clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

Tin tức

Jeffrey | 18/02/2022

Đạt chứng nhận hữu cơ: Mở rộng cơ hội thị trường

Giữa tháng 9-2021 vừa qua, sự kiện giới thiệu Dự án “thúc đẩy chứng nhận và thương mại thực phẩm hữu cơ giữa Úc và Việt Nam” do Mekong Organics Pty Ltd. tổ chức đã thu hút đông đảo sự theo dõi, lượng tương tác không chỉ của cộng đồng sản xuất và kinh doanh nông sản mà cả giới nghiên cứu, đào tạo về nông nghiệp. Điều này dễ hiểu trong bối cảnh nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã là xu hướng tất yếu trên thế giới nhưng nền NNHC của Việt Nam thì chưa có nhiều sản phẩm được chứng nhận để rộng cửa hội nhập với thị trường quốc tế. Gạo cũng có tiềm năng xuất khẩu sang Úc do nước này thiếu nước, không phái lúc nào cũng trồng được lúa Xuất khẩu nông sản hữu cơ 335 triệu đô la Mỹ/năm Là một nước nông nghiệp, tầm nhìn phát triển NNHC của Việt Nam khá tham vọng khi muốn “đưa Việt Nam thành một nước có trình độ sản xuất NNHC ngang bằng các nước phát triển”, như ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, đã phát biểu tại sự kiện nêu trên. Ông Toản cho biết Chính phủ đã sớm quan tâm câu chuyện phát triển NNHC với quan điểm tăng dần tỷ lệ sản phẩm hữu cơ, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, trước hết vì môi trường an toàn và lợi ích của nông dân, và đa diện hơn là gắn với các mục tiêu vĩ mô khác như bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, phát triển du lịch, dịch vụ… Trong ba năm gần đây, với việc ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP và Thông tư 16/2019/TT-BNNPTNT quy định chi tiết về NNHC, tiếp theo đó là Quyết định 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 và Quyết định 5317/QĐ-BNN-CBTTNS nhằm triển khai Quyết định 885 ban hành hồi năm ngoái, căn cứ pháp lý cho vấn đề NNHC ở nước ta đã hình thành. Ông Toản dẫn số liệu năm 2020 của IFOAM (Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ) cho biết cả nước có hơn 17.000 nông dân và gần 100 doanh nghiệp tại 46 tỉnh thành tham gia sản xuất hữu cơ; diện tích canh tác hữu cơ đã tăng từ 53.000 héc ta năm 2016 lên gần 240.000 héc ta vào năm 2019; và có khoảng 60 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hữu cơ đi các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản… với mức kim ngạch 335 triệu đô la Mỹ/năm. Theo ông Toản, những con số này còn rất khiêm tốn so với dư địa phát triển của lĩnh vực NNHC tại Việt Nam, mặt khác là do những đòi hỏi vô cùng khắt khe của các thị trường nhập khẩu về quy trình sản xuất và tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ. Trên thực tế, một số sự cản trở đối với tiến trình phát triển nền NNHC ở nước ta dưới góc nhìn của ông Alan Broughton, một chuyên gia về đào tạo NNHC, bao gồm việc chúng ta còn thiếu những khóa đào tạo, nơi sẽ trang bị cho nông dân những kiến thức về sinh thái, sinh học, khoa học về đất… cũng như những phương pháp canh tác thích hợp. Mặt khác, tuy kho dữ liệu về NNHC trên thế giới không thiếu nhưng nông dân Việt Nam khó tiếp cận do rào cản ngôn ngữ, cộng thêm phần lớn các lực lượng như khuyến nông hay nhân sự trong các công ty phân bón, thuốc thực vật vốn được đào tạo để phục vụ cho nền sản xuất hóa học! “Giờ đây, theo đuổi NNHC là con đường tất yếu, không có cách khác, và định hướng trong đào tạo là học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm truyền thống của nhà nông từ khắp nơi trên thế giới, kết hợp chúng với những hiểu biết, những kiến thức mới dựa trên nền tảng khoa học hữu cơ”, ông nói. Cách tiếp cận đi từ căn bản đào tạo Có thể thấy, việc Chính phủ Úc tài trợ nhằm thúc đẩy chứng nhận và thương mại thực phẩm hữu cơ thông qua dự án của Mekong Organics đã giúp một cách tiếp cận trong việc phát triển nền NNHC vừa mở rộng vừa căn bản. Mở rộng vì dự án hướng đến mọi đối tượng có sự quan tâm. Căn bản là bởi một trong hai hợp phần quan trọng nhất của dự án là về đào tạo – phương diện chúng ta còn thiếu như ông Broughton đã nhận xét. Thông tin chi tiết về việc cung cấp các khóa đào tạo thuộc dự án này, TS. Nguyễn Văn Kiền, Trưởng dự án, Giám đốc Mekong Organics, cho biết nội dung đào tạo được thiết kế trong 111 giờ học trực tuyến kết hợp với 15 nghiên cứu điển hình bao phủ các chủ đề: kỹ thuật canh tác hữu cơ (bao gồm những kiến thức, kinh nghiệm canh tác NNHC đặc thù miền nhiệt đới); xu hướng thị trường; chứng nhận hữu cơ; chế biến, đóng gói; tiếp thị, kinh doanh sản phẩm hữu cơ trên bình diện quốc tế… với sự trình bày, hướng dẫn của các chuyên gia từ Úc và Việt Nam, và ông Alan Broughton là một trong những chuyên gia đào tạo chính trong dự án. Hiện chương trình đã bắt đầu nhận đăng ký khóa đào tạo mới(*) cho các nhà nông, cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, nhân viên chính phủ, thành viên các hiệp hội trong lĩnh vực nông nghiệp, thương nhân… Dự án cũng xây dựng và phát triển một diễn đàn trên nền tảng web và hội thảo trực tuyến(**), nơi tập trung thúc đẩy các mối liên kết hỗ trợ giao thương thực phẩm hữu cơ, chứng nhận hữu cơ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, giao lưu công nghệ… “Diễn đàn sẽ không hoạt động độc lập mà được chia sẻ, lồng ghép vào quá trình đào tạo”, ông Kiền cho biết. Bên cạnh đó, Mekong Organics còn tạo một kênh mở rộng hơn cũng trên nền tảng web để đáp ứng đa dạng nhu cầu giao lưu, quảng bá, hợp tác…(***). Không phải ngẫu nhiên mà dự án này nhận được sự tài trợ của Chính phủ Úc mà nó được trao để góp phần vào sứ mệnh mở rộng sản xuất và thương mại hữu cơ giữa Úc và Việt Nam – một trong những trọng tâm của kế hoạch thực hiện Cam kết tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước (Australia – Vietnam Economic Engagement Grant – AVEG Program), theo bà Kate Chapman từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc. Bà Chapman cho biết AVEG với khoản tài trợ trị giá 1,5 triệu đô la Úc nhắm tới các mục tiêu nâng cao nhận thức công chúng về cơ hội phát triển quan hệ đối tác kinh tế giữa hai nước và hỗ trợ những nỗ lực phục hồi kinh tế dưới tác động của dịch Covid-19 ở hai quốc gia. Hiện AVEG tài trợ cho 28 dự án thuộc những lĩnh vực như nông nghiệp, xuất khẩu gia súc; giáo dục âm nhạc, khoa học công nghệ, kỹ thuật, toán học; chống lãng phí thực phẩm… “Từ chương trình này, Úc mong muốn hỗ trợ để các hoạt động thương mại hai chiều diễn ra một cách hiệu quả”, bà nói. Thông điệp từ ông Tim Marshall, Chủ tịch NASAA (Tổ chức chứng nhận hữu cơ quốc tế của Úc), hiện có nhiều cơ hội cho sản phẩm hữu cơ của Việt Nam tại thị trường Úc, nơi có nhiều và ngày càng xuất hiện nhiều hơn những sản phẩm hữu cơ, và mức tiêu thụ thực phẩm hữu cơ cũng ngày càng tăng nhưng sức sản xuất tại Úc không đủ cung cấp. Theo ông Marshall, những sản phẩm Úc nhập khẩu nhiều nhất mà Việt Nam có thể gia tăng cung cấp như trà, cà phê, dừa, trái cây, rau củ, tôm, cá, gạo, sản phẩm ngũ cốc, gia vị… Như xoài chẳng hạn. Xoài ở Úc được trồng theo mùa vụ nên thị trường vào những thời điểm trái mùa cần gia tăng nhập khẩu và những sản phẩm chế biến thì dễ vào thị trường này hơn là trái cây tươi do đã qua một bước xử lý an toàn sinh học trong quy trình chế biến. Hay như mặt hàng gạo cũng có tiềm năng do ở Úc thiếu nước, không phải lúc nào cũng trồng được lúa, và Việt Nam cũng có thể xem xét tới các sản phẩm chế biến từ gạo. Vấn đề là yêu cầu chứng nhận hữu cơ ngày càng phổ biến ở Úc. Các hệ thống phân phối sỉ, lẻ, các nhà hàng hay cửa hàng ăn uống… đều yêu cầu những sản phẩm được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia của Úc hoặc của những tổ chức uy tín được chính phủ Úc công nhận. Các nhà chế biến cũng yêu cầu các nguồn nguyên liệu được chứng nhận. Do vậy, để vào thị trường này, theo ông Marshall, tùy từng mặt hàng mà các đơn vị xuất khẩu cần tiếp cận những nhà nhập khẩu chuyên mặt hàng đó ở thị trường bản địa để xác định chính xác những thông tin, những yêu cầu cụ thể về an toàn sinh học, về chứng nhận, cũng như về công nghệ bảo quản đối với từng sản phẩm cụ thể. Nói về chứng nhận NASAA, bà Alex Mitchell, Tổng giám đốc của NASAA Organics, cho biết chứng nhận hữu cơ của NASAA được nhiều nước trên thế giới công nhận. Đến nay, NASAA Organics đã có sự tham gia quan trọng vào mạng lưới NNHC toàn cầu với 3,1 triệu người sản xuất hữu cơ và một thị trường đã định vị và đầy hứa hẹn. “Chúng tôi hỗ trợ nhiều tổ chức chứng nhận tại các quốc gia xây dựng các bộ tiêu chuẩn, cũng như hỗ trợ các đối tác, bao gồm Mekong Organics, trong mảng đào tạo về chứng nhận. Chúng tôi cũng sẵn lòng với các nhà sản xuất, thương mại, giúp họ đạt đủ tiêu chuẩn để được các thị trường nhập khẩu chấp nhận”, bà nói. Theo: thesaigontimes.vn

