clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
Tài liệu

TCVN 11892-1:2017 về Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) – Phần 1: Trồng trọt

Đăng ngày 06/01/2022

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11892-1:2017

THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) – PHẦN 1: TRỒNG TRỌT

Good agricultural practices (Vietgap) – Part 1: Crop production

Lời nói đầu

TCVN 11892-1:2017 do Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này1) được biên soạn trên cơ sở hài hòa với ASEAN GAP và có tham khảo một số tiêu chuẩn GAP khác trên thế giới như: GlobalG.A.P, JGAP, với mục đích hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) – PHẦN 1: TRỒNG TRỌT

Good agricultural practices (Vietgap) – Part 1: Crop production

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt dùng làm thực phẩm.

2. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

2.1 Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn nãy sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

2.1.1

Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt (Good Agricultural Practices for crop production)

Gồm những yêu cầu trong sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để: bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

2.1.2

Thực phẩm (Food)

Sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá vá các chất sử dụng như dược phẩm.

2.1.3

Sản xuất (Production)

Gồm các hoạt động từ gieo trồng đến thu hoạch, sơ chế vá đóng gói tại nơi sản xuất hoặc vận chuyển đến nơi sơ chế

2.1.4

Sơ chế (Produce handling)

Bao gồm hoạt động: loại bỏ những phần không sử dụng làm thực phẩm, phân loại, làm sạch, làm khô, đóng gói nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.

2.1.5

Cơ sở sản xuất (Producer)

Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất hoặc sản xuất và sơ chế.

2.1.6

Cơ sở sản xuất nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm sản xuất (Producer group or multisites)

Cơ sở sản xuất có từ hai hộ hoặc hai thành viên hoặc hai địa điểm sản xuất trở lên áp dụng chung các quy định nội bộ để triển khai áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt.

2.1.7

Kiểm tra nội bộ (Self-assessment)

Quá trình kiểm tra để xác định mức độ thực hiện và duy trì sự phù hợp với VietGAP trong quá trình sản xuất, sơ chế, được lập thành văn bản, do cơ sở sản xuất tổ chức thực hiện.

2.1.8

Mối nguy (Hazard)

Tác nhân trong quá trình sản xuất, sơ chế thực phẩm có khả năng gây mất an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe con người, môi trường và làm giảm chất lượng sản phẩm.

2.1.9

Nguy cơ (Risk)

Khả năng xảy ra và mức độ gây mất an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe con người, môi trường và chất lượng sản phẩm do một hay nhiều mối nguy gây nên.

2.2 Từ viết tắt

VietGAP trồng trọt: Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt tại Việt Nam

ATTP: An toàn thực phẩm

BVTV: Bảo vệ thực vật

3 Yêu cầu đối với VietGAP trồng trọt

3.1 Yêu cầu chung

3.1.1 Tập huấn

3.1.1.1 Người trực tiếp quản lý VietGAP phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt hoặc có Giấy xác nhận kiến thức ATTP.

Tài liệu liên quan