clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English

Tìm kiếm

Jeffrey | 28/04/2022

Áp dụng ISO 9001 – Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu của tổ chức

Với mục đích tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy trình đã được ban hành theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015, Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch Áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2022. Doanh nghiệp logistics nên áp dụng những tiêu chuẩn ISO nào? Điều kiện cấp chứng nhận ISO 9001:2015 Quy trình đánh giá cấp chứng nhận ISO 9001:2015 (UPDATE 2022) Căn cứ Quyết định số 451/QĐ-TCTK ngày 03/4/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi, xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; thực hiện Kế hoạch số 718/KH-CTK ngày 12/11/2021 của Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận về thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 781/KH-CTK ngày 30/11/2021 của Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận về cải cách hành chính năm 2022, theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, Cục Thống kê tỉnh xây dựng kế hoạch Áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2022. Theo đó, với mục đích tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy trình đã được ban hành theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng tại các phòng thuộc cơ quan Cục Thống kê nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tổ chức và cá nhân; Xây dựng đội ngũ công chức và người lao động trong đơn vị từng bước chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực quản lý của Cục Thống kê. Lãnh đạo, công chức và người lao động trong toàn đơn vị phải có sự quyết tâm cao trong áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu ISO 9001:2015. Phải xem việc áp dụng, duy trì và cải tiến các quy trình theo yêu cầu của ISO 9001:2015 là nhiệm vụ trọng tâm, một tiêu chí để đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm của các tập thể và cá nhân của đơn vị. Về kế hoạch triển khai, các Phòng cơ quan Cục Thống kê có trách nhiệm xây dựng Mục tiêu chất lượng công tác ISO 9001:2015 năm 2022 tại phòng quản lý. Ban chỉ đạo ISO Cục chịu trách nhiệm đôn đốc, tổ chức hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá nội bộ ISO 9001:2015. Trên cơ sở các quy trình đã được ban hành áp dụng, các phòng nghiên cứu, rà soát đề xuất Ban Chỉ đạo sửa đổi, bổ sung quy trình thuộc ISO 9001:2015 tại đơn vị (nếu có), ban hành lại đảm bảo quy trình phù hợp khi thực hiện; Trưởng các phòng, phân công công chức am hiểu chuyên môn chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo ISO, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo của Cục xây dựng các quy trình theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng để triển khai áp dụng đúng tiến độ đã đề ra. vietq.vn

Jeffrey | 21/04/2022

Quy định xử phạt về sản xuất phân bón giả

Hiện nay tình trạng kinh doanh, buôn bán phân bón giả ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ tới người sản xuất nông nghiệp cần có cách xử lý nghiêm. Theo tin tức từ Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, theo các nhà khoa học thì phân bón được hiểu là "các thành phần dinh dưỡng được con người cung cấp cho cây trồng thông qua rễ hoặc lá giúp cây sinh trưỡng khỏe mạnh, nâng cao năng suất. Là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng". Xét về cấu tạo, nguồn gốc hình thành thì phân bón là những chất hoặc hợp chất từ các chất hữu cơ (phân hữu cơ) hoặc chất vô cơ (phân vô cơ) có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao đồng thời làm tăng chất lượng cải tạo đất đai. Phân bón sử dụng trong trồng trọt bao gồm các loại như phân hữu cơ, phân vô vơ và phân vi sinh. Như vậy, tác dụng của phân bón nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng, giúp thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây trồng. Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết, phân bón còn tác động đến toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp, giúp cho quá trình phân hủy, chuyển hóa các chất... tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, phân giải các chất khó hấp thu thành các chất dễ hấp thu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh,... Qua đó cho thấy, cây trồng sẽ không phát triển hay phát triển kém nếu không được bổ sung phân bón đúng chất lượng, cùng với đó sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng. Nguy hại hơn, sử dụng phân bón giả sẽ làm thoái hóa đất đai. Theo thống kê của các nhà khoa học cho thấy hiện nay: “Tại Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng trên 27,3 triệu ha, tương đương với 80,4% tổng diện tích Việt Nam, đóng góp 24% GDP, sử dụng hơn 47% lực lượng lao động của quốc gia…”. Như vậy, nhu cầu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp của người dân rất lớn. Tuy nhiên theo thông tin phản ánh qua các phương tiện thông tin được biết, hiện nay tình trạng sản xuất, kinh doanh tràn lan mặt hàng phân bón giả, kém chất lượng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Hàng năm có hàng triệu người nông dân phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để mua phân bón mà chính họ không thể xác định đó là phân bón giả hay thật. Thủ đoạn làm giả phân bón của một số đối tượng rất công khai thông qua việc các cơ sở sản xuất dùng 2 loại bột đó là bột Dolomite, thực chất là một dạng bột đá chỉ có giá từ 400 đến 500 ngàn đồng/tấn trộn với bột Caolanh (thực chất là đất sét) sau đó se lại thành viên và xấy khô rồi đóng bao ghi rõ là phân bón rồi bán ra thị trường. Trong khi đó giá phân bón bán ra trên thị trường hiện nay từ 17.500 đến 18.000 đồng/kg. Do lợi nhuận từ phân bón giả mang lại là rất lớn, nên một số đối tượng tìm mọi cách để sản xuất, kinh doanh mặt hàng này. Cùng với đó là công nghệ làm bao bì giả rất giống với vỏ bao bì thật của các doanh nghiệp lớn có đăng ký sở hữu nhãn mác. Việc sản xuất phân bón giả quá dễ dàng, thậm chí có trường hợp theo phản ánh ngay thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra lấy mẫu kiểm tra chất lượng thì lô hàng vẫn được mang đi tiêu thụ. Hậu quả do nạn phân bón giả gây ra là rất lớn, làm cho hàng triệu người dân lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì cây trồng bị thiệt hại, năng suất thấp không có tiền thanh toán mua vật tư nông nghiệp, cuối cùng phải bán đất trả nợ. Theo đánh giá của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, chỉ riêng ngành nông nghiệp, mỗi năm thiệt hại 2,5 tỷ USD do sử dụng phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Nguyên nhân khiến cho việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả hiện nay vẫn tồn tại đó là khâu quản lý nhà nước về lĩnh vực này thiếu chặt chẽ, bộc lộ nhiều bất cập; các quy định pháp luật về xử lý hành chính và hình sự đối với hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả còn nhiều kẽ hở, nên khi có vụ việc xẩy ra, quá trình xử lý rất phức tạp; công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng của địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực này thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời. Quá trình thu hồi, xử lý phân bón giả rất phức tạp, thậm chí khi phát hiện được thì hàng hóa đã tiêu thụ hết. Trước thực trạng trên, rất cần sự quyết liệt vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong đó sớm giải quyết một số nội dung sau: Ban Chỉ đạo 389 các bộ ngành có liên quan và các địa phương sớm tham mưu lãnh đạo bộ và UBND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch chuyên đề về phát hiện, đấu tranh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật rà soát các quy định pháp luật còn sơ hở, bất cập có liên quan đến lĩnh vực này để tham mưu Chính phủ, Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp. Cùng với đó cần có sự phối kết hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, xử lý, thu hồi đối với các vụ việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả bị phát hiện. Phát huy vai trò của cơ quan Hợp tác xã trong việc cung ứng mặt hàng phân bón cho người nông dân để họ yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân biết và phân biệt được giữa phân bón giả và phân bón đảm bảo chất lượng thông qua giá cả, nguồn cung cấp nên chọn mua phân bón, vật tư nông nghiệp của các doanh nghiệp lớn, uy tín, phối hợp kịp thời và cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến phân bón giả để có cơ sở xác minh, điều tra, xử lý khi phát hiện vi phạm. Nguồn: vietq.vn

Jeffrey | 20/04/2022

ATOKO PHARMAR: Đạt chứng nhận ISO 22000:2018 do ICI cấp

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đưa ra các chuẩn mực để xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Áp dụng ISO 22000 là một trong những điều kiện cần thiết  về hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến thực phẩm cần thực hiện trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Công ty Cổ phần Dược phẩm Atoko Pharmar (Atoko Pharmar) được biết đến là một nhà máy sản xuất các sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hiện đại hàng đầu trong ngành thực phẩm dinh dưỡng tại Việt Nam, với rất nhiều máy móc hiện đại, dây chuyền sản xuất công nghệ cao. Atoko Pharmar tập trung đẩy mạnh các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như: sản xuất thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặt biệt; thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng (dạng bột, sữa bột); sơ chế đóng gói tổ yến, yến hủ; tỏi đen. Sản phẩm sữa Aptagold thương hiệu Atoko Pharmar Để đảm bảo mục tiêu phát triển, đáp ứng được yêu cầu của các đối tác là các tập đoàn quốc tế và các thị trường xuất khẩu có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu,... Atoko Pharmar đã đầu tư nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ, nguồn nhân lực để xây dựng tích hợp hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. Sau khi Atoko Pharmar xây dựng hệ thống các chuẩn mực kiểm soát các mối nguy về chất lượng sản phẩm cũng như an toàn thực phẩm, Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là đơn vị đồng hành cùng Atoko Pharmar, tiến hành đánh giá và cấp chứng nhận đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2018. Chuyên gia đánh giá của ICI đã tới doanh nghiệp để tiến hành đánh giá chứng nhận. Đoàn chuyên gia đánh giá tham quan toàn bộ khu vực nhà máy sản xuất từ khu tiếp nhận nguyên liệu đầu vào, kho chứa nguyên liệu, khu vực chế biến, kho thành phẩm, cơ sở vật chất - trang thiết bị máy móc... Trong quá trình đánh giá nhà xưởng, các chuyên gia cũng quan sát quy trình sản xuất tất cả các sản phẩm dinh dưỡng mang thương hiệu Atoko Pharmar, phỏng vấn và thu thập thông tin từ các lãnh đạo cũng như các công nhân đang đang làm việc trực tiếp tại nhà máy để làm bằng chứng đánh giá phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Trong chương trình đánh giá chứng nhận, ICI cũng thực hiện truy xuất hệ thống tài liệu và đánh giá các quy trình liên quan chính như: quy trình kiểm soát quá trình sản xuất, quản lý kho, quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp, quy trình khắc phục và phòng ngừa, quy trình kiểm soát vệ sinh cá nhân, quy trình kiểm soát tài liệu,... Sau khi thẩm xét hồ sơ đánh giá và báo cáo đánh giá, chuyên gia ICI đưa ra kết luận cho thấy Atoko Pharmar đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 một cách bài bản và hợp lý, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến pháp luật và quy định của tiêu chuẩn, khẳng định thương hiệu Atoko Pharmar cũng như chất lượng sản phẩm. Công ty Cổ phần Dược phẩm Atoko Pharmar đủ điều kiện được ICI cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có hiệu lực 3 năm. Atoko Pharmar đạt chứng nhận ISO 22000 do ICI cấp sẽ là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần trong nước, mở rộng cơ hội xuất khẩu ra thị trường quốc tế. ISO 22000 góp phần đáng kể trong việc tiết giảm chi phí sản xuất, phòng ngừa các sai lỗi hệ thống, giúp kiểm soát minh bạch quá trình sản xuất và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bài bản và hợp lý, khẳng định thương hiệu của công ty cũng như chất lượng sản phẩm. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và tâm huyết, ICI tự hào là đơn vị đồng hành cùng Atoko Pharmar nói riêng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm nói chung. Ngoài thế mạnh cung cấp các dịch vụ đánh giá chứng nhận HTQL, ICI còn là tổ chức chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic,... chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy. ICI với mạng lưới chuyên gia giàu kinh nghiệm có mặt tại rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Hãy liên hệ chúng tôi, nếu bạn hoặc doanh nghiệp bạn có bất cứ thắc mắc về đánh giá chứng nhận nhé.

Jeffrey | 15/04/2022

Quảng Bình Surimi: Đạt chứng nhận HACCP do ICI cấp – Chinh phục thị trường Quốc tế