Jeffrey | 18/02/2022

ICI chứng nhận ISO 22000 cho Công ty CP Đầu tư MDGROUP

Công ty Cổ phần Đầu tư MD Group (MD Group) tiền thân là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thực phẩm Miền Đông được thành lập ngày 19/10/2011. MDGROUP là doanh nghiệp hoạt động chuyên trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa bột dinh dưỡng sở hữu nhãn hiệu sữa Us Sure với công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động, khép kín và có đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành tại Nhật Bản. Sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa bột dinh dưỡng chất lượng cao dành cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú mang thương hiệu Us Sure như: Us Sure Calo Gold bổ sung dinh dưỡng cho người ăn uống kém người cần phục hồi sức khỏe, Us Sure Canxi Pro bổ sung canxi glucosamine giúp xương chắc khớp khỏe, Us Sure Gain Pro bổ sung năng lượng dành cho người gầy, Us Sure Grow Kids phát triển chiều cao và não bộ dành cho trẻ em từ 1 đến 10 tuổi, Us Sure Pedia Kids bổ sung năng lượng giúp cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng phát triển dành cho rẻ em từ 1 tuổi đến 10 tuổi. Hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng thì quy trình sản xuất phải đáp ứng các quy chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời việc quản lý chuỗi sản xuất theo mô hình chuẩn ISO 22000 càng thực sự cần thiết và hiệu quả đem lại cho doanh nghiệp không hề nhỏ. Mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng chính là chất lượng sản phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe sức khỏe bản thân và cộng đồng. Nhận thức được điều này, Công ty Cổ phần Đầu tư MDGROUP đã sớm có kế hoạch triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm ISO 22000. Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI (ICI) là đơn vị độc lập, chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá và chứng nhận đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2018 tại Công ty MDGROUP. Chuyên gia đánh giá của ICI đã tiến hành thực hiện quy trình khảo sát nhà máy sản xuất, trực tiếp tham quan dây chuyền sản xuất, đánh giá toàn bộ khu nhà xưởng từ tiếp nhận nguyên liệu, kho chứa nguyên liệu, khu vực chế biến, kho thành phẩm, hệ thống máy móc trang thiết bị, dây chuyền chế biến,... Đồng thời, đoàn chuyên gia cũng thực hiện kiểm tra các quy trình, quy định, tài liệu, hồ sơ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm; quy trình sản xuất; bảo quản sản phẩm;... đã được doanh nghiệp xây dựng, triển khai, ghi chép, truy xuất thông tin để đánh giá sự phù hợp các yêu cầu của  ISO 22000:2018. Trong quá trình đánh giá, ICI chỉ ra các điểm phù hợp doanh nghiệp cần duy trì và phát triển cũng như những điểm chưa phù hợp cần khắc phục. Sau khi thẩm xét toàn bộ báo cáo đánh giá, cho thấy Công ty MDGROUP đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 bài bản và hợp lý, đáp ứng đầy đủ những yếu tố liên quan đến yêu cầu tiêu chuẩn. Chuyên gia đưa ra kết luận Công ty Cổ phần Đầu tư MDGROUP đủ điều kiện được ICI cấp giấy chứng nhận ISO 22000. Giấy chứng nhận ISO 22000 do ICI cấp là bằng chứng giúp Công ty MDGROUP khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường sẽ được sự tin tưởng của người tiêu dùng, đối tác  về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng được hình ảnh thương hiệu uy tín có giá trị cạnh tranh cao. Công ty Chứng nhận và Giám định ICI chuyên cung cấp các dịch vụ chứng nhận hệ thống như: chứng nhận ISO 9001, chứng nhận ISO 14001, chứng nhận HACCP,... Chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, Organic,... Tham khảo thêm các dịch chứng nhận của ICI tại đây: https://icicert.vn/

Jeffrey | 16/02/2022

ICI cấp chứng nhận HACCP cho Chi nhánh Công ty TNHH NS-TP Thảo Nguyên

Công ty TNHH Nông sản Thực phẩm Thảo Nguyên (Công ty thực phẩm Thảo Nguyên)  tiền thân là Công ty TNHH Tân Trang trại, được thành lập từ năm 2004 là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất, kinh doanh, sơ chế và đóng gói rau củ quả. Công ty Thực phẩm Thảo Nguyên có 2 điểm canh tác với diện tích là 70ha được áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP tạo thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, Công ty TNHH Nông sản Thực phẩm Thảo Nguyên cũng có 2 nhà máy sơ chế và  đóng gói theo quy trình 1 chiều khép kín, máy móc công nghệ hiện đại. Trong đó, khu vực nhà máy sơ chế huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng có diện tích 1.400m2, công suất 60 tấn/ngày. Khu vực nhà máy sơ chế Đà Lạt có diện tích 300m2, công suất 15 tấn/ngày. Sản phẩm được tiêu thụ ở khắp các tỉnh thành từ nhà hàng, trường học,... và trong các hệ thống siêu thị bán lẻ như: Bách Hóa Xanh, Coop Mart, Lotte Mart,... Trong hơn 15 năm hoạt động với phương châm “Sạch an toàn cho cuộc sống xanh”  luôn tiên phong trong vấn đề an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và các hoạt động bảo vệ môi trường. Chủ động xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, kiểm soát các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, công ty đã phân tích, nắm được các rủi ro trong chuỗi sản xuất đồng thời có biện pháp phòng ngừa. Duy trì áp dụng các quy trình trong quản lý an toàn thực phẩm như quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp, quy trình truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm, quy trình kiểm soát máy móc - thiết bị, quy trình khắc phục phòng ngừa,... thực hiện ghi chép đầy đủ quá trình sản xuất và lưu trữ. Qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất chất lượng và tiết kiệm chi phí nhờ giảm thiểu sản phẩm không đạt yêu cầu. Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là đơn vị mà Công ty Thực phẩm Thảo Nguyên đã tin tưởng lựa chọn đăng ký đánh giá và cấp chứng nhận HACCP cho phạm vi Sơ chế và đóng gói rau củ quả của công ty. Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là tổ chức chứng nhận do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép hoạt động. ICI - kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực chứng nhận, giám định với năng lực chuyên môn sâu được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ KH&CN chỉ định chứng nhận ISO 14001, ISO 9001, ISO 22000, HACCP,... và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn. Sau khi tiếp nhận thông tin đăng ký đánh giá chứng nhận từ Công ty Thực phẩm Thảo Nguyên, Lãnh đạo ICI đã phê duyệt công văn thành lập đoàn chuyên gia đánh giá, thực hiện kế hoạch đánh giá tại cơ sở từ hồ sơ tài liệu đến khảo sát nhà máy sơ chế theo quy định của TCVN 5603:2008 Quy phạm thực hành về nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm. Đoàn chuyên gia ICI đã đưa ra các điểm trong hệ thống mà công ty cần khắc phục trước khi có quyết định cấp chứng nhận. Giấy chứng nhận HACCP được cấp bởi ICI có giá trị toàn quốc Ngày 23/12/2021, Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI chính thức cấp giấy chứng nhận HACCP cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Chi nhánh Công ty TNHH Nông sản Thực phẩm Thảo Nguyên. Sau khi Ban thẩm xét ICI hoàn thành quá trình thẩm xét toàn bộ kết quả đánh giá. Kết quả cho thấy hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Công ty Thực phẩm Thảo Nguyên được đánh giá là phù hợp, hồ sơ tài liệu vận hành thực tế, có hiệu lực, hoạt động quản lý an toàn thực phẩm của Công ty Thảo Nguyên đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP. Bài viết cùng chủ đề: ICI chứng nhận ISO 22000 cho Công ty CP Đầu Tư MDGROUP ICI đánh giá và cấp chứng nhận ISO 22000 cho đơn vị Thực Phẩm Việt Thơm Nhiên Vegetables vinh dự đạt 2 chứng nhận về Chuyển đổi sang canh tác hữu cơ và VietGAP do ICI cấp

Jeffrey | 25/01/2022

Sản xuất thép “xanh” phải đáp ứng tiêu chuẩn EU

Ngành thép Việt Nam trong tương lai cần hướng tới phát triển thép "xanh", đáp ứng các tiêu chuẩn của EU khi thị trường này áp thuế khí thải cho các sản phẩm xuất khẩu. Những “điểm sáng” đáng ghi nhận Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19, năm 2021, ngành thép vẫn có bước tăng trưởng tốt, tăng 16% so với năm trước. Sản phẩm thép của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới. Giới chuyên gia đánh giá đây được xem là những “điểm sáng” đáng ghi nhận. Đánh giá về năm vừa qua, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, năm 2021 là năm thuận lợi của ngành thép trên toàn thế giới. Mặc dù có những khó khăn nhất định như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay Covid-19 làm thay đổi chuỗi cung ứng, nhưng đối với Việt Nam thì lại là cơ hội để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng quan điểm, ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, Phó Chủ tịch Tập đoàn Thép Hòa Phát cho hay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài suốt 2 năm vừa qua, GDP Việt Nam đã giảm còn từ 1-2% nhưng ngành thép Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng tích cực. Thị trường trong nước bị chững lại nhưng các doanh nghiệp thép đã đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành quốc gia xuất ròng thép, sản lượng sản xuất lớn nhất Đông Nam Á, có sự đóng góp rất lớn của Hiệp hội Thép Việt Nam và Hòa Phát cũng góp phần vào sự tăng trưởng này. Theo ông Dương, sự tăng trưởng vượt bậc của ngành thép trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp trong ngành cũng như Hiệp hội Thép Việt Nam. Đồng thời, đó cũng là thành quả của sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá hoặc các biện pháp phòng vệ thương mại. Hướng tới “thép xanh” trong tương lai Để phát triển bền vững, giới chuyên gia cho rằng, ngành thép Việt Nam trong tương lai cần hướng tới phát triển thép "xanh", đáp ứng các tiêu chuẩn của EU khi thị trường này áp thuế khí thải cho các sản phẩm xuất khẩu. Nếu làm tốt theo hướng này, Việt Nam sẽ giữ vững và thậm chí tăng thị phần xuất khẩu. Hiện, một số doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang hướng tới sản xuất thép "xanh", bắt nhịp xu hướng của thời đại. Đồng thời, ông Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại Chu Thắng Trung cũng nhận định, triển vọng thị trường thép Việt Nam năm 2022 sẽ tốt hơn khi Chính phủ ban hành chỉ đạo ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19 xuyên suốt. Nghị quyết 01/NQ-CP được ban hành ngày 09/01/2022 với các giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2022 cùng các giải pháp duy trì đà tăng trưởng, khai thác các động lực tăng trưởng mới được Chính phủ xác định trong năm 2022, gồm khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng sẽ là trợ lực cho ngành thép phát triển mạnh hơn trong năm 2022. Thép "xanh" được hiểu là thân thiện với môi trường, nhờ được sản xuất dựa trên công nghệ được đặt tên là HYBRIT (Hydrogen Breakthrough Ironmaking Technology) - Công nghệ sản xuất sắt đột phá bằng hydro. Công nghệ này cho phép thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng hydro xanh, giúp giảm ít nhất 90% lượng khí thải carbon khi so với sản xuất thép truyền thống. Trong đó, hydro có thể được sản xuất bằng nhiều cách, như điện phân - sử dụng dòng điện để tách nước thành oxy và hydro. Nếu dòng điện này xuất phát từ một nguồn tái tạo như gió hay năng lượng mặt trời thì hydro sản xuất ra sẽ được gọi là hydro "xanh" hoặc hydro "tái tạo". Theo vietq.vn

Jeffrey | 24/01/2022

Vegetables vinh dự đạt 2 chứng nhận về chuyển đổi sang canh tác hữu cơ và VietGAP do ICI cấp

Hiện nay, mô hình canh tác, trồng trọt, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP hay tiêu chuẩn hữu cơ ngày càng phát triển và nhận được sự đón nhận từ phía người tiêu dùng rất nhiều. Hiểu được tầm quan trọng của 2 tiêu chuẩn này, cũng như nắm bắt được xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới, Ban lãnh đạo của Công ty Vegetables đã nhanh chóng thay đổi phương pháp canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, Công ty Vegetables còn tham gia vào việc trồng và sản xuất các sản phẩm hữu cơ. Công ty TNHH MTV Việt Nam Vegetables (Công ty Vegetables) có trang trại trồng trọt thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, với diện tích trải dài hơn 1ha có hơn 30 loại rau thuộc 3 nhóm rau ăn lá, rau ăn quả, và rau ăn củ. Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là đơn vị đánh giá và cấp đồng thời 2 giấy chứng nhận cho Công ty Vegetable. Một là GCN VietGAP phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia TCVN 11892-1:2017. Và 2 là Giấy chứng nhận đang trong giai đoạn chuyển đổi sang canh tác hữu cơ phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia TCVN 11041-2:2017. Việc áp dụng thành công phương thức trồng rau các loại an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đang tạo bước ngoặt, từ đó công ty gặt hái thành công, mang lại giá trị cao cho sản phẩm, người lao động. Việc chứng nhận sản phẩm hữu cơ giúp khẳng định sản phẩm hoàn toàn an toàn cho người sử dụng, mục tiêu là không dùng thuốc diệt cỏ, không dùng thuốc trừ sâu, không sử dụng phân bón hóa học. Không những thế, việc đạt chứng nhận hữu cơ cũng giúp cho các sản phẩm của công ty nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng, tạo nhiều cơ hội phát triển cho công ty. Công ty Vegetables đang trong giai đoạn chuyển đổi sang canh tác hữu cơ, từ bỏ cách làm cũ, chuẩn bị cho quy trình canh tác trồng trọt mới bằng cách tái tạo hệ sinh thái của lớp đất mặt và đất nền để cây trồng phát triển tự nhiên như thời chưa có phân hoá học và thuốc trừ sâu. Áp dụng theo tiêu chuẩn hữu cơ vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam do đặc thù đòi quy trình canh tác rất khắc khe. Công ty Vegetable là một trong những doanh nghiệp tiên phong áp dụng tiêu chuẩn này trong hoạt động trồng trọt sản xuất. Tuy nhiên, để đạt được chứng nhận hữu cơ, thì công ty phải hoàn thành giai đoạn chuyển đổi canh tác hữu cơ. Đây được xem là một bước cải tiến quan trọng trong quá trình phát triển của công ty Vegetable. Chứng nhận hữu cơ là minh chứng khách quan cho quy trình trồng trọt an toàn, cam kết mang lại sản phẩm tốt nhất dành cho người tiêu dùng. Không khỏi vui mừng, công ty Vegetables đã đạt được đồng thời 2 chứng nhận VietGAP và Chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Với định hướng cho sự phát triển bền vững, trong năm 2023, Vegetable hòa thành quá trình chuyển đổi sang canh tác hữu cơ và sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất hữu cơ và đạt được chứng nhận hữu cơ.

Jeffrey | 12/01/2022

ICI đánh giá và cấp chứng nhận ISO 22000 cho đơn vị thực phẩm Việt Thơm Nhiên

Công ty TNHH thực phẩm Việt Thơm Nhiên chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trái cây, nông sản, đặc biệt là chanh leo đông lạnh. Đơn vị tọa lạc tại Thôn Quảng Đạt, xã Đạo Nghĩa, huyện Đăk R’Lâp, Tỉnh Đăk Nông, hiện nay các sản phẩm Việt Thơm Nhiên  đã xuất khẩu tới nhiều thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, đặc biệt là thị trường Châu Âu. Hệ thống Quản lý chất lượng An toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm trên toàn thế giới thừa nhận và áp dụng nhằm mục đích quản lý các quy trình hoạt động trong chuỗi sản xuất một cách có hệ thống, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đẩy mạnh vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Việt Thơm Nhiên đang áp dụng theo dây chuyền MMTB hiện đại công nghệ của Châu Âu Nhận thức được tầm quan trọng của việc sản xuất thực phẩm gắn với đảm bảo về chất lượng an toàn cho người tiêu dùng, Lãnh đạo công ty Việt Thơm Nhiên đã quyết định triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. Với tâm huyết sản phẩm thực phẩm của công ty được đảm bảo an toàn thực phẩm tuyệt đối, xây dựng nên các quy trình làm việc hiệu quả nhất với môi trường làm việc đặc thù của ngành thực phẩm. Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI cung cấp dịch vụ chứng nhận quốc tế ISO 22000:2018 cho thực phẩm Việt Thơm Nhiên, chứng nhận ISO 22000 của Việt Thơm Nhiên cấp bởi ICI có giá trị Quốc tế, được chấp nhận khắp mọi nơi. Đạt chứng chỉ ISO 22000 bên cạnh có ưu thế cạnh tranh, doanh nghiệp còn nhận được lợi ích to lớn trong việc marketing về uy tín chất lượng sản phẩm và lợi ích trong quản lý điều hành hệ thống, cải tiến liên tục tránh rủi ro mất an toàn thực phẩm. Để đưa ra quyết định cấp chứng nhận, đoàn đánh giá ICI đã tiến hành tham quan toàn bộ khu nhà xưởng từ khu vực tiếp nhận nguyên liệu, kho chứa nguyên liệu, khu vực chế biến chanh leo đông lạnh, kho thành phẩm, hệ thống máy móc trang thiết bị, dây chuyền chế biến,… Thực phẩm Viêt Thơm Nhiên đạt chứng chỉ ISO 22000 do ICI đánh giá và cấp chứng nhận Sau khi đánh giá thực tế tại nhà xưởng, đoàn đánh giá đưa ra báo cáo trong đó chỉ ra các điểm doanh nghiệp cần khắc phục, đặc biệt đưa ra các khuyến nghị cải tiến giúp doanh nghiệp có cơ hội duy trì và nâng cao hiệu lực hệ thống, đảm bảo an toàn thực phẩm cung cấp. Công ty TNHH Thực phẩm Việt Thơm Nhiên chính thức đạt được cấp giấy chứng nhận ISO 22000 vào ngày 15/10/2021, giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm.

