clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
VietGAP trồng trọt , Chứng nhận VietGAP ,

VietGAP trồng trọt là gì? Các yêu cầu của VietGAP trồng trọt (2024)

Đăng ngày 22/03/2022

Là một nhà sản xuất nông nghiệp, chắc hẳn bạn thường nghe nhắc đến chứng nhận VietGAP trồng trọt để thu hút người tiêu dùng và đối tác? Liệu bạn đã hiểu hết về VietGAP trồng trọt chưa? VietGAP trồng trọt đưa ra những yêu cầu gì?

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì? Và sẽ giải thích cho bạn toàn bộ các nội dung liên quan đến các yêu cầu trong VietGAP trồng trọt.

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm VietGAP là gì?

VietGAP là gì?

VietGAP (viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) là một bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam. Là các quy tắc về thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản ở Việt Nam.

vietgap-trong-trot-la-gi

VietGAP bao gồm những trình tự, nguyên tắc, thủ tục hướng dẫn các cá nhân, tổ chức sản xuất, thu hoạch và sơ chế để đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm phúc lợi xã hội, sức khoẻ người lao động cũng như người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì?

VietGAP trồng trọt là Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt tại Việt Nam.

Chứng nhận VietGAP cho trồng trọt áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp, cây trồng dùng làm thực phẩm như: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,… hầu hết VietGAP trồng trọt được áp dụng cho mọi cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp an toàn trên thị trường Việt Nam.

Tiêu chuẩn VietGAP áp dụng đối với sản phẩm trồng trọt là TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) – Phần 1: Trồng trọt.

Các sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt

Tiêu chuẩn VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 áp dụng đối với các sản phẩm:

  • Rau củ quả tươi (rau ăn lá, củ, quả, rau gia vị)
  • Hoa quả các loại
  • Chè búp tươi
  • Ngũ cốc (lúa, ngô, đậu tương, khoai, sắn,…)
  • Cà phê, ca cao, hạt tiêu, hạt điều,…

vietgap-trong-trot-la-gi

Các yêu cầu trong tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt

Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017 về Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) – Phần 1: Trồng trọt. Đưa ra một số yêu cầu chung sau:

1. Đào tạo – tập huấn:

Người quản lý VietGAP trong doanh nghiệp phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt (hoặc có Giấy xác nhận kiến thức ATTP)

Người lao động phải được đào tạo nhận thức về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt ở công đoạn họ trực tiếp làm việc. Nếu có sử dụng các hóa chất đặc biệt cần được tập huấn theo quy định hiện hành của nhà nước.

Người kiểm tra nội bộ cũng phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt và kỹ năng đánh giá VietGAP trồng trọt.

2. Cơ sở vật chất:

Phải có sơ đồ về: khu vực sản xuất; nơi chứa phân bón, thuốc BVTV, hóa chất, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế; nơi sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có) và khu vực xung quanh.

Dụng cụ chứa hoặc kho chứa phân bón, thuốc BVTV và hóa chất khác: Phải kín, không rò rỉ ra bên ngoài; có bảng hiệu cảnh báo nguy hiểm; có cửa có khóa; yêu cầu không phận sự miễn vào. Kho chứa phải đặt cách xa khu vực sơ chế, bảo quản,… Có biện pháp, có sẵn dụng cụ xử lý trong trường hợp đổ, tràn phân bón, thuốc BVTV và hóa chất.

Trang thiết bị máy móc: Phải được làm sạch trước và sau khi sử dụng, định kỳ có bảo dưỡng để tránh gây tai nạn cho người sử dụng và làm ô nhiễm sản phẩm. Đặc biệt, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đáp ứng theo quy định pháp luật về bao bì.

3. Quy trình sản xuất:

Xây dựng quy trình sản xuất nội bộ cho từng cây trồng hoặc nhóm cây trồng phù hợp với điều kiện của từng cơ sở sản xuất và các yêu cầu của VietGAP trồng trọt.

vietgap-trong-trot-la-gi

4. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ:

Phải có quy định về giám sát tài liệu và thực hiện lưu trữ hồ sơ về VietGAP.

Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày thu hoạch để phục vụ việc kiểm tra nội bộ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

5. Quản lý sản phẩm và truy xuất nguồn gốc:

Phải phân biệt được những sản phẩm sản xuất theo và những sản phẩm cùng loại không theo VietGAP trồng trọt trong quá trình thu hoạch, sơ chế.

Phải có quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm giữa cơ sở sản xuất với khách hàng và trong nội bộ cơ sở sản xuất.

6. Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân:

Cung cấp đầy đủ dụng cụ lao động, trang thiết bị bảo hộ,… cho người lao động.

Khu vực vệ sinh sạch sẽ, trang bị đầy đủ dụng vụ.

Tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng an toàn trang thiết bị, máy móc, dụng cụ trong quá trình sản xuất.

Bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang, ủng…) cần được vệ sinh sạch trước, sau khi sử dụng và để đúng nơi quy định, không để chung với nơi chứa thuốc BVTV, phân bón và các hóa chất khác.

Có sẵn các thiết bị hoặc dụng cụ sơ cứu và hướng dẫn sơ cứu để xử lý trong trường hợp cần thiết.

Ví dụ: Khi pha hoặc phun thuốc BVTV cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng và đồ bảo hộ lao động theo hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm thuốc BVTV như: găng tay, mặt nạ…

7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Có quy định giải quyết khiếu nại liên quan đến sản phẩm và quyền lợi của người lao động. Quy định này phải thể hiện cách tiếp nhận, xử lý và trả lời khiếu nại.

8. Kiểm tra nội bộ:

Tiến hành kiểm tra theo các yêu cầu của VietGAP trồng trọt không quá 12 tháng một lần: phải phân tích nguyên nhân và có hành động khắc phục ngay khi phát hiện điểm không phù hợp. Thời gian thực hiện hành động khắc phục trước khi giao hàng cho khách hàng nhưng không quá 03 tháng tùy thuộc nội dung điểm không phù hợp.

Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên và cơ sở có nhiều địa điểm sản xuất phải kiểm tra tất cả các thành viên, địa điểm sản xuất.

9. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm sản xuất:

Phải có quy định nội bộ về phân công nhiệm vụ, tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát và được phổ biến đến tất cả các thành viên, địa điểm sản xuất.

Dịch vụ liên quan