clock icon Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 17h
  • Tiếng Việt
  • English
Chứng nhận hệ thống , ISO 13485:2016 ,

ISO 13485:2016 – Đối tượng bắt buộc áp dụng ISO 13485?

Đăng ngày 02/04/2022

Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 là gì? Là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn trang thiết bị y tế. Tiêu chuẩn ISO 13485 đảm bảo khả năng giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định của luật pháp.

Vậy đối tượng áp dụng ISO 13485 là những doanh nghiệp nào và áp dụng tiêu chuẩn vào quy trình sản xuất ra sao? Tầm quan trọng của ISO 13485? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chuẩn ISO 13485 là gì?

ISO 13485 là những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn cho các sản phẩm về thiết bị y tế nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2003 do tổ chức ISO ban hành và quy định, tương đương với tiêu chuẩn quốc gia tại Việt Nam là TCVN ISO 13485:2017 (tương đương ISO 13485:2016).

Hiện nay, phiên bản mới nhất là ISO 13485:2016 áp dụng  biện pháp quản lý chất lượng cho những tổ chức sản xuất và cung cấp dụng cụ y tế và dịch vụ liên quan nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định của luật pháp. Tiêu chuẩn ISO 13485 được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn ISO 9001.

Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 nhấn mạnh vào việc hài hoà các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng với các yêu cầu về luật định đối với ngành thiết bị y tế. Tiêu chuẩn ISO 13458 đã được chấp nhận và được áp dụng rộng rãi cho các nhà sản xuất thiết bị y tế trên toàn thế giới và là một yêu cầu cần phải có trong giai đoạn hiện nay nếu như một tổ chức sản xuất thiết bị y tế muốn sản phẩm của mình được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.

TCVN ISO 13485:2017 với TCVN ISO 9001

TCVN ISO 13485:2017 là một tiêu chuẩn độc lập, nhưng tiêu chuẩn này được hình thành dựa vào TCVN ISO 9001:2015 (trước đây là TCVN ISO 9001:2008).

Mục đích của tiêu chuẩn này là nhằm tạo thuận lợi cho việc thống nhất các yêu cầu chế định thích hợp đối với hệ thống quản lý chất lượng (QLCL) áp dụng cho các bên liên quan (doanh nghiệp/tổ chức) có tham gia vào tất cả các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm thiết bị y tế trên phạm vi toàn cầu.

Quy định của tiêu chuẩn còn bao gồm 1 số yêu cầu cụ thể đối với các bên tham gia vào vòng đời của sản phẩm thiết bị y tế và không bao gồm một số yêu cầu của TCVN ISO 9001 được xem là không thích hợp làm các yêu cầu chế định. Chính vì ngoại lệ này, doanh nghiệp có hệ thống QLCL phù hợp với tiêu chuẩn này thì không thể tuyên bố phù hợp với TCVN ISO 9001 trừ khi hệ thống QLCN của doanh nghiệp đáp ứng tất cả những yêu cầu từ TCVN ISO 9001.

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 13485:2016?

Chứng nhận ISO 13485:2016 có tốt cho doanh nghiệp của bạn? Câu trả lời chắc chắn là có.

iso-134852016-doi-tuong-bat-buoc-ap-dung-iso-13485

Sản phẩm thiết bị y tế của bạn hưởng lợi rất nhiều từ khâu đầu vào đến quy trình sản xuất bao gồm cả hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 13485. Dưới đây là một vài yếu tố cho thấy tầm quan trọng và lợi ích từ tiêu chuẩn ISO 13485 khi doanh nghiệp áp dụng:

  • Cung cấp sản phẩm an toàn cho người sử dụng
  • Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu, có thể dễ dàng xuất khẩu
  • Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận, giảm thiểu tối đa rủi ro
  • Các hoạt động được quản lý theo hệ thống, giúp kiểm soát chất lượng và an toàn sản phẩm
  • Nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm
  • Kiểm soát các mối nguy, kiểm soát vệ sinh và nhiểm bẩn và có phương án triển khai cụ thể
  • Năng suất lao động tăng
  • Nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Đáp ứng luật định của quốc gia, quốc tế cho các sản phẩm y tế
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và mở rộng thị trường
  • Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý hiện tại. Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14001).

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485:2016

Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 được áp dụng cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và trang thiết bị y tế. Những tổ chức này có thể tham gia vào tất cả các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm thiết bị y tế như: đơn vị thiết kế sản phẩm thiết bị y tế, đơn vị gia công sản phẩm, nhà máy sản xuất, đơn vị lắp đặt, hay cả những công ty bảo trì, bảo dưỡng,…

Được áp dụng cho các tổ chức không phân biệt loại hình doanh nghiệp, địa điểm hay quy mô. Có thể bao gồm: cá nhân, các cơ sở, tổ chức, công ty, nhà máy, nhà phân phối,… thực hiện sản xuất kinh doanh thiết bị y tế, dịch vụ y tế nói chung.

Tiêu chuẩn ISO 13485 tập trung vào việc quản lý an toàn sản phẩm y tế, mang tính chất tự nguyện không có quy định yêu cầu bắt buộc.

Những sản phẩm y tế nên được cấp chứng nhận ISO 13485:2016

  • Khẩu trang y tế
  • Găng tay y tế
  • Dung dịch tuyệt trùng sản phẩm y tế
  • Dây chuyền dịch
  • Kim chích
  • Dây cho ăn,…

Quy trình đánh giá cấp chứng nhận ISO 13485:2016 tại ICI

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

  • Trước hết bạn sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận ISO 13485 với tổ chức chứng nhận theo mẫu đơn đăng ký.

Bước 2: Xem xét hồ sơ, ký kết hợp đồng

  • Sau khi đăng ký, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của tổ chức chứng nhận thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký, cùng bạn thống nhất một số nội dung trong kế hoạch đánh giá chứng nhận.
  • Hai bên thống nhất đầy đủ thông tin sẽ thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1

  • Đánh giá giai đoạn 1 nhằm mục đích xem xét sơ bộ về tổ chức và HTQL của Tổ chức được đánh giá thông qua việc xem xét tài liệu áp dụng và cơ sở hạ tầng (nếu có).

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2

  • Đánh giá giai đoạn 2 được thực hiện tại cơ sở, đánh giá việc áp dụng, tính hiệu lực của HTQL của KH.

Bước 5: Đánh giá khắc phục (nếu có)

  • Theo các điểm không phù hợp được nêu ra trong báo cáo đánh giá của Tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục và các bằng chứng liên quan. Chuyên gia đánh giá sẽ xem xét tính phù hợp của hành động khắc phục.

iso-134852016-doi-tuong-bat-buoc-ap-dung-iso-13485

Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

  • Bộ phận thẩm xét hồ sơ chứng nhận có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ đánh giá, nếu phù hợp thì chuyển sang toàn bộ hồ sơ đến Phòng HC-TH để dự thảo quyết định cấp giấy chứng nhận và cho phép sử dụng dấu phù hợp cho HTQL đăng ký để trình lãnh đạo ICI  ký.

Bước 7: Cấp chứng nhận ISO 13485

  • Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 13485 sau khi hoàn thành việc đánh giá và khắc phục các điểm KPH (nếu có).

Bước 8: Giám sát sau chứng nhận

  • Chứng chỉ ISO 13485 có hiệu lực 3 năm (kể từ ngày cấp).
  • Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, thông thường sẽ có 2 lần đánh giá giám sát (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
  • Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.
Dịch vụ liên quan