Jeffrey | 29/12/2021

Hướng dẫn tích hợp, áp dụng ISO 22000 với ISO 14001

Dựa trên nền tảng nguyên lý Deming (Plan - Do - Check - Act) cùng với những điểm chung về quy trình quản lý giữa các tiêu chuẩn quản lý khác nhau, hệ thống quản lý tích hợp đang được xem là giải pháp tối ưu về hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực. Mô hình tích hợp an toàn thực phẩm, môi trường và 5S gồm có một cột trụ là HTQL an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và HTQL môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, dựa trên nền tảng chung là công cụ cải tiến 5S. Tổng quan mô hình HTQL An toàn thực phẩm ISO 22000 cung cấp cho doanh nghiệp một cơ chế để kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm, nhờ đó đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng từ khâu đầu tiên đến khi tiêu thụ sản phẩm. Mô hình tích hợp Hệ thống quản lý (HTQL) an toàn thực phẩm ISO 22000, HTQL môi trường ISO 14001 kết hợp công cụ 5S HTQL môi trường ISO 14001 giúp xác định các vấn đề môi trường tiềm ẩn và loại bỏ hoặc giảm thiểu những tác động gây tổn hại tới môi trường, đồng thời thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường trong doanh nghiệp. Công cụ 5S bao gồm các hoạt động như Sàng lọc - Sắp xếp - Sạch sẽ - Săn sóc - Sẵn sàng. Đây được coi là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng và môi trường. Mục đích của 5S là hướng đến tạo ra một môi trường làm việc khoa học, lành mạnh và loại bỏ các lãng phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Phạm vi áp dụng Mô hình tích hợp này phù hợp áp dụng cho các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm, nuôi trồng và phân phối đến người sử dụng... hướng tới phát triển bền vững, hiệu quả và đảm bảo an toàn thực phẩm, môi trường. Cơ sở để tích hợp các hệ thống quản lý Xu hướng thế giới hiện nay về sản xuất kinh doanh phải gắn kết với đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn môi trường, vì một thế giới phát triển bền vững, ngôi nhà chung “hành tinh xanh, sạch đẹp”. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và ISO 14001:2015 đều xây dựng trên nền tảng nguyên lý Deming P.D.C.A. Về cơ bản, phương pháp tiếp cận này hướng vào quản lý và kiểm soát các quá trình nhỏ trong hệ thống cũng như cả hệ thống quản lý nói chung: thiết lập mục tiêu  xác định các quy trình cần thiết   giám sát tiến độ và tuân thủ hành động khi cần thiết xem xét các cơ hội cải tiến. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và ISO 14001:2015 đều áp dụng cấu trúc bậc cao (HLS – High Level Structure) của ISO nên cấu trúc tương đồng và dễ tích hợp với nhau. Mỗi tiêu chuẩn đều có bảng tương quan với tiêu chuẩn khác và thông thường sử dụng ISO 9001 làm tương quan. Các hệ thống quản lý riêng lẻ xác định các yếu tố rất giống nhau dựa trên các điều khoản tiêu chuẩn và sẽ là một phần của hệ thống quản lý tổng thể của tổ chức. Việc xem xét các yêu cầu của các tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc diễn giải và áp dụng chúng theo cách tích hợp. Các tiêu chuẩn đều có điểm chung về những quy trình quản lý chung: kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ, quy trình kiểm soát sự không phù hợp, quy trình kiểm soát hành động khắc phục, phòng ngừa, quy trình xem xét của lãnh đạo, việc xây dựng chính sách, mục tiêu, trách nhiệm quyền hạn của lãnh đạo… Quản lý và kiểm soát quy trình: đảm bảo rằng các quy trình cung cấp kết quả mong muốn và các yêu cầu áp dụng được tuân thủ. Quản lý rủi ro: xác định các rủi ro cung cấp các mối đe dọa và cơ hội và thực hiện các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến hiệu suất và tối đa hóa lợi ích tiềm năng. Rủi ro trong quản lý an toàn thực phẩm là sản phẩm dịch vụ cung cấp không đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, không truy xuất được nguồn gốc, không thu hồi được sản phẩm đúng chủng lại và thời hạn khi có yêu cầu của khách hàng, không chấp hành đầy đủ các yêu cầu luật định… Rủi ro trong quản lý môi trường là hiệu suất môi trường không đáp ứng các yêu cầu pháp lý, kỳ vọng của các bên liên quan và/ hoặc các mục tiêu chính sách của riêng tổ chức… Mỗi HTQL theo tiêu chuẩn ISO đưa ra các yêu cầu tạo thành một khuôn khổ hiệu quả cho việc quản lý lĩnh vực mục tiêu (như chất lượng, môi trường, an toàn, an toàn thực phẩm…), mà không phải là mô hình cho một hệ thống quản trị doanh nghiệp. Chính vì thế, khi triển khai bất kỳ HTQL theo tiêu chuẩn ISO cũng sẽ phát sinh ra những đối tượng/quá trình/bộ phận trong phạm vi của HTQL và ngoài phạm vị của HTQL. Thách thức khi đó đối với việc xây dựng từ 2 HTQL trở lên là phải đảm bảo các biện pháp/yêu cầu kiểm soát được đưa ra để quản lý lĩnh vực mục tiêu phải liên kết và nhất quán với các biện pháp/yêu cầu quản lý của hệ thống chung nhằm tránh chồng chéo, mâu thuẫn trong quản lý tác nghiệp và giảm thiểu sự cồng kềnh về hệ thống tài liệu, nhờ đó giúp vận hành hệ thống được trơn tru và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, tổ chức cần lấy phương pháp quá trình làm trọng tâm trong quá trình phân tích hoạt động và yêu cầu quản lý để làm cơ sở cho việc phát triển các biện pháp kiểm soát. Ngoài ra, việc sử dụng các kỹ thuật thích hợp trong việc thiết kế các biện pháp kiểm soát cũng sẽ giúp giảm thiểu nhiều rủi ro về các yêu cầu chồng chéo hoặc bị bỏ qua trong quá trình xây dựng và/hoặc áp dụng tích hợp các HTQL. Hướng dẫn xây dựng hệ thống tài liệu tích hợp Cấu trúc hệ thống tài liệu tích hợp Hệ thống tài liệu tích hợp bao gồm tài liệu chung của mô hình tích hợp và tài liệu riêng đặc thù của HTQL an toàn thực phẩm, HTQL môi trường và thực hiện công cụ 5S. Cụ thể chia ra thành 5 cấp độ: Mức 1: Chính sách, mục tiêu an toàn thực phẩm và môi trường; Mức 2: Sổ tay an toàn thực phẩm và môi trường; Mức 3: Các quy trình, tài liệu chung của hệ thống quản lý tích hợp; Mức 4: Các quy trình, tài liệu đặc thù về kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm soát môi trường, và thực hiện 5S; Mức 5: Các hướng dẫn công việc chung, Các biểu mẫu áp dụng. Trong đó mức 1, 2, 3 là cấp độ tài liệu hệ thống chung và mức 4, 5 là tài liệu của từng hệ thống đặc thù. Việc áp dụng HTQL tích hợp kết hợp các công cụ năng suất chất lượng được xem là giải pháp mới trong xu thế hội nhập nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc tích hợp này giúp doanh nghiệp sử dụng chung hệ thống tài liệu quản lý, tránh được sự cồng kềnh, rút ngắn thời gian và chi phí đến 30% so với áp dụng hệ thống riêng lẻ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng, đáp ứng được sự đánh giá nghiêm khắc của chuyên gia độc lập bên ngoài, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Theo CL&CS