Một trong những tiêu chí của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Bình Surimi (Quảng Bình Surimi) là tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, đẩy mạnh xuất khẩu. Tại Quảng Bình Surimi, một tiêu chí mà công ty luôn bám sát là tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế trong thương mại thực phẩm về kiểm soát an toàn thực phẩm. Để đạt được điều đó, công ty đã sớm đầu tư các công nghệ chế biến hiện đại và tích hợp áp dụng cùng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế tiêu chuẩn HACCP. Thành lập từ năm 2014, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Bình Surimi có trụ sở tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành công nghiệp chế biến hải sản tại Quảng Bình nói riêng và khu vực cả nước nói chung. Quảng Bình Surimi tập trung đẩy mạnh các sản phẩm Surimi đông lạnh với sản lượng là 1800 tấn/ năm và các loại thủy sản nguyên con đông lạnh là 200 tấn/ năm. Để kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, cùng quyết tâm sẽ đưa thương hiệu Quảng Bình Surimi thâm nhập vào thị trường quốc tế, Quảng Bình Surimi đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP trong toàn bộ chuỗi sản xuất. Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI là Tổ chức chứng nhận chịu trách nhiệm đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Quảng Bình Surimi đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP. Quá trình đánh giá tại doanh nghiệp diễn ra đúng trình tự theo chuẩn mực HACCP và quy định đánh giá của ICI. Đoàn chuyên gia đánh giá tham quan và đánh giá toàn bộ nhà máy sản xuất từ khu vực tiếp nhận nguyên liệu, kho chứa nguyên liệu, khu vực chế biến Surimi, khu vực chế biến sản phẩm thủy sản nguyên con đông lạnh, kho thành phẩm, khu vực đóng gói, bảo quản, cơ sở vật chất – hệ thống máy móc, dây chuyền chế biến,… Kết hợp đánh giá tại nhà xưởng, chuyên gia sẽ phỏng vấn thực tế cán bộ đơn vị cũng như các công nhân đang đang làm việc trực tiếp tại Quảng Bình Surimi để làm bằng chứng đánh giá phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Ngoài ra trong chương trình đánh giá, ICI thực hiện đánh giá toàn bộ hệ thống tài liệu, kế hoạch HACCP, kiểm tra hồ sơ ghi chép, kiểm tra các quy trình liên quan tới quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp: kiểm soát tài liệu, quy trình chế biến, quy trình truy xuất nguồn gốc, nhập nguyên liệu, kiểm soát mối nguy, kiểm soát sản phẩm không phù hợp, kiểm soát chất lượng sản phẩm,… Báo cáo đánh giá đưa ra cho thấy đơn vị đã đáp ứng đầy đủ những yếu tố liên quan đến yêu cầu tiêu chuẩn. Quảng Bình Surimi đã vượt qua được hàng rào kiểm soát an toàn thực phẩm gắt gao, áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, khẳng định thương hiệu của công ty cũng như chất lượng sản phẩm. ICI ra quyết định và chính thức cấp chứng chỉ HACCP cho Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Bình Surimi vào ngày 15/03/2022, giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp. Giấy chứng nhận HACCP như là bằng chứng cho sự tuân thủ các yêu cầu về kiểm soát an toàn thực phẩm của Quảng Bình Surimi, giúp cho công ty tăng thêm uy tín và xây dựng hình ảnh đối với khách hàng cũng như các bên quản lý liên quan. Ngoài ra, còn tạo hệ thống quản lý xuyên suốt từ trên xuống dưới chuyên nghiệp, từ đó công tác điều hành hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Điều quan trọng nhất, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi dùng sản phẩm của công ty. Ngoài thế mạnh cung cấp các dịch vụ đánh giá chứng nhận HTQL, ICI còn là tổ chức chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic,… chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy. ICI với mạng lưới chuyên gia giàu kinh nghiệm có mặt tại rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Hãy liên hệ chúng tôi, nếu bạn hoặc doanh nghiệp bạn có bất cứ thắc mắc về đánh giá cấp chứng nhận nhé.

