm kính công nghiệp uy tín trên cả nước. Tham khảo: Điều kiện được cấp chứng nhận ISO 9001:2015 Xưởng sản xuất Công ty xây dựng Huy Hoàng Nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng, cải tiến sản phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, Công ty xây dựng Huy Hoàng đã triển khai lộ trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015. Trước đây, công ty thực hiện kiểm tra chất lượng của từng chi tiết, cụm chi tiết sản phẩm. Tuy nhiên, việc kiểm tra không đạt được kết quả như mong muốn, còn nhiều bất cập về lưu hồ sơ giấy tờ, nguồn gốc sản phẩm,... Vì vậy từ tháng 01/2024, công ty đã triển khai lộ trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015. Và tổ chức chứng nhận mà Công ty xây dựng Huy Hoàng đã tin tưởng lựa chọn để đánh giá và cấp chứng nhận ISO 9001:2015 đó chính là ICI. Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là tổ chức chứng nhận được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định được phép tiến hành đánh giá, cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015. Giấy chứng nhận và dấu hiệu chứng nhận ISO 9001:2015 do ICI cấp với đầy đủ tính pháp lý, hợp pháp. Phối hợp cùng đội ngũ nhân viên thuộc Ban ISO của công ty, quy trình đánh giá cấp chứng nhận ISO 9001 được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia với chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm của ICI được diễn ra đầy đủ theo trình tự các bước, minh bạch, công bằng. Giấy chứng nhận ISO 9001:2015 của Công ty xây dựng Huy Hoàng Xem thêm: Năng lực chứng nhận của Tổ chức chứng nhận ICI Sau thời gian xem xét, đánh giá, yêu cầu khắc phục, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xây dựng Huy Hoàng đã đáp ứng đủ yêu cầu và đạt chứng chỉ ISO 9001:2015 hiệu lực từ ngày 01/04/2024 do ICI cấp. ICI tin rằng việc áp dụng ISO 9001:2015 sẽ giúp công ty kiểm soát chất lượng, có căn cứ để cải tiến chất lượng sản phẩm và duy trì các cải tiến đã đạt được. Chúc Công ty ngày càng phát triển vững mạnh.

Nhi Tran | 23/05/2024

ICI đánh giá và cấp chứng nhận VietGAP cho HTX Nông nghiệp Điền Lộc

Vừa qua vào cuối tháng 03/2024, đoàn chuyên gia đánh giá của Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI đã có buổi lễ trao chứng chỉ chứng nhận VietGAP trồng trọt với phạm vi chứng nhận là Lúa cho HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Điền Lộc (HTX Điền Lộc) sau quá trình xây dựng và áp dụng hiệu quả các quy định trong thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Với chứng nhận VietGAP, HTX Điền Lộc tự tin phát triển bền vững. Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lực chọn. Nhạy bén với xu thế của thị trường, nhiều năm qua HTX SXKD DVNN Điền Lộc đã hình thành, duy trì và phát triển mô hình canh tác sản xuất lúa gạo an toàn thực phẩm, tạo được thương hiệu riêng trên thị trường nông sản trong và ngoài tỉnh, mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân địa phương. HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Điền Lộc có địa điểm canh tác tại Vùng ô Tây Mốc, thôn Giáp Nam, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích canh tác lúa VietGAP 2,5 ha với sản lượng 35 tấn/năm. Khi áp dụng VietGAP, HTX Điền Lộc đã tập trung vào các yêu cầu để đảm bảo vào vấn đề an toàn thực phẩm. Tuân thủ theo các quy định về cách sử dụng các loại thuốc, phân bón và vật tư trong sản xuất. Sau quá trình nỗ lực áp dụng nghiêm ngặt các yêu cầu trong tiêu chuẩn, HTX Điền Lộc đã liên hệ công ty ICI để đánh giá và cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm Lúc của HTX. Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Chứng nhận VietGAP được đánh giá và cấp chứng nhận bởi ICI là minh chứng cho sản phẩm lúa, gạo của đơn vị được đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Hoạt động đánh giá chứng nhận của ICI được thực hiện nghiêm ngặt, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017 và các Quy định pháp luật đối với tổ chức chứng nhận ICI. Giám đốc HTX khẳng định: Nhờ xây dựng mô hình VietGAP, các thành viên trong hợp tác xã đã thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hướng an toàn, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, tôi tin rằng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này sẽ là nền tảng để xã Điền Lộc nói riêng và ngành nông nghiệp huyên nói chung có những bước tiến mới trong nền công nghiệp hóa nông nghiệp góp phần xây dựng nông nghiệp nông thôn ngày càng phát triển bền vững." Sau cùng, ICI xin gửi lời cảm ơn HTX Điền Lộc đã tin tưởng, lựa chọn chúng tôi là đơn vị đánh giá chứng nhận VietGAP.  Chúng tôi tin rằng với chứng chỉ VietGAP thực hành nông nghiệp tốt, HTX Điền Lộc sẽ ngày càng phát triển và khẳng định được thương hiệu gạo của mình trên thị trường.

