clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH ICI

Một nền tảng vững bền và tin cậy!

ICI là đối tác giúp bạn cải thiện doanh nghiệp. Với chuyên môn của mình, chúng tôi chuyển giao kiến thức thông qua các công cụ nâng cao hiệu suất, cung cấp thông tin và đào tạo liên tục; chúng tôi giúp khách hàng tuân thủ quy định; đánh giá các quy trình, thủ tục và sản phẩm của khách hàng; đồng thời hỗ trợ cho khách hàng biện pháp đối phó với thách thức hiệu quả nhất.

CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN

  • Bước chân vào thị trường mới
  • Phát triển bền vững
  • Tăng độ tin cậy
  • Đơn giản hóa hoạt động kinh doanh
  • Nâng cao hiệu quả
  • Quản lý rủi ro

99+ KHÁCH HÀNG ĐÃ THÀNH CÔNG CÙNG ICI

CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH TẠI ICI CÓ GÌ TỐT VÀ UY TÍN?

Nhân sự của chúng tôi

Thế mạnh của chúng tôi được xây dựng trên kinh nghiệm, kỹ năng và sự nhiệt tình của đội ngũ chuyên gia và nhà lãnh đạo cấp cao. Qua mỗi dự án chúng tôi học hỏi, trau dồi và tìm kiếm tri thức mới để vững vàng hơn, trưởng thành hơn, trở thành những chuyên gia hàng đầu.

Sự công nhận của chúng tôi

ICI là tổ chức chứng nhận hợp pháp được chỉ định bởi Bộ Khoa học Công nghệ. Chúng tôi đã được đánh giá theo các tiêu chuẩn quốc tế công nhận và hoạt động ở mức tối đa về chất lượng dịch vụ - cung cấp sự đảm bảo chứng nhận một cách đáng tin cậy và khách quan.

Bài bản trong quy trình

ICI thực hiện quy trình hóa kế hoạch đánh giá cho từng giai đoạn, chuyên gia đánh giá, thời gian, thông tin chi tiết về chương trình đánh giá khi thực hiện đánh giá.

Dịch vụ uy tín

Toàn bộ đội ngũ nhân viên của chúng tôi thấu hiểu một điều rằng thành công của chúng tôi nằm trong những giá trị mà chúng tôi đem lại cho khách hàng. Chính vì lẽ đó chúng tôi luôn cam kết mang lại cho khách hàng những giá trị nhiều hơn sự mong đợi.

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN TẠI ICI

Quy trình là một trong những yếu tố tạo nên sự uy tín và chất lượng dịch vụ tại ICI, hiểu được điều này, ICI tối ưu quy trình hằng ngày để chuyên nghiệp hóa hơn trong cách làm việc.

Tiếp nhận yêu cầu đăng ký chứng nhận
Xem xét hồ sơ/phạm vi chứng nhận
Ký kết hợp đồng đăng ký chứng nhận
Xây dựng kế hoạch đánh giá
Tiến hành đánh giá hồ sơ (giai đoạn 1)
Tiến hành đánh giá thực địa (giai đoạn 2)
Thẩm xét hồ sơ đánh giá
Quyết định cấp chứng nhận
Giám sát sau chứng nhận

ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Nhi Tran | 18/09/2024

ICI chính thức được đánh giá chứng nhận VietGAP thủy sản

Ngày 10/09/2024 Bộ KH&CN đã chính thức xác nhận và cấp Giấy chứng nhận số361/GCN-BKHCN, chứng nhận Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI đã đăng ký hoạt động chứng nhận đối với lĩnh vực: Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa - VietGAP nuôi trồng thủy sản theo TCVN 13528-1:2022. Theo đó, các nhà sản xuất mong muốn được chứng nhận sản VietGAP nuôi trồng thủy sản có thể đăng ký với ICI. TCVN 13528-1:2022 Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) - Phần 1: Nuôi trồng thủy sản trong ao (Good Aquaculture Practices (VietGAP) - Part 1: Pond aquaculture) do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ NN&PTNT đề nghị, đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lượng Chất lượng thẩm định, Bộ KH&CN công bố tại Quyết định số 2769/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2022. Tiêu chuẩn này dựa trên các nguyên tắc và tiêu chí thể kiểm soát được các yếu tố đầu vào, từ khâu chuẩn bị nuôi, thả giống đến khâu thu hoạch để làm thực phẩm. Như vậy, Chứng nhận VietGAP thủy sản có trách nhiệm không chỉ liên quan đến chất lượng sản phẩm thủy sản, mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản theo VietGAP phải được tiến hành theo 04 nguyên tắc cơ bản: Đảm bảo an toàn thực phẩm. Đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho thủy sản nuôi. Đảm bảo an toàn môi trường do hoạt động nuôi trồng thủy sản gây ra. Đảm bảo quyền và lợi ích của người nuôi trồng thủy sản và quyền, lợi ích của cộng đồng kinh tế liền kề cơ sở nuôi. Với việc bổ sung năng lực chứng nhận VietGAP thủy sản, ICI nỗ lực thực hiện hóa cam kết luôn đồng hành cùng các trang trại nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm an toàn mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất. ICI tự hào là một trong những Tổ chức chứng nhận uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực "Đánh giá sự phù hợp" cùng đội ngủ nhân lực trẻ, có nhiều kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, ICI luôn mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.

Nhi Tran | 09/08/2024

Dự thảo mới của EU có thể gây khó cho hạt điều, gia vị, sầu riêng… Việt Nam

Hàng loạt nông sản như: hạt điều, gia vị, sầu riêng,... nhập khẩu vào châu Âu dự kiến siết chặt thêm các chi tiêu về an toàn thực phẩm. Ngày 9/8, ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thự c vật (SPS) Việt Nam, có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vât, Cục Thú y, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Hội nuôi ong Việt Nam,... về việc Liên minh châu Âu (EU) thông báo dự thảo thay đổi mức dư lượng tối đa (MRL) đối với một số hoạt chất. Những thay đổi này dự kiến áp dụng từ tháng 2/2025. Theo đó, tùy từng sản phẩm, EU đề xuất mức dư lượng tối đa giảm, có mức giảm cả ngàn lần so với quy định đang áp dụng đối với một số hoạt chất; thiết lập mức dư lượng tối đa cho một số mặt hàng chưa có quy định, cũng có 1 số mặt hàng tăng mức dư lượng (nới lỏng). Có 4 hoạt chất đề xuất thay đổi dư lượng tối đa là: Zoxamide, Acetamiprid Fenbuconazole và Penconazole. Một số mặt hàng có sự thay đổi lớn như: hoạt chất Zomamide trong nhóm rau gia vị (rau diệp cá, xà lách, cải bó xôi) từ 30 ppm xuống còn 0,01 ppm, giảm đến 3.000 lần; chuối, chỉ tiêu Acetamiprid từ 0,4 ppm giảm còn 0,01 ppm; dưa, bí ngô, dưa hấu chỉ tiêu Acetamiprid từ 0,2 ppm giảm còn 0,08 ppm. Nhiều nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam sang EU được thị trường này thiết lập quản lý dư lượng đối với 2 loại hoạt chất mới là Fenbuconazole và Penconazole. Trong số này đối với Việt Nam đáng chú ý là nhóm quả có múi và nhóm hạt như hạt điều, hạt mac ca.. dư lượng được quy định ở mức rất thấp chỉ 0,01 ppm. Với 2 hoạt chất này, đáng chú ý là các sản phẩm quan trọng của Việt Nam sẽ bị áp dụng như: gạo áp dụng nồng độ 0,01 ppm; cà phê, gia vị và mật ong cùng mức 0,05 ppm. Theo TS Ngô Xuân Nam, việc thay đổi MRL của 4 hoạt chất: Zoxamide, Fenbuconazole và Penconazole và Acetamiprid liên quan đến nhiều sản phẩm nông sản thực phẩm của Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang thị trường EU. Vì vậy, Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan nghiên cứu, góp ý và thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan được biết để kiểm soát MRL theo quy định của EU. Nguồn: Báo Người Lao động