clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
VietGAP thủy sản , Chứng nhận VietGAP ,

VietGAP thủy sản là gì? Các yêu cầu trong VietGAP thủy sản

Đăng ngày 24/06/2021

Ngoài chứng nhận VietGAP trồng trọt, VietGAP chăn nuôi, thì chứng nhận VietGAP thủy sản cũng giữ một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản theo mô hình VietGAP nhằm đảm bảo chất lượng các sản phẩm thủy sản, cung cấp thực phẩm sạch ra thị trường, mang lại lợi nhuận cao và góp phần bảo vệ môi trường.

VietGAP thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành lần đầu năm 2011 theo Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011 và được sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ-BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP (gọi tắt là Quyết định số 3824/QĐBNN-TCTS).

VietGAP thủy sản là gì?

VietGAP (viết tắt Vietnamese Good Aquaculture Practice) nghĩa là Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam. VietGAP là Quy phạm thực hành áp dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và góp phần thúc đẩy nuôi trồng thủy sản hướng tới sự phát triển bền vững.

Những đối tượng có thể áp dụng tiêu chuẩn VietGAP thủy sản:

VietGAP thủy sản là một mô hình canh tác có thể áp dụng cho tất cả đối tượng và phương thức nuôi trồng thủy sản từ khi chuẩn bị, thả giống đến thu hoạch sản phẩm (trừ cá cảnh). Một số loại tiêu biểu như:

  • Cá rô phi
  • Tôm sú thương phẩm
  • Cá tra
  • Tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng…

Lợi ích của tiêu chuẩn VietGAP thủy sản

1. Áp dụng mô hình nuôi trồng VietGAP thủy sản tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.

2. Sản phẩm thủy sản được chứng nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.

3. Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

4. Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.

5. Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.

6. Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.

7. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý.

VietGAP thủy sản có bắt buộc áp dụng không?

Chứng nhận VietGAP thủy sản được khuyến khích áp dụng để thực hành nuôi trồng thủy sản an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm thủy sản, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích các cơ sở nuôi áp dụng VietGAP cho tất cả đối tượng thủy sản nuôi.

Các yêu cầu trong VietGAP thủy sản

Địa điểm xây dựng hồ nuôi

  • Nơi nuôi phải được xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hoặc nguồn ô nhiễm được kiểm soát.
  • Hạ tầng của nơi nuôi phải được thiết kế, vận hành, duy trì để phòng ngừa sự lây nhiễm các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch và an toàn lao động.
  • Cơ sở nuôi phải có hệ thống nhận biết để đảm bảo không nhầm lẫn giữa đối tượng nuôi trồng áp dụng và không áp dụng VietGAP (bao gồm việc xác định vị trí địa lý của nơi nuôi theo hệ thống Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000).

An toàn thực phẩm

  • Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm bằng cách tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam và các Hướng dẫn của FAO/WHO Codex.

Quản lý sức khỏe thủy sản

  • Quá trình nuôi trồng thủy sản cần được tiến hành nhằm đảm bảo sức khỏe vật nuôi thủy sản bằng cách duy trì môi trường sống tốt và phù hợp với đối tượng nuôi trồng ở các công đoạn của quá trình chăn nuôi, cũng như giảm thiểu các rũi ro về bệnh tật.

Bảo vệ môi trường

  • Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo quy định nhà nước và cam kết quốc tế.

Các khía cạnh kinh tế-xã hội

  • Nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một các có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người lao động và các cộng đồng xung quanh.
Dịch vụ liên quan