Nhi Tran | 21/02/2024

Ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ quy định như thế nào?

Theo quy định, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017, việc ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng quy định nhãn hàng hóa và các quy định cụ thể khác. Bộ KH&CN đã công bố TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (thuộc bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ). Tiêu chuẩn áp dụng đối với các quá trình trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ, nuôi trồng thủy sản hữu cơ và sản phẩm từ các quá trình nêu trên được sử dụng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi. [caption id="attachment_2952" align="aligncenter" width="700"] Nhãn phải liệt kê đầy đủ thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp theo phần trăm khối lượng hoặc phần trăm thể tích[/caption] Theo quy định của TCVN 11041-1:2017, việc ghi nhãn phải đáp ứng quy định nhãn hàng hóa và các quy định cụ thể như sau: Nhãn sản phẩm phải liệt kê đầy đủ thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp theo phần trăm khối lượng hoặc phần trăm thể tích. Cụ thể, đối với các thành phần là phụ gia thực phẩm phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu thì ghi tên nhóm hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”... Đối với các gia vị hoặc chất chiết từ gia vị, được dùng riêng hoặc kết hợp không vượt quá 2% khối lượng sản phẩm, chỉ cần ghi “gia vị”, “các gia vị” hoặc “gia vị hỗn hợp”. Đối với các loại thảo mộc hoặc các phần của thảo mộc dùng riêng hoặc kết hợp nhưng không vượt quá 2% khối lượng sản phẩm, chỉ cần ghi “thảo mộc” hoặc “thảo mộc hỗn hợp”. Đồng thời, nhãn sản phẩm phải có thông tin về nhà sản xuất, đóng gói hoặc phân phối và tên gọi và/hoặc mã số của tổ chức chứng nhận. Tiếp đó, chỉ sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ mới được ghi nhãn liên quan đến cụm từ “hữu cơ”, bao gồm: Chỉ công bố sản phẩm là “100% hữu cơ” khi sản phẩm có chứa 100% thành phần cấu tạo là hữu cơ; Chỉ công bố sản phẩm là “hữu cơ” khi sản phẩm có chứa ít nhất 95% thành phần cấu tạo là hữu cơ (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối). Các thành phần cấu tạo còn lại có thể có nguồn gốc nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp nhưng không phải là thành phần biến đổi gen, thành phần được chiếu xạ hoặc xử lý bằng các chất hỗ trợ chế biến không được nêu trong Bảng A.2, Phụ lục A của tiêu chuẩn này; [caption id="attachment_2953" align="alignnone" width="700"] TCVN 11041-1:2017 Quy định về ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ[/caption] Chỉ công bố sản phẩm “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương khi sản phẩm có chứa ít nhất 70% thành phần cấu tạo là hữu cơ (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối); Không được ghi nhãn là “hữu cơ” hoặc “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương, hoặc thực hiện bất kỳ công bố chứng nhận hữu cơ nào đối với sản phẩm có thành phần cấu tạo hữu cơ nhỏ hơn 70% (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối). Tuy nhiên, có thể sử dụng cụm từ “hữu cơ” đối với thành phần cấu tạo cụ thể được liệt kê. Ngoài ra, nhãn sản phẩm phải phân biệt sản phẩm đang chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ với sản phẩm hữu cơ bằng cách ghi rõ “đang chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương.

