clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH ICI

Một nền tảng vững bền và tin cậy!

ICI là đối tác giúp bạn cải thiện doanh nghiệp. Với chuyên môn của mình, chúng tôi chuyển giao kiến thức thông qua các công cụ nâng cao hiệu suất, cung cấp thông tin và đào tạo liên tục; chúng tôi giúp khách hàng tuân thủ quy định; đánh giá các quy trình, thủ tục và sản phẩm của khách hàng; đồng thời hỗ trợ cho khách hàng biện pháp đối phó với thách thức hiệu quả nhất.

CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN

  • Bước chân vào thị trường mới
  • Phát triển bền vững
  • Tăng độ tin cậy
  • Đơn giản hóa hoạt động kinh doanh
  • Nâng cao hiệu quả
  • Quản lý rủi ro

99+ KHÁCH HÀNG ĐÃ THÀNH CÔNG CÙNG ICI

CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH TẠI ICI CÓ GÌ TỐT VÀ UY TÍN?

Nhân sự của chúng tôi

Thế mạnh của chúng tôi được xây dựng trên kinh nghiệm, kỹ năng và sự nhiệt tình của đội ngũ chuyên gia và nhà lãnh đạo cấp cao. Qua mỗi dự án chúng tôi học hỏi, trau dồi và tìm kiếm tri thức mới để vững vàng hơn, trưởng thành hơn, trở thành những chuyên gia hàng đầu.

Sự công nhận của chúng tôi

ICI là tổ chức chứng nhận hợp pháp được chỉ định bởi Bộ Khoa học Công nghệ. Chúng tôi đã được đánh giá theo các tiêu chuẩn quốc tế công nhận và hoạt động ở mức tối đa về chất lượng dịch vụ - cung cấp sự đảm bảo chứng nhận một cách đáng tin cậy và khách quan.

Bài bản trong quy trình

ICI thực hiện quy trình hóa kế hoạch đánh giá cho từng giai đoạn, chuyên gia đánh giá, thời gian, thông tin chi tiết về chương trình đánh giá khi thực hiện đánh giá.

Dịch vụ uy tín

Toàn bộ đội ngũ nhân viên của chúng tôi thấu hiểu một điều rằng thành công của chúng tôi nằm trong những giá trị mà chúng tôi đem lại cho khách hàng. Chính vì lẽ đó chúng tôi luôn cam kết mang lại cho khách hàng những giá trị nhiều hơn sự mong đợi.

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN TẠI ICI

Quy trình là một trong những yếu tố tạo nên sự uy tín và chất lượng dịch vụ tại ICI, hiểu được điều này, ICI tối ưu quy trình hằng ngày để chuyên nghiệp hóa hơn trong cách làm việc.

Tiếp nhận yêu cầu đăng ký chứng nhận
Xem xét hồ sơ/phạm vi chứng nhận
Ký kết hợp đồng đăng ký chứng nhận
Xây dựng kế hoạch đánh giá
Tiến hành đánh giá hồ sơ (giai đoạn 1)
Tiến hành đánh giá thực địa (giai đoạn 2)
Thẩm xét hồ sơ đánh giá
Quyết định cấp chứng nhận
Giám sát sau chứng nhận

ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Nhi Tran | 21/02/2024

Ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ quy định như thế nào?

Theo quy định, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017, việc ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng quy định nhãn hàng hóa và các quy định cụ thể khác. Bộ KH&CN đã công bố TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (thuộc bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ). Tiêu chuẩn áp dụng đối với các quá trình trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ, nuôi trồng thủy sản hữu cơ và sản phẩm từ các quá trình nêu trên được sử dụng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi. [caption id="attachment_2952" align="aligncenter" width="700"] Nhãn phải liệt kê đầy đủ thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp theo phần trăm khối lượng hoặc phần trăm thể tích[/caption] Theo quy định của TCVN 11041-1:2017, việc ghi nhãn phải đáp ứng quy định nhãn hàng hóa và các quy định cụ thể như sau: Nhãn sản phẩm phải liệt kê đầy đủ thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp theo phần trăm khối lượng hoặc phần trăm thể tích. Cụ thể, đối với các thành phần là phụ gia thực phẩm phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu thì ghi tên nhóm hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”... Đối với các gia vị hoặc chất chiết từ gia vị, được dùng riêng hoặc kết hợp không vượt quá 2% khối lượng sản phẩm, chỉ cần ghi “gia vị”, “các gia vị” hoặc “gia vị hỗn hợp”. Đối với các loại thảo mộc hoặc các phần của thảo mộc dùng riêng hoặc kết hợp nhưng không vượt quá 2% khối lượng sản phẩm, chỉ cần ghi “thảo mộc” hoặc “thảo mộc hỗn hợp”. Đồng thời, nhãn sản phẩm phải có thông tin về nhà sản xuất, đóng gói hoặc phân phối và tên gọi và/hoặc mã số của tổ chức chứng nhận. Tiếp đó, chỉ sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ mới được ghi nhãn liên quan đến cụm từ “hữu cơ”, bao gồm: Chỉ công bố sản phẩm là “100% hữu cơ” khi sản phẩm có chứa 100% thành phần cấu tạo là hữu cơ; Chỉ công bố sản phẩm là “hữu cơ” khi sản phẩm có chứa ít nhất 95% thành phần cấu tạo là hữu cơ (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối). Các thành phần cấu tạo còn lại có thể có nguồn gốc nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp nhưng không phải là thành phần biến đổi gen, thành phần được chiếu xạ hoặc xử lý bằng các chất hỗ trợ chế biến không được nêu trong Bảng A.2, Phụ lục A của tiêu chuẩn này; [caption id="attachment_2953" align="alignnone" width="700"] TCVN 11041-1:2017 Quy định về ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ[/caption] Chỉ công bố sản phẩm “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương khi sản phẩm có chứa ít nhất 70% thành phần cấu tạo là hữu cơ (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối); Không được ghi nhãn là “hữu cơ” hoặc “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương, hoặc thực hiện bất kỳ công bố chứng nhận hữu cơ nào đối với sản phẩm có thành phần cấu tạo hữu cơ nhỏ hơn 70% (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối). Tuy nhiên, có thể sử dụng cụm từ “hữu cơ” đối với thành phần cấu tạo cụ thể được liệt kê. Ngoài ra, nhãn sản phẩm phải phân biệt sản phẩm đang chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ với sản phẩm hữu cơ bằng cách ghi rõ “đang chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương.