Đăng ngày 07/12/2021
Chứng nhận FDA được xem là “giấy thông hành” giúp đưa sản phẩm, hàng hóa của bạn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Nghĩa là nếu bạn muốn xuất khẩu sản phẩm hàng hóa đến thị trường Mỹ, thì bạn bắt buộc phải có giấy chứng nhận FDA để được thông quan.
Bài viết hôm nay sẽ có những nội dung hữu ích dành cho bạn:
Cùng theo dõi bài viết nhé!
Tiêu chuẩn FDA viết tắt của Food and Drug Administration là Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn FDA được lập năm 1906, trụ sở chính tại White Oak, Maryland.
FDA có 223 văn phòng và 13 phòng thí nghiệm trên khắp các các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Tính đến năm 2016, FDA đã có văn phòng khắp các nước trên toàn thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Costa Rica, Chile, Bỉ, và Vương quốc Anh.
Giấy chứng nhận FDA là một giấy loại giấy tờ quan trọng trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ, đây là yêu cầu bắt buộc của thị trường này. Bạn có thể hiểu rằng cứ muốn nhập khẩu bất kỳ một loại sản phẩm, hàng hóa nào của mình vào thị trường Hoa Kỳ thì bạn phải có giấy chứng nhận FDA cho sản phẩm đó. Tương tự bạn xuất đi bao nhiêu loại sản phẩm thì bắt buộc phải đăng ký bấy nhiêu chứng chỉ FDA.
Lưu ý: Không gộp chung nhiều mặt hàng thực phẩm lại với nhau, mỗi giấy chứng nhận FDA chỉ được một mặt hàng (sẽ không bị giới hạn về số lượng và trọng lượng).
Giấy chứng nhận FDA có vai trò rất quan trọng trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
Giấy chứng nhận FDA được xem như là giấy thông hành. Các loại sản phẩm mà bạn muốn xuất khẩu thì bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận FDA và các mặt hàng này phải được kiểm tra rất nghiêm ngặc về mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu bạn không có giấy chứng nhận FDA thì sẽ không được phép thông quan, đồng nghĩa với việc kiện hàng sẽ bị trả lại hoặc bị hủy ngay lập tức tại cửa khẩu.
Với trường hợp hàng nước ngoài nhập khẩu vào thị trường Mỹ, nếu vi phạm thì tất cả hàng hoá sẽ bị giữ tại cảng dưới sự quản lý của FDA & CBP (Bureau of Customs and Border Protection). Trường hợp này sẽ được xử lý theo điều (section) 801(m)(1) và quy định của Liên Bang. Bạn phải chịu toàn bộ phí phát sinh cho việc lưu kho và di dời, thanh lý loại hàng này.
Theo định luật của Liên Bang, Chính phủ Mỹ có thể truy tố trước Pháp Luật những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm Đạo Luật này.
Dưới đây là chi tiết những sản phẩm cần chứng nhận FDA
#1. Chứng nhận FDA cho thực phẩm
Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bắt buộc phải đăng ký chứng nhận FDA.
#2. Chứng nhận FDA cho thuốc
Thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm,… là những đối tượng bắt buộc phải có chứng nhận FDA
#3. Chứng nhận FDA cho mỹ phẩm
Các công ty mỹ phẩm không bắt buộc phải đăng ký với FDA, nhưng mỹ phẩm phải an toàn cho mục đích sử dụng của họ.
Nhưng có một lưu ý quan trọng cần là nếu trong ghi nhãn mỹ phẩm thể hiện những thông tin mà FDA quy định sản phẩm mỹ phẩm này là thuốc thì trong trường hợp này sản phẩm mỹ phẩm cần phải có sự chấp thuận của FDA.
#4. Chứng nhận FDA cho các thiết bị y tế
FDA xếp các thiết bị y tế vào một trong ba loại dựa trên rủi ro: Loại I, Loại II và Loại III. Thiết bị loại III là thiết bị có rủi ro cao nhất và là thiết bị duy nhất yêu cầu FDA chấp thuận trước khi bán. Các nhà sản xuất thiết bị loại III phải chứng minh với FDA rằng thiết bị cung cấp sự đảm bảo hợp lý về tính an toàn và hiệu quả.
#5. Chứng nhận FDA cho sản phẩm thú y
Hồ sơ đăng ký chứng chỉ FDA gồm có:
Quy trình thực hiện:
Trên đó là tổng hợp những thông tin về chứng nhận FDA chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ khái niệm FDA là gì và các bước để đăng ký chứng nhận FDA cho sản phẩm của mình.
Bài viết tham khảo:
Dịch Vụ
THEO DÕI FANPAGE