Nhi Tran | 21/02/2024

Các tiêu chuẩn quốc gia mới về nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ là phương thức canh tác tái sử dụng một cách triệt để các nguồn hữu cơ, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất nông nghiệp như phân bón tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng và chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi. Xem thêm: Trái cây sấy khô bắt buộc phải công bố chất lượng trước khi đưa ra thị trường Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng ICI tổ chức “Tập huấn chuyển đổi số trong hợp tác xã” Đạt chứng nhận hữu cơ: mở rộng cơ hội thị trường Những năm gần đây, diện tích trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hữu cơ tại Việt Nam không ngừng tăng lên. Các văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp hữu cơ cũng được ban hành nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm hữu cơ. [caption id="attachment_2945" align="alignnone" width="700"] Diện tích trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hữu cơ tại Việt Nam không ngừng tăng lên[/caption] Năm 2017-2018, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ đã xây dựng và trình công bố bộ tiêu chuẩn quốc gia gồm 08 TCVN về nông nghiệp hữu cơ, trong đó có TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ và TCVN 11041-3:2017 về chăn nuôi hữu cơ. Trong năm 2022, Ban kỹ thuật TCVN về nông nghiệp hữu cơ tiếp tục xây dựng và trình công bố 05 TCVN bổ sung vào bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041. Những năm gần đây, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 thế giới và đứng thứ 2 châu Á về xuất khẩu mật ong. Ngành nuôi ong đang phát triển và xu hướng sản xuất mật ong hữu cơ ngày càng gia tăng. TCVN 11041-3:2017 quy định yêu cầu đối với quá trình chăn nuôi theo phương thức hữu cơ, tập trung vào chăn nuôi gia súc và gia cầm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chưa có quy định cụ thể cho một số loại hình chăn nuôi đặc thù như nuôi ong. Như vậy, đối với lĩnh vực chăn nuôi, cùng với tiêu chuẩn chung TCVN 11041-3:2017 về chăn nuôi hữu cơ, sẽ có một vài tiêu chuẩn đặc thù như TCVN 11041-7:2018 về sữa hữu cơ (quá trình nuôi bò sữa và thu hoạch, sơ chế, chế biến sữa hữu cơ), TCVN 11041-9:2023 về mật ong hữu cơ. Đối với trồng trọt hữu cơ, TCVN 11041-2:2017 quy định các yêu cầu đối với quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chưa có quy định cụ thể cho một số loại hình trồng trọt đặc thù như trồng nấm, trồng rau mầm. [caption id="attachment_2946" align="alignnone" width="700"] Giống lúa gạo hữu cơ được người Mỹ ưa chuộng nhất hiện nay[/caption] Không những là các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có giá trị kinh tế, nấm và rau mầm hữu cơ ngày càng được người nông dân phát triển theo hướng hữu cơ trong các năm vừa qua. Đây là các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi điều kiện trồng trọt nghiêm ngặt, việc sử dụng vật liệu không hóa chất sẽ đem đến chất lượng cao cho sản phẩm. Đây cũng là các sản phẩm nằm trong nhóm rau củ quả cần phát triển hữu cơ theo đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên phát triển hướng đến mở rộng diện tích trồng sản phẩm hữu cơ đến năm 2030. Nông nghiệp hữu cơ rất chú trọng đến hệ sinh thái đất, do đó không chấp nhận phương pháp thủy canh, nhưng việc trồng cây trong nhà, thùng xốp vẫn được chấp nhận mặc dù có mặt hạn chế so với trồng cây trong hệ đất mở. Hiện nay, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những giải pháp quan trọng để gia tăng hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích sản xuất; hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Như vậy, đối với lĩnh vực trồng trọt, cùng với tiêu chuẩn chung TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ, còn có một số tiêu chuẩn đặc thù như TCVN 11041-5:2018 về gạo hữu cơ (quá trình trồng lúa và thu hoạch, sơ chế, chế biến gạo hữu cơ), TCVN 11041-6:2018 về chè hữu cơ, TCVN 11041-11:2023 về nấm hữu cơ, TCVN 11041-12:2023 về rau mầm hữu cơ và TCVN 11041-13:2023 về trồng trọt hữu cơ trong nhà màng, thùng chứa. Bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi thì nuôi trồng thủy sản hữu cơ cũng là lĩnh vực được quan tâm. Với bờ biển dài 3.260 km và diện tích mặt nước khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có tiềm năng để phát triển ngành rong biển. Việc nuôi trồng rong biển hữu cơ cũng là hướng đi tiềm năng. TCVN 11041-3:2023 về rong biển hữu cơ đã được đề xuất xây dựng để hỗ trợ hướng sản xuất này. Ngày 07 tháng 3 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 317/QĐ-BKHCN về việc công bố 05 tiêu chuẩn quốc gia thuộc bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041 (các phần từ Phần 09 đến Phần 13) đối với mật ong hữu cơ, rong biển hữu cơ, nấm hữu cơ, rau mầm hữu cơ và đối với hoạt động trồng trọt hữu cơ trong nhà màng, thùng chứa. Theo Phòng TCCL 4 - Viện TCCL Việt Nam

Nhi Tran | 01/02/2024

Trái cây sấy khô bắt buộc phải công bố chất lượng trước khi đưa ra thị trường

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì công bố chất lượng hoa quả sấy khô là một thủ tục bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện trước khi lưu thông ra thị trường. Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai, chất dinh dưỡng trong trái cây sấy không hề bị mất đi vì trái cây sấy khô thường được thu hoạch vào đúng vụ – thời điểm chín muồi về chất lượng. Thậm chí sau khi sấy khô, một số loại sẽ có vị đậm hoặc ngọt hơn so với hoa quả tươi do lượng nước giảm đi và các thành phần khác tăng lên, đặc biệt là polyphenols.   Ngày nay, với công nghệ sấy chân không hiện đại cũng tránh cho sản phẩm tiếp xúc với oxy, ánh sáng và nhiệt độ cao…giúp giữ được hương vị tuyệt vời của các loại trái cây yêu thích đồng thời có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Trái cây sấy khô không những giúp bảo quản rau quả được lâu mà còn giữ được hương vị của các loại trái cây yêu thích với màu sắc bắt mắt đặc trưng cho mỗi loại. Vì là các sản phẩm sấy khô ăn liền không qua chế biến nên vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chí hàng đầu khi chọn mua sản phẩm. Do đó, để tạo niềm tin cho khách hàng cũng như khẳng định chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm trôi nổi không nhãn mác trên thị trường thì theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định việc công bố chất lượng hoa quả sấy khô là một thủ tục bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện trước khi lưu thông ra thị trường. Việc vông bố tiêu chuẩn chất lượng trái cây sấy là điều cần thiết, không thể bỏ qua. Đồng thời, đây chính là điều kiện pháp lý bắt buộc để sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông hợp pháp trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường xuất khẩu nói riêng. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh thực phẩm nói riêng và cơ sở chế biến trái cây sấy khô nói chung phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP gồm: Cơ sở chế biến trái cây sấy khô ban đầu nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; sản xuất và kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; kinh doanh thức ăn đường phố. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành kinh doanh tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. Tuy không phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng theo quy định tại Nghị định 15/2018NĐ-CP thì cơ sở chế biến trái cây sấy khô vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng. Căn cứ tại Khoản 1 Điều 19 của Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất trái cây sấy khô phải có địa điểm, diện tích thích hợp đối với nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác phải có khoảng cách an toàn. Trang thiết bị đầy đủ để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm khác nhau. Có đầy đủ trang thiết bị khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại. Có hệ thống xử lý nước thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuân thủ quy đinh về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm. Còn theo quy định hiện hành, các chỉ tiêu kiểm nghiệm rau củ quả sấy khô sẽ được căn cứ vào cơ sở pháp lý của các quyết định, quy định: Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm. Các sản phẩm thực phẩm quy định tại QCVN 8-2:2011/BYT phải được kiểm tra an toàn để đảm bảo sản phẩm không chứa kim loại nặng vượt quá giới hạn ô nhiễm quy định tại Quy chuẩn này. Việc kiểm tra các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Theo đó việc kiểm nghiệm rau củ quả sấy khô gồm các chỉ tiêu tổng số vi sinh vật hiếu khí ở 30°C; Coliforms; E.coli; Cl. perfringens; B.cereus; Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc; Arsen; Chì; Aflatoxin (A+G). Tổ chức các nhân không được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chứa kim loại nặng vượt quá giới hạn ô nhiễm quy định trong quy chuẩn này. Nguồn: vietq

Jeffrey | 20/01/2024

TCVN ISO 9001: Bộ Công Thương đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1083/QĐ-BCT về Kế hoạch xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001. Mục tiêu chung của Quyết định trên nhằm triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 tại các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống quy trình thực hiện thủ tục hành chính, xử lý công việc phù hợp với quy định của pháp luật nhằm công khai, minh bạch trong giải quyết công việc; giúp lãnh đạo các cơ quan kiểm soát được quá trình giải quyết công việc và công chức, viên chức và người lao động thực thi công vụ hiệu quả. Đồng thời, đề ra mục tiêu cụ thể, đó là triển khai duy trì, cải tiến và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 hoặc 9001:2015 đối với các đơn vị trực thuộc Bộ. Bộ Công Thương xây dựng mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015; chuyển đổi từ hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc gia phiên bản TCVN ISO 9001:2008 sang phiên bản TCVN ISO 9001:2015 đối với các Cục đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Quyết định cũng nêu rõ, đối tượng triển khai chuyển đổi từ hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc gia phiên bản TCVN ISO 9001:2008 sang xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 gồm: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Công tác phía Nam, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Công Thương địa phương, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Hóa chất. Đối tượng triển khai duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 gồm các Vụ, Văn phòng và Thanh tra Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Điều tiết Điện lực, Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Phòng vệ thương mại, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý được thực hiện theo bốn bước cơ bản như sau: Thứ nhất, Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng: Cơ quan được quy định tại Điều 2 Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 5/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ xây dựng hệ thống văn bản, tài liệu và các quy trình xử lý công việc hợp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Thứ hai, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng: Áp dụng trên thực tế hệ thống văn bản, tài liệu và quy trình khi được người đứng đầu cơ quan phê duyệt; thực hiện đánh giá nội bộ, khắc phục các điểm không phù hợp; tiến hành xem xét của lãnh đạo, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, bảo đảm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001, quy định của pháp luật và thực tế tại cơ quan; người đứng đầu cơ quan xác nhận hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Thứ ba, công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: Cơ quan áp dụng hệ thống quản lý chất lượng công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 hoặc TCVN ISO 9001:2015, thông báo bằng văn bản đến đơn vị chủ trì quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 12 Quyết định 19/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để theo dõi, tổng hợp; niêm yết tại trụ sở cơ quan và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan (nếu có). Thứ tư, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng: Cập nhật các thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý công việc vào hệ thống quản lý chất lượng để áp dụng trong thời gian chậm nhất là ba tháng kể từ khi văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành; thực hiện đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo tối thiểu một năm một lần để bảo đảm hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001, quy định của pháp luật và thực tế công tác tại cơ quan. Ngoài ra, tại Quyết định còn nêu, các cơ quan, đơn vị thực hiện kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin với hệ thống quản lý chất lượng như sau: Số hóa các tài liệu hệ thống, quy trình hệ thống và các quy trình nghiệp vụ đã ban hành trong hệ thống quản lý chất lượng. Đăng các tài liệu, quy trình này lên trang thông tin điện tử hoặc hệ thống văn phòng điện tử của các cơ quan, đơn vị để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có thể dễ dàng truy cập và áp dụng; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính đã được quy trình hóa trong hệ thống quản lý chất lượng… Theo: Báo Công thương