Jeffrey | 04/04/2022

ISO 45001:2018 – Hệ thống quản lý sức khỏe an toàn lao động

ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng. Mục đích chính của nó là chứng minh hệ thống quản lý an toàn lao động của doanh nghiệp đảm bảo mang đến sự an toàn cho người lao động. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là gì? Vì sao cần chứng nhận ISO 45001? 7 bước cấp giấy chứng nhận ISO 45001:2018 cho doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 45001 qua bài viết dưới đây nhé! Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là gì? ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, chính thức thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001. Và đây là tiêu chuẩn OH&S đầu tiên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn quốc tế quy định những yêu cầu bắt buộc trong hệ thống quản lý sức khỏe an toàn lao động nghề nghiệp (OH&S), đồng thời hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn nhằm cho phép doanh nghiệp chủ động cải tiến kết quả hoạt động OH&S của mình trong việc phòng ngừa các nguy cơ có khả năng gây tai nạn lao động. Hệ thống quản lý sức khỏe an toàn lao động nghề nghiệp (OH&S), ISO 45001, là 1 tiêu chuẩn quốc tế mới cung cấp các phạm vi cho 1 công ty để hạn chế rủi ro phòng ngừa tai nạn và bệnh tật có liên quan đến quá trình làm việc, công tác của người lao động. Theo quy định thì ISO 45001 sẽ được vận dụng cho phần lớn những doanh nghiệp, dù hoạt động dưới bất kỳ hình thức và quy mô nào. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 Cải tiến hoạt động đảm bảo sức khỏe và an toàn nghề nghiệp là trọng điểm của tiêu chuẩn ISO 45001, mục đích của tiêu chuẩn bao gồm những yếu tố sau: Đáp ứng và hoàn hiện 1 môi trường làm việc, công tác lành mạnh, an toàn. Xậy dựng hồ sơ cho 1 hệ thống thống quản lý sức khỏe an toàn lao động nghề nghiệp cho nhân viên và các bên liên quan. Liên tiếp hoàn thiện những tổ chức thông qua mô hình PDCA. Khái quát tổng thể những rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Quản lý đảm bảo sức khỏe và an toàn nghề nghiệp hiệu quả và thành công hơn. Quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho người lao động là chiến lược và là nghĩa vụ của đơn vị tổ chức. Cổ vũ khích lệ nhân viên thông qua các hoạt động tham gia và phản hồi thông tin. Xây dựng hồ sơ đạo đức doanh nghiệp an toàn và đáng tin cậy để trình bày trước những khách hàng, đối tác, nhà cung cấp,… Những cơ quan hữu quan và nhà đầu tư dưới hình thức chứng nhận theo tiêu chuẩn. Vì sao doanh nghiệp cần chứng nhận ISO 45001:2018? Xác định những mối nguy và rủi ro OH&S ảnh hưởng tới hoạt động thực tại của công ty để cải tiến liên tục. Là một yếu tố quan trọng góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn; tạo điều kiện xâm nhập vào các thị trường lớn thị trường nước ngoài. Cải tiến năng suất qua việc giảm thiểu tai nạn, rủi ro về sức khỏe người lao động tại nơi làm việc. Giảm chi phí đóng bảo hiểm. Kiểm soát rủi ro, giảm chi phí về tai nạn. Đáp ứng những vấn đề về tuân thủ luật pháp hiện hành và những quy định khác. Cải tiến việc tích hợp cùng những tiêu chuẩn hệ thống điều hành khác. Góp phần ổn định mối quan hệ lao động; cải thiện sức khỏe, sự an toàn của người lao động. Quy trình cấp chứng nhận ISO 45001:2018 tại ICI Bước 1: Đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO 45001:2018 Bước 2: ICI xem xét hồ sơ, phạm vi chứng nhận. Thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận ISO 45001. Bước 3: Xây dựng kế hoạch đánh giá chứng nhận. Bước 4: Đánh giá thực tại doanh nghiệp: đoàn chuyên gia đánh giá của ICI sẽ đến trực tiếp tại doanh nghiệp, đánh giá hệ thống hồ sơ tài liệu và đánh giá thực trạng áp dụng tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Bước 5: Khắc phục điểm không phù hợp (nếu có): Trong quá trình đánh giá, nếu có những điểm không phù hợp ICI sẽ tổng hợp lại và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện hành động khắc phục. Bước 6: Thẩm xét hồ sơ, cấp giấy chứng nhận ISO 45001:2018. Chứng nhận có hiệu lực 3 năm. Bước 7: Doanh nghiệp sau khi được cấp chứng nhận ISO 45001:2018 thực hiện duy trì, cải tiến liên tục hệ thống. Thực hiện đánh giá giám sát định kỳ hàng năm (không quá 12 tháng/lần). Thời gian thực hiện: 1 - 2 tháng ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng với mọi doanh nghiệp. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ giúp doanh nghiệp bạn đảm bảo an toàn sức khỏe người lao động, giảm nguy cơ gây tai nạn lao động tại nơi làm việc. Hy vọng bài viết đã giú bạn có thêm kiến thức về tiêu chuẩn ISO 45001:2018, nếu cần hỗ trợ, doanh nghiệp bạn hãy liên hệ ICI để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Jeffrey | 02/04/2022

ISO 13485:2016 – Đối tượng bắt buộc áp dụng ISO 13485?

Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 là gì? Là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn trang thiết bị y tế. Tiêu chuẩn ISO 13485 đảm bảo khả năng giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định của luật pháp. Vậy đối tượng áp dụng ISO 13485 là những doanh nghiệp nào và áp dụng tiêu chuẩn vào quy trình sản xuất ra sao? Tầm quan trọng của ISO 13485? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Tiêu chuẩn ISO 13485 là gì? ISO 13485 là những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn cho các sản phẩm về thiết bị y tế nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2003 do tổ chức ISO ban hành và quy định, tương đương với tiêu chuẩn quốc gia tại Việt Nam là TCVN ISO 13485:2017 (tương đương ISO 13485:2016). Hiện nay, phiên bản mới nhất là ISO 13485:2016 áp dụng  biện pháp quản lý chất lượng cho những tổ chức sản xuất và cung cấp dụng cụ y tế và dịch vụ liên quan nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định của luật pháp. Tiêu chuẩn ISO 13485 được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn ISO 9001. Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 nhấn mạnh vào việc hài hoà các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng với các yêu cầu về luật định đối với ngành thiết bị y tế. Tiêu chuẩn ISO 13458 đã được chấp nhận và được áp dụng rộng rãi cho các nhà sản xuất thiết bị y tế trên toàn thế giới và là một yêu cầu cần phải có trong giai đoạn hiện nay nếu như một tổ chức sản xuất thiết bị y tế muốn sản phẩm của mình được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. TCVN ISO 13485:2017 với TCVN ISO 9001 TCVN ISO 13485:2017 là một tiêu chuẩn độc lập, nhưng tiêu chuẩn này được hình thành dựa vào TCVN ISO 9001:2015 (trước đây là TCVN ISO 9001:2008). Mục đích của tiêu chuẩn này là nhằm tạo thuận lợi cho việc thống nhất các yêu cầu chế định thích hợp đối với hệ thống quản lý chất lượng (QLCL) áp dụng cho các bên liên quan (doanh nghiệp/tổ chức) có tham gia vào tất cả các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm thiết bị y tế trên phạm vi toàn cầu. Quy định của tiêu chuẩn còn bao gồm 1 số yêu cầu cụ thể đối với các bên tham gia vào vòng đời của sản phẩm thiết bị y tế và không bao gồm một số yêu cầu của TCVN ISO 9001 được xem là không thích hợp làm các yêu cầu chế định. Chính vì ngoại lệ này, doanh nghiệp có hệ thống QLCL phù hợp với tiêu chuẩn này thì không thể tuyên bố phù hợp với TCVN ISO 9001 trừ khi hệ thống QLCN của doanh nghiệp đáp ứng tất cả những yêu cầu từ TCVN ISO 9001. Tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 13485:2016? Chứng nhận ISO 13485:2016 có tốt cho doanh nghiệp của bạn? Câu trả lời chắc chắn là có. Sản phẩm thiết bị y tế của bạn hưởng lợi rất nhiều từ khâu đầu vào đến quy trình sản xuất bao gồm cả hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 13485. Dưới đây là một vài yếu tố cho thấy tầm quan trọng và lợi ích từ tiêu chuẩn ISO 13485 khi doanh nghiệp áp dụng: Cung cấp sản phẩm an toàn cho người sử dụng Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu, có thể dễ dàng xuất khẩu Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận, giảm thiểu tối đa rủi ro Các hoạt động được quản lý theo hệ thống, giúp kiểm soát chất lượng và an toàn sản phẩm Nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm Kiểm soát các mối nguy, kiểm soát vệ sinh và nhiểm bẩn và có phương án triển khai cụ thể Năng suất lao động tăng Nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Đáp ứng luật định của quốc gia, quốc tế cho các sản phẩm y tế Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và mở rộng thị trường Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý hiện tại. Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14001). Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485:2016 Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 được áp dụng cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và trang thiết bị y tế. Những tổ chức này có thể tham gia vào tất cả các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm thiết bị y tế như: đơn vị thiết kế sản phẩm thiết bị y tế, đơn vị gia công sản phẩm, nhà máy sản xuất, đơn vị lắp đặt, hay cả những công ty bảo trì, bảo dưỡng,... Được áp dụng cho các tổ chức không phân biệt loại hình doanh nghiệp, địa điểm hay quy mô. Có thể bao gồm: cá nhân, các cơ sở, tổ chức, công ty, nhà máy, nhà phân phối,… thực hiện sản xuất kinh doanh thiết bị y tế, dịch vụ y tế nói chung. Tiêu chuẩn ISO 13485 tập trung vào việc quản lý an toàn sản phẩm y tế, mang tính chất tự nguyện không có quy định yêu cầu bắt buộc. Những sản phẩm y tế nên được cấp chứng nhận ISO 13485:2016 Khẩu trang y tế Găng tay y tế Dung dịch tuyệt trùng sản phẩm y tế Dây chuyền dịch Kim chích Dây cho ăn,... Quy trình đánh giá cấp chứng nhận ISO 13485:2016 tại ICI Bước 1: Đăng ký chứng nhận Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận ISO 13485 với tổ chức chứng nhận theo mẫu đơn đăng ký. Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng Sau khi đăng ký, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận. Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận. Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 Đánh giá giai đoạn 1 nhằm mục đích xem xét sơ bộ về tổ chức và HTQL của Tổ chức được đánh giá thông qua việc xem xét tài liệu áp dụng và cơ sở hạ tầng (nếu có). Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 Đánh giá giai đoạn 2 được thực hiện tại cơ sở, đánh giá việc áp dụng, tính hiệu lực của HTQL của KH. Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có) Theo các điểm không phù hợp được nêu ra trong báo cáo đánh giá của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục và các bằng chứng liên quan. Chuyên gia đánh giá sẽ xem xét tính phù hợp của hành động khắc phục. Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá Bộ phận thẩm xét hồ sơ chứng nhận có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ đánh giá, nếu phù hợp thì chuyển sang toàn bộ hồ sơ đến Phòng HC-TH để dự thảo quyết định cấp giấy chứng nhận và cho phép sử dụng dấu phù hợp cho HTQL đăng ký để trình lãnh đạo ICI  ký. Bước 7: Cấp chứng nhận ISO 13485 Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 13485 sau khi hoàn thành việc đánh giá và khắc phục các điểm KPH (nếu có). Bước 8: Giám sát sau chứng nhận Chứng chỉ ISO 13485 có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, thông thường sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.