Jeffrey | 15/12/2021

Đẩy mạnh sản xuất VietGAP doanh nghiệp thu lợi cao

Khoảng 6 năm trở lại đây, phong trào sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt tại Bình Phước phát triển mạnh. Nhiều mô hình trồng rau, củ, quả trong nhà màng được các hộ nông dân đầu tư thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Thanh Phú (Bình Long), gia đình ông Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tổ 2, ấp Phú Thành đã đầu tư 2,7 tỷ đồng để xây dựng 7.000m2 nhà mang trồng dưa lưới và rau càng cua theo tiêu chuẩn VietGAP. Ý tưởng trồng rau, củ, quả theo hướng hữu cơ trong nhà màng của ông Nguyễn Hữu Thọ nhen nhóm từ năm 2010. Khi đó, mô hình này chỉ mới xuất hiện ở một số nơi như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu, Sơn La,… còn tại Bình Phước chưa ai thực hiện. Vì vậy, cha con ông Thọ đã rong ruổi nhiều tháng trời đi Đà Lạt, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng. Tuy nhiên, những nơi ông Thọ đã đi qua cũng chỉ tham khảo là chính, bởi rất khó áp dụng do nhiều yếu tố nên ông phải kết hợp tìm kiếm thông tin từ internet, sách, báo để tham khảo, áp dụng. Đến cuối năm 2016, ông Thọ thuê công ty tư vấn và xây dựng 7.000m2 nhà màng kiên cố, hiện đại để trồng dưa lưới, rau hữu cơ theo hướng công nghệ cao, đồng thời tham gia học lớp sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo hướng VietGAP. Hiện gia đình ông có 5 nhà màng, trong đó 4 nhà màng trồng dưa lưới, 1 nhà trồng rau càng cua. Các nhà màng được ông Thọ xây dựng rất hiện đại với 2 lần cửa ra vào, lưới dày màu trắng để hấp thu ánh sáng, ngăn nhiệt mặt trời và ngăn ngừa các loại sâu bệnh, nước mưa… Mô hình trồng dưa lưới, rau của ông Thọ tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ chọn giống đến nước tưới, phân bón. Vì được trồng trong nhà kính, cùng hệ thống tưới phun sương nên độ ẩm trong đất luôn đảm bảo, rau, quả phát triển xanh tốt, ít bị sâu bệnh, từ đó hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật. Ông Thọ cho biết, trồng dưa lưới nhàn, đầu tư ban đầu tuy hơi lớn, song sản phẩm thu được sạch và an toàn, không phụ thuộc thời tiết, ngăn ngừa được sâu bệnh hại, giảm đáng kể các khoản chi phí. Đây cũng là hướng đi phù hợp khi thị trường rau quả không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay. Dưa lưới của gia đình ông xuất bán ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các siêu thị lớn. Nói về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới, ông Thọ chia sẻ, sau mỗi lứa thu hoạch, chuẩn bị đất, cày xới, phơi nắng, bón phân lót 2-3 tuần thì gieo trồng vụ tiếp theo. 10 ngày đầu sau khi gieo, chú ý các bệnh như nấm, thối rễ, héo lá, nhũn thân… Khi dưa bắt đầu ra bông, cứ 1 sào ông Thọ đưa 2 thùng nuôi ong mật thả vào nhà màng để ong giúp cây thụ phấn. Khi cây đậu trái thì giữ những trái đạt yêu cầu, còn lại cắt bỏ hết; kết hợp cắt chồi, tỉa lá gốc ở độ cao khoảng 70-80cm so với mặt đất để tạo độ thông thoáng cho vườn dưa và giảm lượng đạm, bón tăng lượng kali, canxi. Ngày tưới nước 4 lần bằng hệ thống tưới tự động nhỏ giọt với liều lượng 1 lít/cây/ngày. Nếu phát hiện dấu hiệu của sâu thì dùng thuốc có nguồn gốc sinh học, định kỳ 15 ngày/lần, như vậy vẫn đảm bảo thời gian cách ly. Sau 75 ngày, dưa lưới cho thu hoạch. Trước khi thu hoạch khoảng 15 ngày, ông dùng dụng cụ đo độ ngọt của dưa và khống chế ở mức nhất định để đảm bảo chất lượng dưa tốt nhất. Với năng suất trung bình 1,5kg/cây, tương đương sản lượng 3-4 tấn/sào với giá bán từ 30-35 ngàn đồng/kg, mỗi sào cho thu trên 100 triệu đồng, trong đó lợi nhuận đạt khoảng 60%. Trung bình 1 năm gia đình ông Thọ trồng được 3 lứa dưa, sản lượng khoảng 100 tấn trái. Sản xuất theo quy trình khép kín, sau mỗi vụ thu hoạch dưa lưới, ông tận dụng “giá thể” đã trồng dưa để trồng rau càng cua. Theo ông Thọ, trồng rau càng cua rất đơn giản. Đầu tiên chuẩn bị hạt giống chất lượng, ươm giống, trồng cây, sau khoảng 70 ngày sẽ cho thu hoạch. Có thời điểm ông trồng rau tại 2 nhà kính, mỗi nhà thu về 2 tấn rau. Với giá thị trường hiện nay từ 18-30 ngàn đồng/kg, mỗi vụ ông lãi hơn 20 triệu đồng/nhà kính. Tuy nhiên, do thị trường rau càng cua không ổn định, lệ thuộc vào từng mùa, từng thời điểm nên việc xuất bán loại rau này đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ông Thọ chỉ trồng rau càng cua để bán theo đơn đặt hàng. Để thuận lợi chăm sóc vườn dưa lưới, rau an toàn, ông đã tìm tòi, nghiên cứu chế tạo ra nhiều loại máy móc, từ máy làm đất, máy đánh tan xơ dừa, máy phun thuốc trừ sâu, máy gieo hạt, trồng cây… giúp tiết giảm nhiều công lao động, hạ giá thành, đem lại lợi nhuận cao. Được trồng đúng quy trình theo công nghệ sạch, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, mà chỉ dùng các chế phẩm sinh học tự tạo nên vườn dưa, rau nhà ông Thọ cho năng suất cao, đảm bảo an toàn chất lượng. Mô hình dưa lưới, rau của gia đình ông Thọ không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giải quyết việc làm cho một số lao động tại địa bàn. Đặc biệt, nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến, cùng việc quản lý và sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình VietGAP, việc sản xuất trong nhà màng loại bỏ các yếu tố gây bệnh, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô sản xuất trong nhân dân thì rất cần có chuỗi cửa hàng cung ứng rau, quả sạch từ trang trại đến người tiêu dùng. Nhất là việc xây dựng thương hiệu sản phẩm để có đầu ra ổn định và được các cấp, ngành hỗ trợ kỹ thuật nhiều hơn nữa đang là điều mong mỏi của nhiều hộ dân trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Phước hiện nay. Theo vietgap.com