Jeffrey | 13/01/2024

Áp dụng, duy trì, cải tiến HTQLCL theo TCVN ISO 9001

UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch duy trì và cải tiến Hệ thống Quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Tháp năm 2022 Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc áp dụng, duy trì, cải tiến HTQLCL các cơ quan theo Kế hoạch đã được phê duyệt. Kế hoạch được ban hành với mục đích áp dụng có hiệu quả Hệ thống Quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 (gọi tắt là HTQLCL) vào hoạt động, giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị; Giúp công chức, thực hiện công việc khoa học, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và cung cấp dịch vụ hành chính công; Tạo bước chuyển biến trong công tác phối hợp giải quyết công việc giữa các phòng, ban trong cơ quan, đơn vị; giữa các cơ quan, đơn vị với các tổ chức, cá nhân. Góp phần tích cực trong việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; để việc áp dụng HTQLCL thực sự là công cụ hỗ trợ đắc lực thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị. Cụ thể, trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, mỗi năm tổ chức 06 lớp đào tạo về nhận thức và đánh giá viên nội bộ HTQLCL cho cán bộ, công chức các cơ quan hành chính nhà nước đang áp dụng HTQLCL về phương pháp duy trì và cải tiến HTQLCL; Bồi dưỡng về kỹ năng cho đại diện lãnh đạo về chất lượng của các cơ quan hành chính nhà nước; Thực hiện việc đào tạo chuyên sâu về hoạt động kiểm tra, giám sát việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL trong cơ quan hành chính cho cán bộ, công chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng HTQLCL tại các cơ quan hành chính. Về hoạt động duy trì và cải tiến HTQLCL, rà soát, kịp thời cập nhật các thay đổi của thủ tục hành chính do UBND Tỉnh ban hành, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý công việc vào HTQLCL để áp dụng, đảm bảo các quy trình ISO phù hợp với quy định, văn bản quy phạm pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong xử lý, điều hành công việc các cơ quan, đơn vị. Thực hiện đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo (tối thiểu 01 lần/ năm) để đảm bảo HTQLCL luôn phù hợp yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001, quy định của pháp luật và thực tế hoạt động tại cơ quan, đơn vị; Thực hiện công bố lại HTQLCL phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 khi có sự điều chỉnh, mở rộng, thu hẹp phạm vi áp dụng HTQLCL; Triển khai áp dụng HTQLCL đối với các hoạt động nội bộ, hoạt động khác của cơ quan nếu xét thấy cần thiết. Theo vietq

Jeffrey | 09/01/2024

Hướng dẫn thực hiện quy định mới về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu

Ngày 08/03/2022 Bộ Công thương đã ban hành Công văn số 1150/BCT-KHCN về việc hướng dẫn thực hiện quy định mới về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu, gửi các Sở Công Thương và Ban Quản lý an toàn thực phẩm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn doanh nghiệp về đề nghị chứng nhận phục vụ xuất khẩu và danh sách cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước được Bộ Công thương chỉ định kiểm nghiệm chỉ tiêu ETO (Công văn đính kèm). Vừa qua, Bộ Công Thương nhận được kiến nghị từ một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chế biến bột (mì ăn liền, bún, miến, phở, hủ tiếu, bánh tráng...) về việc thực hiện quy định (EU)2021/2246 ban hành, sửa đổi quy định (EU)2019/1793 của liên minh châu Âu (EU) áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp đối với một số thực phẩm nêu trên khi nhập khẩu vào EU. Theo hướng dẫn của EU, trước khi xuất khẩu các mặt hàng nêu trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra quá trình sản xuất, lấy mẫu kiểm nghiệm dư lượng chất Etylen oxit và chứng nhận theo mẫu tại quy định (EU)2019/1793. Để có cơ sở xem xét, chứng nhận phục vụ việc xuất khẩu các sản phẩm nêu trên vào EU, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị chứng nhận (nếu cần) kèm theo các bằng chứng về thông tin lô hàng được nêu tại phụ lục 1 về Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) trước khi làm thủ tục xuất khẩu. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp phối hợp với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước (Phụ lục 2) để lấy mẫu, kiểm nghiệm dư lượng chất Etylen oxit. Trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm, báo cáo xác nhận thông tin (Phụ lục 1) của cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ chứng nhận theo quy định. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm xuất khẩu. Chi tiết công văn xem Tại đây