Jeffrey | 22/03/2022

VietGAP trồng trọt là gì? Các yêu cầu của VietGAP trồng trọt (2024)

Là một nhà sản xuất nông nghiệp, chắc hẳn bạn thường nghe nhắc đến chứng nhận VietGAP trồng trọt để thu hút người tiêu dùng và đối tác? Liệu bạn đã hiểu hết về VietGAP trồng trọt chưa? VietGAP trồng trọt đưa ra những yêu cầu gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì? Và sẽ giải thích cho bạn toàn bộ các nội dung liên quan đến các yêu cầu trong VietGAP trồng trọt. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm VietGAP là gì? VietGAP là gì? VietGAP (viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) là một bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam. Là các quy tắc về thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản ở Việt Nam. VietGAP bao gồm những trình tự, nguyên tắc, thủ tục hướng dẫn các cá nhân, tổ chức sản xuất, thu hoạch và sơ chế để đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm phúc lợi xã hội, sức khoẻ người lao động cũng như người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì? VietGAP trồng trọt là Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt tại Việt Nam. Chứng nhận VietGAP cho trồng trọt áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp, cây trồng dùng làm thực phẩm như: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,... hầu hết VietGAP trồng trọt được áp dụng cho mọi cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp an toàn trên thị trường Việt Nam. Tiêu chuẩn VietGAP áp dụng đối với sản phẩm trồng trọt là TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) – Phần 1: Trồng trọt. Các sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt Tiêu chuẩn VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 áp dụng đối với các sản phẩm: Rau củ quả tươi (rau ăn lá, củ, quả, rau gia vị) Hoa quả các loại Chè búp tươi Ngũ cốc (lúa, ngô, đậu tương, khoai, sắn,…) Cà phê, ca cao, hạt tiêu, hạt điều,… Các yêu cầu trong tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017 về Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) – Phần 1: Trồng trọt. Đưa ra một số yêu cầu chung sau: 1. Đào tạo – tập huấn: Người quản lý VietGAP trong doanh nghiệp phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt (hoặc có Giấy xác nhận kiến thức ATTP) Người lao động phải được đào tạo nhận thức về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt ở công đoạn họ trực tiếp làm việc. Nếu có sử dụng các hóa chất đặc biệt cần được tập huấn theo quy định hiện hành của nhà nước. Người kiểm tra nội bộ cũng phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt và kỹ năng đánh giá VietGAP trồng trọt. 2. Cơ sở vật chất: Phải có sơ đồ về: khu vực sản xuất; nơi chứa phân bón, thuốc BVTV, hóa chất, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế; nơi sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có) và khu vực xung quanh. Dụng cụ chứa hoặc kho chứa phân bón, thuốc BVTV và hóa chất khác: Phải kín, không rò rỉ ra bên ngoài; có bảng hiệu cảnh báo nguy hiểm; có cửa có khóa; yêu cầu không phận sự miễn vào. Kho chứa phải đặt cách xa khu vực sơ chế, bảo quản,… Có biện pháp, có sẵn dụng cụ xử lý trong trường hợp đổ, tràn phân bón, thuốc BVTV và hóa chất. Trang thiết bị máy móc: Phải được làm sạch trước và sau khi sử dụng, định kỳ có bảo dưỡng để tránh gây tai nạn cho người sử dụng và làm ô nhiễm sản phẩm. Đặc biệt, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đáp ứng theo quy định pháp luật về bao bì. 3. Quy trình sản xuất: Xây dựng quy trình sản xuất nội bộ cho từng cây trồng hoặc nhóm cây trồng phù hợp với điều kiện của từng cơ sở sản xuất và các yêu cầu của VietGAP trồng trọt. 4. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ: Phải có quy định về giám sát tài liệu và thực hiện lưu trữ hồ sơ về VietGAP. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày thu hoạch để phục vụ việc kiểm tra nội bộ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 5. Quản lý sản phẩm và truy xuất nguồn gốc: Phải phân biệt được những sản phẩm sản xuất theo và những sản phẩm cùng loại không theo VietGAP trồng trọt trong quá trình thu hoạch, sơ chế. Phải có quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm giữa cơ sở sản xuất với khách hàng và trong nội bộ cơ sở sản xuất. 6. Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân: Cung cấp đầy đủ dụng cụ lao động, trang thiết bị bảo hộ,… cho người lao động. Khu vực vệ sinh sạch sẽ, trang bị đầy đủ dụng vụ. Tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng an toàn trang thiết bị, máy móc, dụng cụ trong quá trình sản xuất. Bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang, ủng…) cần được vệ sinh sạch trước, sau khi sử dụng và để đúng nơi quy định, không để chung với nơi chứa thuốc BVTV, phân bón và các hóa chất khác. Có sẵn các thiết bị hoặc dụng cụ sơ cứu và hướng dẫn sơ cứu để xử lý trong trường hợp cần thiết. Ví dụ: Khi pha hoặc phun thuốc BVTV cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng và đồ bảo hộ lao động theo hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm thuốc BVTV như: găng tay, mặt nạ… 7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Có quy định giải quyết khiếu nại liên quan đến sản phẩm và quyền lợi của người lao động. Quy định này phải thể hiện cách tiếp nhận, xử lý và trả lời khiếu nại. 8. Kiểm tra nội bộ: Tiến hành kiểm tra theo các yêu cầu của VietGAP trồng trọt không quá 12 tháng một lần: phải phân tích nguyên nhân và có hành động khắc phục ngay khi phát hiện điểm không phù hợp. Thời gian thực hiện hành động khắc phục trước khi giao hàng cho khách hàng nhưng không quá 03 tháng tùy thuộc nội dung điểm không phù hợp. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên và cơ sở có nhiều địa điểm sản xuất phải kiểm tra tất cả các thành viên, địa điểm sản xuất. 9. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm sản xuất: Phải có quy định nội bộ về phân công nhiệm vụ, tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát và được phổ biến đến tất cả các thành viên, địa điểm sản xuất.