Jeffrey | 28/11/2021

Liên minh châu Âu thông báo quy định về sản phẩm hữu cơ

Vừa qua, Liên minh châu Âu đã có thông báo về Quy định thi hành luật của Uỷ ban châu Âu theo Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu, thiết lập danh sách các nước thứ ba và danh sách các cơ quan kiểm soát và tổ chức kiểm soát đã được công nhận theo Điều 33 (2) và (3) của Quy định Hội đồng (EC) số 834/2007 cho mục đích nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ vào Liên minh. Xem thêm: Chứng nhận thực phẩm hữu cơ – ORGANIC là gì? Nông nghiệp hữu cơ là gì? Quy trình chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam Đạo luật đưa ra danh sách các quốc gia thứ ba cũng như các cơ quan kiểm soát và tổ chức kiểm soát đã được công nhận với mục đích tương đương theo Điều 33 (2) và 33 (3) của Quy định (EC) số 834/2007 để họ có thể tiếp tục các hoạt động chứng nhận và kiểm soát vì mục đích tương đương trong giai đoạn chuyển đổi tương ứng được thiết lập theo Quy định (EU) 2018/848. Ngoài ra, Luật này cũng có một số yêu cầu mở rộng phạm vi từ các cơ quan kiểm soát đã được công nhận, một số yêu cầu công nhận từ cơ quan kiểm soát mới cũng như việc rút lại một số cơ quan kiểm soát. Mục đích ban hành thông báo, quy định hữu cơ mới (EU) số 2018/848, bãi bỏ Quy định (EC) 834/2007, trao khả năng cho các nước thứ ba cũng như cơ quan và tổ chức kiểm soát đã được công nhận mục đích của sự tương đương theo Điều 33 (2) và 33 (3) của Quy định (EC) số 834/2007 để tiếp tục thực hiện các hoạt động chứng nhận và kiểm soát với mục đích tương đương trong các giai đoạn chuyển tiếp tương ứng. Các giai đoạn chuyển đổi này sẽ hết hạn trước ngày 31/12/2026 đối với các quốc gia thứ ba được công nhận và trước ngày 31/12/2024 đối với cơ quan và tổ chức kiểm soát được công nhận, như đã đề cập trong Quy định (EU) 2020/1693 (hoãn một năm khi áp dụng Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng sửa đổi Quy chế (EU) 2018/848. Tuy nhiên, ngoài việc bãi bỏ Quy định (EC) 834/2007, Quy định (EC) 1235/2008 có chứa danh sách của các nước thứ ba được công nhận (Phụ lục III) cũng như cơ quan kiểm soát và cơ quan kiểm soát (Phụ lục IV) vì mục đích tương đương cũng sẽ bị bãi bỏ vào ngày 31/12/2021 đã được công nhận có thể tiếp tục hoạt động trong các giai đoạn chuyển đổi có liên quan theo chương trình đó, cần phải thông qua một hành động thực hiện duy trì sự công nhận của họ. Nội dung của dự thảo hành động thực hiện về cơ bản giống với các phụ lục III và IV của Quy định ation (EC) số 1235/2008. Ngoài ra, một số hạn chế cơ quan kiểm soát mới cũng như một số yêu cầu mở rộng phạm vi từ cơ quan kiểm soát hoặc cơ quan kiểm soát đã được công nhận đã được đưa vào đạo luật này. Đạo luật có hiệu lực đối với việc rút lại công nhận của một số cơ quan kiểm soát. Để tránh khoảng thời gian mà các nước thứ ba, cơ quan kiểm soát và cơ quan kiểm soát không được công nhận theo luật của EU với mục đích tương đương, đạo luật thi hành này sẽ có hiệu lực trước ngày 01/01/2022. Theo: Vietq.vn